Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CUỘC PHỤC HỒI CỦA PHERO VÀ CỦA CHÚNG TA

 

CHÚA NHẬT III SAU PHỤC SINH

Cv 5:27-32, 40b-41; Kh 5:11-14; Ga 21:1-19/21:1-14

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Tranh của họa sĩ James Tissot: Christ appears on the shore of Lake Tiberias

     Phần lớn những mục vụ của chúa Giêsu đều được thực hiện dọc theo bờ Tây Bắc biển Galilée hay còn gọi là biển Tiberia (Ga 6:1) và hồ Gennesaret (Lc 5:1). Câu chuyện Phúc Âm hôm nay (Ga 21:1-19) xẩy ra trong bối cảnh của Biển Galilee.Gọi là biển nhưng thực tế nó là một hồ nước ngọt có hình giống như một cây thụ cầm dài cỡ 12-13 dậm và rộng chừng 7-8 dậm. Cá và nghề chài lưới giữ một vai trò quan trọng trong Tân Ước và Giáo Hội sơ khai. Bắt cá đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội từ lúc chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ “thả lưới bắt cá người ta” (Mt 4:19; Lc 5:10; Mc 1:17). 

BỮA ĐIỂM TÂM

Chương 21 của Tin Mừng thánh Gioan là phần kết luận. Chúng tôi coi bữa điểm tâm này như một bản hòa tấu có hai hồi. Hồi nhất (c.1-14) tả cảnh chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ “bên cạnh biển hồ Tiberia.” Hồi 2 tả cuộc đàm thoại giữa Chúa Giesu và ông Phero (c.15-23).

Chúa Giesu hiện ra với Phero và các môn đệ

Hồi một liên quan đến Cá và Bắt Cá. Ông Phêrô quyết định đi thả lưới vì chính ông và cả các bạn ông quá buồn nản sau cái chết của Chúa Giesu. Sự nghiệp theo Chúa của các ông coi như tiêu tan. Phero đơn thuần chỉ muốn trở lại nghề cũ của mình.

Đúng lúc đó, Chúa Giêsu hiện ra trong một khung cảnh quen thuộc nhưng “không ai nhận ra Chúa”. Các môn đệ đi biển và “đêm đó họ chẳng bắt được gì ”(c.3). Một hình ảnh trống rỗng. Họ đã làm điều mà họ nghĩ là đúng nhưng  lại thất bại. Điều này cho thấy không có Chúa họ chẳng làm được gì cả (Ga 15:5). Câu chuyện xẩy ra vào buổi sáng tinh sương tượng trưng cho bình minh với ánh sáng Chúa chiếu rọi. Chúa Giesu đứng đó, không nói Người đến như thế nào và bằng cách nào (c. 4; 20:14, 19, 26).

Bất thần Chúa hỏi các ông: “Các bạn ơi, có gì để ăn không?”(c.5). Các môn đệ trả lời là họ chẳng bắt được con cá nào cả. Chúa bèn nói với họ “Hãy thả lưới bên mạn phải của thuyền thì sẽ bắt được cá” (c.6). Lúc đó, các ông nghĩ rằng đó chỉ là một gợi ý khơi khơi của một kẻ bàng quang đứng trên bờ. Chúa đã không nói hãy thử quăng lưới chỗ này chỗ kia xem sao, nhưng đưa ra một lời hứa chắc là sẽ bắt được cá nếu thả lưới bên mép phải của thuyền. Quả nhiên các ông đã bắt được rất nhiều cá, những 153 con.

Khi lên bờ, các ông thấy đã có than hổng, lửa cháy cùng bánh và cá sẵn sàng (c. 9). Không có dấu hiệu nào cho thấy bánh và cá này lấy từ đâu và ai đã mang đến đây. Thức ăn này xuất hiện chính là một huyền nhiệm của Chúa. Còn than hồng lửa cháy như gợi lại cảnh đêm Chúa chịu nạn Phêro Chối Chúa mà Luca đã thuật lại là lửa từ chối và phản bội (Lc 22:55). Nhưng Gioan thì gọi lửa đó là lửa thống hối và cam kết

Bữa ăn, đối với Giáo Hội sơ khai có ý nghĩa Mình Thánh Chúa, bởi vì câu 13 (Ga 21:13) và câu 11 (Ga 6:11) cho thấy cử chỉ chúa Giêsu làm giống y hệt trong bữa tiệc ly., Nhiều người thắc mắc về số cá bắt được đã hỏi tại sao lại là con số 153? Thánh Jerome nói là những nhà sinh vật học Hy Lạp đã chia cá trong hồ thành 153 loại. Chúng ta có thể cho con số đó một ý nghĩa biểu tượng là sứ mạng của các tông đồ trên khắp thế giới.

Một điều lạ lùng là lúc đó không một ai dám hỏi Chúa Giêsu “Ông là ai?”(c.12) dù họ đã nhận ra Chúa vì những cử chỉ đặc biệt của Chúa.

