Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
XIN THẦY Ở LẠI VỚI CHÚNG TÔI !

 

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

Cv 10:34a, 37-43; Cl 3:1-4/1Cr 5:6b-8; 2Ga 20:1-9/Lc 24:1-12/13-15

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

 

                                                           

Image: The Supper at Emmaus by Caravaggio


 

Sung sướng. Hồi hộp. Lo sợ. Buồn phiền. Thất vọng. Tất cả tưởng như chẳng có thể cứu vãn được nữa. Nhưng bất ngờ, bừng sáng vì kinh hãi và sung sướng. Hy vọng lại tràn lan. Chúa đã sống lại thật, vì cử chỉ Chúa “bẻ bánh”.


 

 

CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ HAI MÔN ĐỆ

Tim rướm máu. Tim bừng cháy. Tim sầu buồn. Tim vui mừng. Hình ảnh trái tim con người biến dạng, đổi sắc, tràn ngập trong đoạn Phúc Âm tuyệt vời ngày Lễ Phục Sinh nói về hai môn đệ trên đường Emmaus (Lc 24:13-35). Đây là môt câu chuyện rất “người”, rất cảm động, biến chuyển theo nhịp tim của con người với đầy đủ hỉ nộ ái ố dưới mọi hình thức văn vẻ, để rồi kết thúc làm họ nhớ lại màu nhiệm Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã lập cách đó hơn ba ngày (c. 30-32).

Sau khi Chúa chịu cực hình và chết trên thập giá, các môn đệ đã hoang mang, thắc mắc rồi hồ nghi (c. 13-24). Kinh Thánh đã nhắc nhở họ (c.27). Lời Chúa đã rõ ràng đang được trao đổi giữa họ và người khách bộ hành trên đường Emmaus (c.25-27). Nhưng họ không nhận ra người bạn đồng hành đó là ai, phải đợi đến lúc ngồi vào bàn ăn bẻ bánh mới biết Người đó chính là thầy mình, là Chúa (c 31).

Đêm ấy, cái đêm Phục Sinh, Cleopas và bạn ông bỏ Jerusalem, một địa danh đầy biến động bi hùng những ngày trước đây, đi về một làng nhỏ xa xa, mà trong trí họ không biết là đi dâu. Có lẽ đi để cho quên nỗi sầu buồn! Các ông không tin là Chúa có thể sống lại, vì rõ ràng Người đã chịu cực hình và chịu chết trên thập giá. Cố gằng níu kéo nhưng các ông vẫn thất vọng, không thấy một mảy may ánh sáng giải thoát trong cõi chết, nơi mồ trống hay những lời kể lại của các bà và các môn đệ về việc Chúa Giêsu đã sống lại. Dưới mắt họ lúc đó, hoặc là sứ mệnh của chúa Giêsu đã hoàn toàn thất bại, hoặc là chính họ đã tự lừa dối mình khi quá kỳ vọng vào Chúa Giêsu.
 

 

ĐÀM THOẠI TRÊN ĐƯỜNG

Thử tưởng tượng chúng ta gặp hai môn đệ trên đường Emmaus vào một buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn heo hắt đang tan dần vào đêm tối. Việc Chúa sống lại chẳng là gì cả. Chỉ là tin đồn, như chuyện thần tiên. Nấp dưới những lời đồn thổi từ miệng người này qua miệng người khác, thành tam sao thất bản không biết đâu mà tin, để rồi bán tin bán nghi với hy vọng mong Thầy mình vẫn còn sống, còn hiện diện và vẫn oai hùng như xưa. Nhưng hoài nghi, buồn nản và thất vọng chồng chất làm tiêu tan cả niềm tin khiến các ông không nhận ra được Chúa.

Chẳng hiểu mình nói gì với Chúa lúc đi đường, dù các ông bàn đủ thứ về Chúa Kito mà họ vẫn tin biết, về niềm tin vào Thầy mình, nhưng mắt các ông như mù lòa không nhìn ra Thầy mình là đấng thiên sai chịu khổ hình mà Kinh Thánh đã nói trước rồi. Chính nỗi buồn phiền đã làm cho lòng các ông nặng chĩu xuống đến độ không nhận ra Chúa Giêsu Thầy mình.

Chính người khách lạ ấy lại càng làm cho các ông thêm nghi ngờ và tò mò khi đan dệt vào câu chuyện những tình tiết của Kinh Thánh. Chính Chúa Giêsu như thách thức các ông thử cắt nghĩa những biến cố mới xẩy ra ở Jerusalem mấy ngày trước theo ánh sáng Kinh Thánh. Nhưng Cleopas và bạn ông hình như đã bị “mù quáng, tối dạ đến độ không tin, không biết, không nhận ra những lời tiên tri” (c. 25).


