Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA

 

Ds 6:22-27; Tv 67; Gl 4:4-7; Lc 2:16-21

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Hôm nay là ngày đầu năm Dương Lịch, ngày Lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Xuyết suốt giòng lịch sử Giáo Hội, lễ này đã có nhiều danh hiệu khác nhau, mỗi danh hiệu đều nói lên những đặc tính riêng của nó.

LỄ ĐẦU NĂM  KITO GIÁO 

Trước tiên, lễ đầu năm Kito giáo nằm trong tuần bát nhật của lễ Giáng Sinh, (nghĩa là 8 ngày sau khi chúa Giesu sinh ra). Trước Công ĐồngVatican II (1962-1965), lễ này gọi là lễ Cắt Bì hay lễ Đặt Tên. Sau công đồng Vatican II, ngày 1-1 được đổi thành lễ mừng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, đồng thời chọn làm ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình.

LỄ CẮT BÌ VÀ ĐẶT TÊN CHÚA GIESU 

Ý nghĩa của Ngày lễ Dầu Năm Kito giáo có dựa trên kinh thánh không?. Từ thượng cổ, trong kinh thánh và ngay cả thời nay, người ta tin rằng tên đặt cho một người không đơn thuần chỉ là một danh hiệu mà còn ám chỉ ý nghĩa của nó, như  nhân cách, cá tính hay ước vọng, quyền lực và số mệnh v.v… của người mang cái tên ấy. Giesu Nazareth sinh ra ở Bethlehem do cha mẹ là người Do Thái (Mt 1-2; Lc 1-2). Lúc thụ thai, thiên thần đã nói đặt tên cho con trẻ là Giesu (Lc 2:21). Giesu, tiếng Do Thái là Yeshua, sau này gọi là Yehoshua hay Joshua. Giesu là tên rất thông dụng trong Tân Ước, có nghĩa là Chúa Cứu Thế (Mt1:21), là một trong những cách mà người Kito hữu đặt tên và xác định con người của Chúa Giesu.

Khi chúa Giesu sinh ra được 8 ngày thì phải chịu cắt bì. Đây là dấu chỉ sức chịu đựng đau khổ của giao ước giữa Thiên Chúa và dân Do Thái (Lc 2:21-24). Từ Christos là tiếng Hy Lạp dịch qua tiếng Do Thái là mashiah nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Vì danh hiệu này,  người Kito hữu tuyên xưng niềm tin của mình: Chúa Giesu là đấng thiên sai. Trong tân ước, ‘tên, con người và việc làm’ của Thiên Chúa liên hệ mật thiết với chúa Giesu Kito không thể tách rời được. Người môn đệ thực sự của chúa Giesu phải cầu nguyện nhân danh chúa Giesu (Ga 14:13-14). Thánh Gioan nói (Ga 2:23) ‘tin vào danh chúa Giesu là tin Người là đức Kito, là con Thiên Chúa’ (Ga 3:18). Danh chúa Giesu chỉ có quyền lực ở nơi nào có niềm tin và đức vâng lời (Mc 9:38-39). Tin vào danh thánh chúa Giesu sẽ dẫn đưa đến viêc tuyên xung danh Người (Dt 13:15). Kêu cầu danh thánh này thì được ơn cứu chuộc.

ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA 

Nhân vật thứ hai được mừng và tôn vinh trong ngày lễ đầu năm là Mẹ Chúa Giesu. Đây là một nữ đồng trinh Do Thái đã nhận lãnh trọn vẹn trách nhiệm về lời nói “Xin Vâng” khi thiên thần Chúa đến báo tin Mẹ sẽ sinh con trai. Qua đáp ứng đó, mẹ đã phá   ranh giới văn hóa và tôn giáo của thời đại mẹ, chứng tỏ mẹ có một niềm tin sắt đá và can đảm vô cùng, dù mẹ không biết kết thúc câu chuyện sẽ ra sao. Mẹ đã mang Trời / Thiên Đàng  xuống trái đất.