Cuộc phục hồi của Phero và nhiệm vụ mới của ông

Sau khi ăn điểm tâm là cuộc đối thoại giữa chúa Giesu và Phero, trọng tâm của bản Tin Mừng hôm nay. Chúa bắt đầu nói thẳng với Phêrô. Chúa đã gọi Phêro là Simon Phêrô (c. 2-3, 7b, 11) hay Phêrô (c.7a) là tên mà Chúa đã đặt cho ông ta (Ga 1:42; Mc 3:16; Lc 6:14). Chúa Giêsu gọi ông bằng tên cũ, Simon con ông Gioan (c.15) như thể ông không còn hoặc chưa là môn đệ của Chúa.

Đây là hồi 2 của bản hòa tấu (c.15-23) diễn tả cuộc trao đổi ý kiến khá nhức nhối giữa Chúa Giêsu và ông Phêrô về một ủy nhiệm liên quan đến chiên, chủ chiên và việc chăn dắt đoàn chiên. Phêro tự biết mình đã từng thất bại. Được gọi là “Đá” mà phải khóc vì hối hận đã chối Chúa (Lc 22: 62). Nhưng sáng nay là cơ hội để ông ăn năn và cam kết lại với Chúa.

Chúa Giêsu đã hỏi Phêrô rồi đưa ra một mệnh lệnh. Người hỏi ba lần. Đây là câu hỏi tối hậu, có tính quyết định cho cả cuộc đời Phero. “Anh có Yêu Thầy hơn Những Cái Này không?” (c.15). “Những Cái Này” là lưới và thuyền, là tất cả vật dụng của nghề lưới cá? Chúa Giêsu cũng có thể ám chỉ những môn đệ khác. Theo các Phúc Âm Thư khác, Phêrô đã cương bậy là “dù tất cả những người đó có vấp ngã nhưng ông sẽ không bao giờ”(Mt 26:33; Mc 14:29; Lc 22:33; Ga 13:37). Gioan thì không ghi lại lời Phêro cương bậy, nhưng cho thấy Phêrô nhảy xuống nước bơi và tự mình kéo lưới cũng nói lên thái độ tương tự. Do đó câu hỏi của chúa Giêsu hẳn phải có ý nghĩa rất sâu xa.

Người đã đi vào tận căn nguyên của mọi tội lỗi là kiêu ngạo và tự đắc. Bên cạnh đó, động từ YÊU cũng có những ý nghĩa đặc biệt. Theo ngôn ngữ Hy Lạp , Yêu có 3 loại: Yêu thực tình và vô vị lợi (Agape/Agapao) như tình yêu của Chúa; Yêu vì cảm tình, thân thích (Phileo/philia) như tình yêu gia đình, anh em bạn bè và Yêu có tính xác thịt (Eros) như tình yêu của đôi nhân tình. Kiểu Yêu khuôn mẫu mà Chúa Giêsu hỏi Phêro hai lần là loại yêu vô vị lợi Agapao, nhưng mỗi lần Phêro trả lời “Có” thì lại là loại yêu tình cảm phileo. Lần thứ ba Chúa chuyển qua cách dùng chính lời của ông Phêro. Phêro đã ba lần chối Chúa thì nay lỗi lầm được hủy bỏ vì cũng ba lần ông quả quyết với Chúa là ông yêu Chúa thực sự. 

Với câu hỏi cuối cùng, Phêro cảm thấy cái đau quá nhức nhối vì Chúa hỏi ông tới ba lần, Phêro buồn bã trả lời: “Thưa Thầy, Thầy biết hết mọi sự, hẳn Thầy biết con yêu mến Thầy” (c.17). Sau mỗi lần tuyên xưng Tình Yêu, Chúa đều truyền cho Phêro một mệnh lệnh tương đương nhưng với những từ khác nhau. Thoạt đầu Người dùng từ “Hãy chăm sóc (boske) chiên con (arnia) của Thầy, kế đến “Hãy chăn dắt ( poimaine) chiên (probate) của Thầy. Lần thứ ba  bao hàm cả hai mệnh lệnh trên (boske/probate) (c. 17). Như vậy là Chúa đã gom cả ba mệnh lệnh làm một và trao cho Phero chịu trách nhiệm.

 TƯ CÁCH VÀ ĐIỀU KIỆN MỤC VỤ CỦA PHÊRÔ 

Ba mệnh lệnh đó phải chăng là mệnh lệnh đứng đầu đoàn chiên. Tại sao Chúa lại không hỏi Phero về những đức tính cần thiết để lãnh nhận trách nhiệm to lớn đó? Chẳng hạn: “Simon, con ông Gioan, ngươi có hiểu biết tường tận trách nhiệm lớn lao mà ngươi sẽ phải gánh chịu không?” “Ngươi có biết ngươi là một kẻ yếu đuối, dễ sa ngã và đã phạm nhiều lỗi lầm ở quá khứ không?” “Simon, con ông Gioan, ngươi có hiểu vấn đề này là quan trọng không?” “Ngươi có biết có bao nhiêu người đang cần sự giúp đỡ và che chở của ngươi không?” “Ngươi có đáp ứng được tất cả những đòi hỏi mà ta kỳ vọng nơi ngươi không?” 

