Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
VINH QUANG CHÚA TRÊN NÚI TABOR

 

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY - NĂM C

St 15:5-12, 17-18; Pl 3:17-41/3:20, 4:1; Lc 9:28b-36

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 


  

Bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay nói về chúa Biến Hình trên núi Tabor. Đây là một trong những viễn kiến tuyệt vời và kỳ diệu nhất có liên quan đến chúng ta được diễn tả trong Ba Tin Mừng Nhất Lãm: Luca, Mathieu và Marco (Mc 9:2-8; Mt 17:1-8; Lc 9:28-36).


 

ĐỨC GIESU LÀ AI?

 

Riêng Luca, câu chuyện tập trung ở chương 9 gồm những bài nói về căn tính của chúa Giesu, và đặc biệt chú ý là câu hỏi của Herode:“…Còn ông này là ai mà ta nghe đồn về những chuyện như vậy?..”(Lc 9:9). Sau đó, là những câu trả lời cho Herode. Chúa Giesu là Thiên Chúa có đầy quyền năng và có thể ban cho mọi người những điều cần thiết (Lc 9:10-17). Giesu là đấng Thiên Sai (Lc 9:18-21). Giesu là Con Người đau khổ (Lc 22:43-45). Giesu là Thầy mà mọi người phải bước theo dù có phải chết (Lc 9:23-27). Sau cùng Giesu là Con Thiên Chúa, Người đã được tuyển chọn (Lc 9:28-36).

 

Cả Luca lẫn Mathieu và Marco đều kể chuyện Biến Hình liền sau lời tiên đoán về cuộc khổ nạn của Chúa. Việc này đưa cuộc Biến Hình thành quan trọng ngang hàng với việc Chúa chịu Phép Rửa (Lc 3:21-22). Khi chịu Phép Rửa và lúc Biến Hình đức Giesu đã được xác nhận từ trời là Con Thiên Chúa. Sau khi thông báo cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh, việc Biến Hình cho thấy cuộc khổ nạn của Chúa sẽ kết thúc trong vinh quang (Lc 9:32).

 

Trong sáu ngày, trên núi cao, diện mạo chúa tỏa sáng và mây trời bao phủ là những yếu tố có nói trong chuyện ông Maisen ở trên núi Sinai (Xh 19:16; 24:15-18; 34:19-35). “Núi” thường là nơi để cầu nguyện trong Tin Mừng Luca (Lc 6:12; 22:39-41). Elijah và Maisen là tiêu biểu cho luật cựu ước và các tiên tri. Theo truyền thống Do Thái thì các ông không chết mà đi thẳng về trời. “Nhà tạm” hay lều gợi lại hình ảnh Lễ Lều. Luca xác định cuộc đàm thoại trên đỉnh núi nói về cuộc “Xuất Hành” của Chúa Giesu là chịu khổ hình, chịu chết, sống lại và lên trời sẽ xẩy ra ở Jerusalem, thị trấn của số mệnh (Lc 9:51). Nói đến Xuất Hành khiến chúng ta nhớ lại biến cố dân Do Thái thoát khỏi Ai Cập đi về đất hứa. Tiếng nói từ trời, giống như tiếng nói lúc chúa chịu Phép Rửa ở sông Jordan xác định đức Giesu là đấng mà mọi người phải nghe lời (Lc 9:35).


 

HẬU TRƯỜNG CỦA CÂU CHUYỆN BIẾN HÌNH

 

Câu chuyện biến hình được Luca thuật lại rất đặc biệt làm ta nhớ tới sách Xuất Hành, Thiên Chúa tỏ mình ở trên núi (Xh 24:12-18). Trong chuyện này, “vinh quang Chúa bao phủ cả ngọn núi và vào ngày thứ bảy Thiên Chúa gọi ông Maisen từ đám mây. Đối với dân Do Thái, vinh quang của Thiên Chúa giống như lửa cháy trên đỉnh núi. Lúc đó ông Maisen đi vào đám mây như ông đi lên đỉnh núi vậy. Và ông ở đó 40 ngày 40 đêm.”