Từ Maria là tiếng Do Thái “Mariam”, nếu triết tự thì có lẽ do tiếng Ai Cập có nghĩa là “đáng yêu”. Mẹ là môn đệ tuyệt vời dẫn đưa chúng ta tới thiện ích và nhân tính của Thiên Chúa. Maria đón chào và tiếp nhận lời Chúa với đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa nhất qua tiếng  “Xin Vâng”. Mẹ đã không hiểu lời đó trong suốt cuộc đời chúa Giesu, nhưng mẹ tin tưởng và giữ kín trong lòng câu mẹ trả lời lúc thiên thần truyền tin mẹ sẽ thụ thai chúa Giesu. Nguyên văn câu đó là “giữ nó sống”, “suy nghĩ”, “cân nhắc”, đã được giữ kín trong tâm trí mẹ (Lc 2:19) cho đến một buổi chiều thứ sáu u tối ở trên đồi Calvary, 33 năm sau đó, mẹ mới thực sự thấm thía và cảm nghiệm trọn vẹn trách nhiệm của mẹ với hai tiếng “Xin Vâng”.

 NỮ TỬ ZION [1]

Công Đồng Vatican II đã tặng mẹ một danh hiệu mới với bổn phận được nêu lên  trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium # 52). Đây là lần đầu tiên Giáo Hội chính thức gọi mẹ là “Nữ Tử Zion”, một tước hiệu có một nền tảng kinh thánh rất phong phú. Danh hiệu này tiêu biểu cho Zion Thiên Sứ. Maria là mẹ đấng thiên sai và thần dân mới của Thiên Chúa: từng cá nhân và toàn thể dân tộc kết hợp mật thiết với nhau theo đúng truyền thống cấu trúc văn hóa Israel. Theo các tiên tri thì Nữ Tử Zion là vị hôn thê của Chúa khi nàng tuân giữ giao ước. Vì là “Mẹ Zion”, mẹ không chỉ đón chào và đại diện Israel mà cả Giáo Hội, toàn thể dân Chúa của Giao Ước mới.  Mẹ Maria là trưởng nữ của Zion, dẫn đầu tất cả dân Chúa trên đường hành trình về vương quốc. 

Tình mẹ của Maria tự nó không là dấu chỉ của ơn cứu chuộc, nhưng phương cách sống, đường lối hành sử đặc biệt của mẹ chính là ơn cứu chuộc.  Ơn cứu chuộc không có một danh hiệu nào khác ngoài danh hiệu đức Giesu, nhưng qua mẹ Maria, chúng ta có Mẹ đồng thuận để có được ơn cứu chuộc. Các danh thánh của đức Giesu và của mẹ Maria liên kết với nhau rất mật thiết, đặc biệt và tài tình.

Hôm nay chúng ta mừng lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Mẹ là khuôn mẫu cho mỗi tín hữu chúng ta. Xin nhắc lại những lời rất đanh thép của Giám Mục N.T. Wright, Anh quốc, năm 2008 trong Thượng Hội Đồng các giám mục về Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Giám mục Wright là một trong các giám mục được ĐTC chỉ định đại diện anh em trong Thượng Hội Đồng, đã nói về 4 giai đoạn trong đời sống của mẹ Maria qua 4 tiếng: Xin Vâng (Fiat), Ngợi Khen (Magnificat), Giữ Kín Trong Lòng (Conservabat) và Đứng Yên Lặng (Stabat). “Xin Vâng”, có nghĩa là Mẹ bằng lòng và chấp nhận Lời Chúa phán. “Ngợi Khen” Mẹ nói lên sức mạnh và lòng can đảm của mẹ.  “Giữ Kín Trong Lòng”, Mẹ chiêm nghiệm lời Chúa và giữ kỹ trong tim.“Đứng Yên Lặng” nói lên trong trung thành của Mẹ cho đến phút chót khi Mẹ đứng lặng người dưới chân Thánh Giá lúc Chúa hấp hối, kiên nhẫn chờ đợi trong lòng sự ứng nghiệm của lời tiên tri Simeon và cảm nghiệm một điều mới mẻ, bất ngờ và có lẽ không vui nhưng lại là một linh hứng cứu chuộc.