 

 

CHÚNG TÔI VẪN HY VỌNG

Tuy nhiên, các môn đệ trên đường Emmaus cũng đã hy vọng, nhưng mơ ước của họ đã bị áp chế rồi vụt tắt mất. Như những tiếng kêu đau buốt và bi thương ai oán: “Trước đây chúng tôi vẫn hy vọng…!” (Lc.24:21). Các ông kỳ vọng vào Chúa Giêsu là đấng giải phóng đầy quyền năng và uy dũng. Họ không bao giờ dám nghĩ tới cái ngày thứ sáu đen tối và kinh hoàng ấy ở trên đồi Golgota bên ngoài thành Jerusalem.

Chúng tôi biết những gì đang xẩy ra khi mà những cảm giác ấy xâm lấn tràn ngập lòng chúng tôi. Chúng tôi chán nản, dửng dưng, buồn phiền và cay đắng. Chúng ta có bao giờ tự hỏi mình đã có bao giờ bị quẫn trí như hai môn đệ trên đường Emmaus không? Có khi nào bạn thốt lên lời bi thảm này không: “Lúc trước chúng tôi vẫn hy vọng!”

Chúng tôi hy vọng cuộc hôn nhân sẽ tồn tại không suy xuyển và gia đình đoàn tụ, an vui, hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng chiến tranh, bạo động, khủng bố và độc tài áp bứa sẽ ngừng. Chúng tôi hy vọng cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến gia đình chúng tôi, không làm cho chúng tôi mất công ăn việc làm, cuộc sống của chúng tôi thành bấp bênh và nghèo túng. Chúng tôi hy vọng con cháu chúng tôi vẫn ngoan ngoãn, vẫn còn ở trong Giáo Hội, vẫn thường xuyên đi nhà thờ, đọc kinh, xem lễ….Chúng tôi hy vọng ốm đau bệnh tật và tuổi già sẽ tránh xa chúng tôi và những người thân yêu của chúng tôi cả thể xác lẫn tinh thần.

Giống như hai môn đệ trên đường Emmaus, chúng tôi có cảm thấy mình là nạn nhân của thời cuộc, của số mệnh, của hoàn cảnh và những biến cố ngoại lai không?

Chúng tôi không thể sống mà không hy vọng, nhưng chúng tôi phải khôn ngoan và tỉnh táo trong hy vọng. Cho dù trong mọi hoàn cảnh văn hóa xã hội chúng tôi đang sống có những nguy hiểm làm cho hy vọng của chúng tôi bị phai mờ vì những lý tưởng, những khẩu hiệu, sẽ không thể đối nghịch với thông điệp của chúa Giêsu! Người không muốn các môn đệ của Người chỉ hy vọng ở ngoài miệng. Người muốn họ “Phải Hy Vọng thực sự bằng hành động”.

Tin Chúa phục sinh không phải là cứ ôm cứng lấy những lý tưởng phù du, những tính toán trần thế, những khẩu hiệu rẻ tiền, những đề tài có tính chộp dựt, mà phải say mê sứ thần Thiên Chúa, là Chúa đã sống lại thực và kết hợp với Người trong tình liên đới thiết thân. Không có Người chúng ta chẳng làm được gì cả, mà cũng không thể là “con người hy vọng”. Chúng ta phải hy vọng, và chúng ta chỉ có thể hy vọng nếu chúng ta biết kết hợp với Người.


 

 

XIN THẤY Ở LẠI VỚI CHÚNG TÔI

“Thưa Thầy, xin Thầy ở lại với chúng tôi, vì trời đã tối” (Lc 24: 29). Đây là một lời cầu khẩn rất thảm thiết mà hai môn đệ đã nói với người khách lạ đang đồng hành với mình trên đường. “Xin hãy ở lại với chúng tôi” cũng là một lời kinh của Giáo Hội sơ khai xin Chúa Phục Sinh đừng bỏ rơi họ khiến họ phải đi tìm kiếm một vị khác.

Đêm xuống ở Emmaus không phải chỉ là lúc mặt trời lặn vào ngày Phục Sinh đầu tiên, mà còn là dấu chỉ một đêm của Niềm Tin và Hồ Nghi, Vô Định và Tối Tăm, Hoang Mang và Hỗn Độn. Là người, ai cũng biết tiếp theo đêm sẽ là bình minh, là niềm tin và hy vọng. Điều này đã được thánh Gregory Cả diễn tả một cách tuyệt vời: “Bởi vì bình minh thay đổi dần dần từ tối thành sáng. Giáo Hội (….) được thích hợp để thành bình minh. Bình minh được hiểu là đêm đã qua rồi, nhưng nó chưa hoàn toàn thực sự là ngày. Trong khi bình minh đang phá hủy bóng tối và đón chào ánh sáng thì nó lại có cả hai, ánh sáng quyện với bóng tối….Tất cả chúng ta há chẳng đang theo đuổi một thực tại đó trong cuộc sống bình minh ấy hay sao?”