 

Câu chuyện Thiên Chúa Hiển Linh trong sách Xuất Hành có nhiều chi tiết giống truyện Biến Hình trong Tân Ước như núi, mây, sáu ngày (Mc 9:2), tám ngày (Lc 9: 28), Maisen, tiếng nói, vinh quang sáng chói. Thêm vào đó là mặt Maisen sáng chói khi đứng trước mặt Thiên Chúa (Xh 34:29-35) chắc chắn có ảnh hưởng đến bài Tin Mừng hôm nay. Hiển Linh và Biến Hình đồng dạng với nhau.

 

Tiếp theo những ngày đêm bị cám dỗ trong hoang địa, và trước những giây phút đen tối trên đồi Golgotha, những tia sáng vinh quang trong lúc biến hình được bùng sáng trong bài Tin Mừng hôm nay. Điểm rõ ràng là chúa Giesu và ba môn đệ lúc đó đã cảm nghiệm có sự hiện diện của Thiên Chúa. Số phận của người Kito hữu được nói ra giữa hai ngọn núi, Calvary lúc Chúa chịu chết và Tabor lúc Chúa biến hình. Đọc thật kỹ bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta sẽ thấy một xác quyết và hy vọng cho cuộc Hành Trình Mùa Chay Thánh này. Mỗi người chúng ta cần có một lúc vinh quang để giúp ta bước qua những đêm tối kinh hoàng trong đời mình.


 

ĐỊA DANH BIẾN HÌNH TRONG TIN MỪNG LUCA

Ở gần núi Tabor có hai thị trấn Dabborriyeh và Nain. Đức Giesu làm cho con trai một góa phụ đã chết được sống lại ở Nain. Chúa Giesu đã phải chiến đấu với sự chết, và tin đồn Chúa làm phép lạ đã nhanh chóng lan truyền khắp vùng. Chỉ cần chạm vào xác đứa bé, Chúa đã làm cho nó sống lại, hẳn phải là một phép lạ.

 

Liền sau khi biến hình, Luca cho biết Chúa Giesu và các môn đệ xuống núi đến một tỉnh nhỏ ở dưới chân núi. Dù không nêu tên, nhưng ngày nay tỉnh đó là Dabborriyeh, một tên Ả Rập theo truyện thần tiên và quan tòa Deborah trong Cựu Ước sách Thẩm Phán. Khi chúa Giesu đến gần một thị trấn thì một người từ đám đông chạy ra và xin Người chữa lành cho đứa con độc nhất của ông đang bị kinh phong. Chúa Giesu lại một lần nữa phải vật lộn với nỗi đau khổ và buốn phiền của con người. Chúa quở mắng ma quỉ, chữa lành đứa nhỏ rồi trao nó cho người cha (Lc 9:42).

 

Biến cố biến hình xẩy ra giữa Nain và Dabborriyeh coi như thời gian chuyển tiếp để bước vào hành trình đi đến Jerusalem của chúa Giesu. Làm sống lại đứa con bà góa phụ và chữa lành đứa nhỏ bị kinh phong là nền tảng cho những cảm nghiệm trên núi Tabor. Ước mong của các môn đệ được ở lại trên núi cho thấy họ muốn yên thân, không thích khó khăn, nguy hiểm, tranh luận và phấn đấu trong cuộc sống. Đúng lúc họ thích ở ẩn, xa lánh đám đông ồn ào giận dữ, cách biệt mọi hiểm nguy hay phải đụng chạm với người chết, được miễn trừ mọi nghi thức tội lỗi ô uế, không phải chiến đấu với ma quỉ thì chúa Giesu lại dẫn họ xuống núi để đối đầu với ma quỉ và mang ơn chữa lành của Thiên Chúa cho những người đau khổ.


 

 

NHỮNG BÀI HỌC TRÊN ĐỈNH NÚI

 

Các môn đệ học được gì ở trên đỉnh núi?  Họ biết được căn tính của chúa Giesu và hiểu rõ hơn sứ mệnh thiên sai của Chúa. Cảm nghiệm ở núi Tabor quả là cần thiết cho cuộc hành trình đi lên Jerusalem, vì nó làm cho chúa Giesu và các môn đệ trở nên mạnh mẽ, giúp chúng ta thấy được một viễn cảnh cần thiết và có tầm nhìn đúng và sức mạnh cần phải có trong cuộc sống của người Kito hữu và làm môn đệ Chúa.