Ở thời đại văn minh kỹ thuật ngày nay, tài trí và hiệu năng phải là ưu tiên hàng đầu trong những khả năng chuyên môn về mục vụ. Phải đa năng đa hiệu. Nó cũng phụ thuộc tuổi tác, sự lanh lợi, học thức uyên bác, tinh thần vững chắc,  tâm lý cân bằng, kinh nghiệm chỉ huy, khả năng điều hành tài chánh, giao thiệp giỏi, hùng biện v.v. Những câu hỏi như vậy có thể quan trọng tùy theo mức độ đòi hỏi, hiệu quả của công tác mục vụ. Nhưng Chúa Giêsu tóm gọn tất cả lại thành một câu hỏi căn bản duy nhất, được lặp lại hai lần bằng danh từ Yêu trong ngôn ngữ Hy Lạp với những ý nghĩa khác nhau về tình yêu và tình bạn được ám chỉ ông Phêro:“Simon, con ông Gioan, con có Yêu Thầy không? Con có thực sự là Bạn của Thầy không?” Câu hỏi này đã đánh trúng  tim đen ông Phêro. 

Khả năng mục vụ chính của Phêro cũng như của bất cứ ai dưới danh nghĩa Chúa Giêsu Kitô phải là Yêu Chúa được biểu hiện qua đức khiêm nhường, đáng tin cậy và vâng lời. Phêro đã tận hiến cho Chúa, nhưng ông vẫn còn đầy vị kỷ và hay xông xáo nhảy ra trước mọi người. Thái độ kiêu hãnh ấy có thể gây tai họa nguy hiểm cho cộng đồng như đã từng thấy trong lịch sử Israel, những người chống đối đã đóng đanh chúa Giêsu cũng như trong lịch sử giáo hội ngày nay. 

Chính Phêro đã học được bài học đó, như ông đã tâm sự trong thư thứ nhất của ông gửi cho các bô lão trong cộng đồng. Ông đã gọi những bô lão là “bạn” và khuyên họ hãy trở thành những chủ chăn của đoàn chiên Chúa, hãy lo lắng cho họ, săn sóc họ với tinh thần tự nguyện, không vì ham danh lợi thấp hèn mà vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã trao phó cho mình. Đừng kiêu hãnh, tự cao tự đại, nhưng hãy làm gương sáng cho đoàn chiên…” (1Pr 5:1-4). Đây là loại quyền bính phải được các chủ chiên thi hành một cách khiêm tốn và có lương tâm. Đó là khẩu hiệu của chủ chăn, của mục tử đích thực.

 ĐÔI LỜI KẾT: TRÁCH NHIỆM TỐI HẬU ĐỐI VỚI ĐOÀN CHIÊN 

Khi Phêro để cho Chúa nhìn thấu suốt lòng mình qua câu nói: “Thưa Thầy, Thầy biết hết mọi sự hẳn Thầy biết con yêu mến Thầy” (Ga 21: 17) là lúc tình yêu của ông đã chín mùi. Ông đã thực sự khiêm nhường. Chỉ khi Phêro tự để cho Chúa tha thứ ông thì ông mới nhận trách nhiệm mới đối với đoàn chiên. Phêrô, vì sống gần gũi Chúa nên ông thấu hiểu tính tình và lòng trắc ẩn của Chúa nên đã được Chúa ủy thác trách nhiệm mới. Phêrô thực sự là một mẫu gương cho chúng ta, vì ông luôn luôn nhớ lại những thất bại của mình cũng như khi ông lãnh trách nhiệm đứng đầu Giáo Hội. Việc hồi tưởng đó thay vì làm cho ông mất khả năng thì lại giúp ông trở thành nhà lãnh đạo có hiếu và thương người thực sự. 

Đối với chúng ta, ai mà không có lỗi lầm. Làm sao chúng ta có thể đương đầu với chính những thất bại của chúng ta khi chúng ta đưa tay giúp đỡ người khác? Thiên Chúa sẽ kêu gọi chúng ta phải dấn thân thế nào, ở đâu trong lúc này,  thời đại quá khó khăn, nhiễu nhương và đầy gian trá của chúng ta? Thiên Chúa sẽ kêu gọi chúng ta phải thân mật với ai? Khi chúng ta tuyên xưng niềm tin vào chúa Giêsu, chúng ta phải hiểu trách nhiệm của chúng ta thế nào? Phêro đã học bài học của ông rất kỹ. Ông đã bắt chước Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời còn lại của ông đến độ đã hy sinh mạng sống, tử đạo, chết lộn ngược đầu trên thập giá ở đồi Vatican. Chúng ta có được chuẩn bị đến cực điểm vì niềm tin vào Chúa Giêsu không? Chúng ta có yêu Chúa Giêsu hơn “Những Cái Này” không? Những cái thuộc thế trần, phồn vinh giả tạo  DANH-QUYỀN-LỢI không ? 

Chúa đã phục hồi danh dự cho Phêro. Chúng ta có được Chúa phục hồi cho chúng ta không? Chúng ta có thực tâm trả lời những câu hỏi như Phêro đã trả lời Chúa không? 

 Fleming Island, Florida

April 8, 2016

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!