Giữa bóng tối của ngày đang qua đi và đêm dày đặc đang che phủ tâm hồn các môn đệ, người khách lạ đã mang lại tia sáng hy vọng cho họ khiến họ phải thốt lên: “Xin ông ở lại với chúng tôi!”. Thế rồi qua cử chỉ “bẻ bánh” quá quen thuộc, mắt các ông mới bùng mở to ra và nhận thấy Thầy mình quả đã sống lại thật ở ngay chính giữa họ. Có bao giờ chúng ta như hai môn đệ trên đường Emmaus đã bừng tỉnh quay lại với Chúa và thưa: “Xin Chúa hãy ở lại với con” ?

 

 

TÂM HỒN BỪNG CHÁY

Tại bàn ăn ở Emmaus, tâm hồn các môn đệ đã bắt đầu bừng cháy (Lc 24:32) khi họ hiểu ra được sự thật về đấng Thiên Sai bị đau khổ. “Tin Mừng” đã xuất hiện ở đầu họ rồi chảy xuống tim, và họ cảm nghiệm được cái cảm giác kỳ lạ và phi thường của con tim họ đang từ từ bừng cháy. Tâm hồn bừng cháy lúc đó đối với họ là cách diễn tả thích hợp nhất khi họ nhận ra chúa Giêsu, Thầy của họ đã sống lại.

Văn hào Pháp Francois Mauriac đã diễn tả tình trạng con tim bừng cháy này bằng một câu rất tượng hình và khá chí lý: “Nếu các bạn là bạn với chúa Kitô, thì nhiều người khác sẽ được hâm nóng vì lửa thiêu đốt của bạn. (….) Vào một ngày nào đó mà bạn không còn nóng bỏng vì tình yêu, thì nhiều người sẽ chết vì lạnh.”

 

 

HIỆN RA VỚI SIMON / PHERO

    

Trong câu chuyện đường Emmaus chỉ thấy nói tới hai môn đệ rờI Jerusalem (c.13) và cuối cùng hai ông quay trở lại thị trấn Jerusalem để gặp các môn đệ kia và bạn bè đang tụ họp chờ Chúa ở đó (c.33). Câu 34 kết thúc câu chuyện lại là một thông báo bất ngờ của những người ở lại Jerusalem cho hai ông rằng Chúa đã sống lại thực rồi và đã hiện ra với ông Simon, cũng như các ông đã thấy trên đường Emmaus (c.33-34).

Làm sao chúng ta có thể diễn tả và cắt nghĩa cho mọi ngưòi hiểu được việc Chúa hiện ra với ông Phêrô cùng các môn đệ và bạn bè họ ở Jerusalem? Phải chăng Luca để cho 11 tông đồ kia và các bạn bè họ tuyên bố Chúa hiện ra với Phêro trước, rồi ông mới trình bày câu chuyện người lữ hành trên đường Emmaus, để cho phù hợp với sự liên hợp của các tông đồ chung quanh Phêrô là người đầu tiên “chứng kiến Chúa phục sinh” (Cv 1:22)?

Việc Chúa hiện ra với ông Phêrô và lời chứng của các tông đồ, vì vậy sẽ giúp cho việc thiết lập Giáo Hội của Chúa trở nên hợp lý. Bởi vì ngay từ khởi đầu rõ ràng là đã có “sự liên hợp tông truyền với ông Phêrô.” Điều này cũng không làm giảm giá trị câu chuyện người lữ hành trên đường Emmaus. Trái lại, biến cố “người lữ khách” càng trở nên chính xác và lại được xác nhận thêm bởi tất cả các tông đồ và bạn bè họ trong lúc đang tụ họp quây quần bên nhau.


 

 

HOÀI CỔ

Một thắc mắc là tại sao chỉ có một mình Luca lại mất quá nhiều thì giờ cho biến cố trên đường Emmaus? Câu chuyện hiển nhiên được kể lại là để trả lời cho sự vắng mặt liên tục của chúa Giêsu và vì vậy sẽ là một mất mát cho những đệ tử và những người ái mộ Chúa. Vấn đề chính của câu chuyện là nhân biết có Chúa, không chỉ ở sự hiện diện thân xác, mà còn là quyền năng Chúa hiện diện trong Kinh Thánh và trong hành động bẻ bánh. Vấn đề là làm sao Luca dùng câu chuyện này để giảng giải cho độc giả của ông ở năm 80 AD. Họ có thể nghĩ rằng những người ở 50-60 năm về trước là những người được may mắn tận mắt nhìn thấy Chúa sống lại.