 

Chúng ta có thắc mắc gì trước hiện tượng Chúa biến hình? Tại sao Chúa lại che dấu vinh quang của chúa trên núi Tabor ngoại trừ Phero, Gioan và Giacobe? Tại sao Chúa không tỏ lộ vinh quang đó trên thập giá? Trước khi ánh sáng đổ tràn đầy chúng ta, chúng ta cần phải bước qua bóng tối. Hiện tượng biến hình cho chúng ta thấy cuộc sống sáng chói của Thiên Chúa bao gồm cả sự chết, không có cách nào khác. Nó nhắc nhở chúng ta là bóng tối kinh hoàng có thể chiếu sáng và lan tỏa.


 

ĐÔI LỜI KẾT: NÚI TABOR CỦA CHÚNG TA

 

Thử nhìn lại quá khứ và xác định những lúc gọi là “Tabor” trong cuộc hành trình của chúng ta. Ai đã hiện diện với chúng ta lúc đó? Tại sao những lúc đó lại quan trọng? Cái gì khiến chúng ta sợ khi ở trên núi? Và tại sao ở đó lại tốt? Cái gì làm cho chúng ta sợ phải xuống núi? Ai và những gì đang chờ đợi chúng ta ở dưới chân núi? Đoạn đường nào trong cuộc hành trình của chúng ta giúp đưa chúng ta đến chỗ có được một viễn kiến mới? Viễn kiến mới là gì? Làm sao chúng ta có thể trở thành con người tràn đầy hy vọng giữa một chuyển tiếp để vượt qua đi vào cuộc sống mới.
 

Chúng ta hãy coi chúa nhật này như một cuộc biến hình có Chúa Kito hiện diện. Người lo lắng mọi sự cho chúng ta, biến đổi mọi sự trong chúng ta, xâm nhập mọi nơi dù có trai đá đi nữa, cả những nơi bất ổn mà chúng ta không biết phải làm sao. Thiên Chúa sẽ xâm nhập những chỗ đó bằng ánh sáng chói lòa của  Chúa Thánh Thần và ban cho diện mạo của chính Thiên Chúa.
 

Chúa nhật này, chúng ta hãy để ý đến những người đã lắng nghe Lời Chúa Kito và được Lời Chúa biến đổi. Khi chúng ta xuống núi, hãy cầu nguyện bằng những lời nguyện của thánh Teresa thành Calcuta được linh hứng bởi Chân Phước Hông Y John Henry Newman.


 

Lạy Chúa Giesu!

Xin giúp con lan tỏa hương thơm Chúa tới những nơi con đi tới.

 

Xin tràn ngập hồn con,

Với Thần Linh Chúa và cuộc sống của Chúa.

Xin xâm nhập và làm chủ hoàn toàn đời con,

Để đời con chỉ có thể tỏa ánh sáng của Chúa.
 

Xin chiếu sáng xuyên suốt đời con và ở trong con,

Để mọi linh hồn con tiếp xúc,

Có thể cảm nghiệm Chúa hiện diện trong con.

 

Xin để họ nhìn lên Chúa

Đừng nhìn con, chỉ nhìn Chúa mà thôi!

 

Xin hãy ở với con,

Để con chiếu soi như Chúa chiếu sáng,

Ánh sáng của Chúa cho tha nhân.

 

Lạy Chúa! Tất cả ánh sáng đều do Chúa, không phải của con:

Chúa chiếu rọi mọi người qua con.

 

Xin hãy để con cầu xin Chúa theo cách của Chúa:

Chiếu sáng trên những ai ở chung quanh con.

 

Xin cho con nói, không dám dạy bảo Chúa…

Không phải chỉ nói nhưng bằng gương sáng,

Bằng sức mạnh và ảnh hưởng những điều con làm,

Chứng tỏ tình yêu của con có Chúa bên trong rõ ràng.  Amen


 

Fleming Island, Florida

Feb 17, 2016

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!