Có người cho rằng nỗi hoài cổ có thể khiến cho người ta tưởng rằng họ ở đó lúc bấy giờ, và điều đó sẽ làm cho người ta suy nghĩ khác đi để rồi ngày nay tin là có thật! Nhưng Luca nói rằng ngay cả những người hiện diện lúc đó cũng không thể nhận ra Chúa Giêsu cho đến khi Kinh Thánh được “mở ra” và “Mình Thánh Chúa” được chia sẻ. Cốt lõi của vấn đề là: Một thế hệ trước cũng không có may mắn được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh hơn các thế hệ về sau không nhìn thấy Người!

 

Niềm Tin vào Chúa Giêsu thì vượt qua cả lịch sử, không gian và thời gian. Người Kito hữu thời thánh Luca và thời chúng ta đều có cùng những yếu tố cần và đủ để nhận biết ra Chúa là Kinh Thánh và Thánh Thể.

Đối với Cleopas và bạn ông vào ngày Lễ Phục Sinh đầu tiên, thì cuộc hành trình của họ là một tiến trình đều đặn, cần phải khôn khéo, cẩn thận nhớ lại những chi tiết rồi liên đới kết hợp mọi yếu tố lịch sử cứu độ thấy trong Kinh Thánh cùng với những kinh nghiệm Chúa Phục Sinh. Đối với chúng ta cũng vậy, nhưng không thể ít hơn. Chúng ta phải tiếp tục cắt nghĩa Kinh Thánh theo ngày nay và ở thời đại chúng ta, chuyển động từ tâm trí đầy niềm tin đến chỗ tuyên xưng và sống thực với Đấng đã thật sự sống lại từ cõi chết. Con đường Emmaus đặt ra một số vấn nại quan trọng cho từng cá nhân cũng như cộng đồng đức tin của chúng ta.

 

  

MỘT SỐ VẤN NẠN CẦN SUY NGHĨ

Chúa Giêsu hoạt động và hiện diện giữa chúng ta thế nào? Tình bằng hữu giữa chúng ta và Chúa Giêsu Kitô có gây cảm hứng cho tha nhân không? Tâm hồn chúng ta có bừng cháy vì tình yêu Người không? Người ta có xa lánh chúng ta vì chúng ta quá nguội lạnh không? Lòng chúng ta có từ từ bừng cháy khi mở Kinh Thánh ra đọc không? Có khi nào chúng ta lên đường trở lại Emmaus mà lòng vẫn lưu luyến, tính toán muốn giữ lại những gì quen thuộc và lợi lộc trần thế, hơn là tiến bước theo những thách đố trước mắt của cuộc sống mới không?

Có khi nào chúng ta cảm nghiệm thấy cái cảm giác phi thường và kỳ lạ nơi “trái tim bừng cháy” khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa trước Thánh Thể và trong lúc cầu nguyện  không? Thánh Phêrô và truyền thống Tông Truyền có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Trong đời sống đức tin của chúng ta, cũng như trong cuộc sống tôn giáo và kinh nghiệm về Giáo Hội, có bao giờ chúng ta chiều theo nỗi niềm hoài cổ của chúng ta không?

 

 LỜI KẾT: LỜI NGUYỆN PHỤC SINH


 

Lạy Chúa! Xin ở lại với chúng con,

Vì chiều đã xuống….

Ngày sắp tàn…

Hai môn đệ van nài,

Trên đường Emmau lúc chiều tà.


 

Xin giúp chúng con biết tập trung nơi Chúa,

Chúa là Thiên Chúa chúng con

Là hy vọng và lẽ sống đời con…


 

Lạy Chúa! Xin ở lại với chúng con

Khi chúng con hồ nghi và thất vọng,

Khi chúng con buồn phiền và trống rỗng….

Làm chúng con tưởng Chúa vắng mặt.


 

Xin hãy đổ tràn đầy niềm an ủi Chúa hiện diện

Khi lòng chúng con ích kỷ, trai đá và vô cảm…

Chẳng thèm nghĩ đến tha nhân khốn khổ


 

Xin dạy chúng con nghệ thuật Chúa tự hiến.


 

Lạy Chúa! xin ở lại với chúng con

Giúp chúng con nhận biết Vương Lộ Thập Giá Chúa

Là đường duy nhất phải theo

Của chúng con và của Giáo Hội


 

Lạy Chúa! Xin ở lại với chúng con

Suốt cuộc hành trình dài

Giúp chúng con khám phá ra Chúa mỗi ngày,

Khi bẻ bánh và chia sẻ Lời Chúa.


 

Lạy Chúa! Xin ở lại với chúng con

Khi chúng con trên đường về Tân Jerusalem…

Nơi Chúa là ánh sáng là an bình…

Là nhà thực đời đời. Amen


 

Fleming Island, Florida

March, 25- 2016

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!