Qua Kinh Thánh, Thiên Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta với một tinh yêu trọn vẹn đầy ân sủng thì đáp ứng của chúng ta phải là “Xin Vâng”. Chúng ta cũng “Ngợi khen” với sức mạnh của chúng ta- để làm sao thích hợp lời của chúng ta với những tình trạng cá nhân, đặc biệt xã hội chính trị. Rồi chúng ta “Giữ kín trong lòng” để chiêm nghệm những gí chúng ta trông thấy và nghe được. Nhưng Kinh Thánh nói Mẹ Maria cũng phải trải qua những điều quá khó khăn. Mẹ muốn điều khiển con mẹ, nhưng mẹ bất lực. Mẹ như bị lưỡi gươm đâm thấu tim khi mẹ “đứng yên” dưới chân Thánh Giá. Chúng ta cũng phải kiên nhẫn chờ đợi, để cho Lời Chúa nói với chúng ta những điều mà chúng ta không ngờ hay chẳng vui vẻ gì để chấp nhận, nhưng nó lại có tính cứu chuộc. Nên đọc Lời Chúa cách khiêm tốn và tin tưởng rồi chờ đợi mục đích của Chúa ẩn chứa bên trong như Mẹ Maria. Maria quả thật là một gương mẫu về niềm tin cho mọi Kito hữu.

NGÀY THÉ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH 

Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho hòa bình được Giáo Hội khởi xướng dưới thời đức Phaolo VI năm 1967. Mọi tín hữu đều được mời gọi cầu nguyện cho hòa bình thế giới vào đầu năm. Sứ điệp của Biển Đức XVI trong ngày cầu nguyện thứ 43 là: “Nếu bạn muốn kiến tạo Hòa Bình, bạn phải bảo vệ Tạo Vật.”  Đức Phaolo VI nói một câu rất nổi danh: “Nếu bạn muốn có Hòa Bình, bạn phải thực thi công lý.”

Biển Đức XVI đã trình bày “một viễn kiến toàn cầu về hòa bình”, một hòa bình “có được trong hòa hợp giữa Thiên Chúa, loài người và tạo vật. Với viễn ảnh đó, phân hóa môi trường thì không những phá vỡ sự hòa hợp giữa loài người và tạo vật mà còn hủy hoại trầm trọng sự hợp nhất giữa loài người và Thiên Chúa.”

Biển Đức XVI đã nổi danh là “Giáo Hoàng Xanh” vì ngài đã liên tục kêu gọi bảo vệ môi trường. Ngôn ngữ trong sứ điệp năm mới của ngài hoàn toàn có tính cưỡng hành. “Làm sao người ta có thể dửng dưng vô cảm trước những vấn đề như khí hậu thay đổi, bỏ hoang, hủy hoại và làm mất sức sản xuất ở nhiều phạm vị nông nghiệp rộng lớn,  ô nhiễm sông ngòi, hủy giệt sinh học, làm tăng khí hậu quá đáng, phá rừng ở nhửng vùng xích đạo và nhiệt đới?

Làm sao người ta có thể bỏ qua một hiện tượng đang lớn mạnh gọi là ‘di cư vì môi trường’, có nghĩa là người dân -vì môi trường bị phân hóa hủy giệt- phải rời bỏ nơi họ đang sống cùng với tất cả vật dụng, gia nghiệp của do, vì bị ép buộc, vì chẳng đặng đừng để tránh những nguy hiểm và những bất trắc không lường trước được, mà không biết phải đi đâu? Làm sao chúng ta lại không thể phản ứng lại những tranh chấp đang xẩy ra  và rất có thể mai sau liên quan đến những nguồn lợi thiên nhiên? (….)

“Đó là tất cả những vấn nại ảnh hưởng rất lớn trên việc thi hành nhân quyền như quyền được sống, quyền có thức ăn, quyền y tế sức khỏe và quyền phát triển.”

Biển Đức XVI làm nổi bật viễn kiến toàn cầu như một tặng phẩm của Thiên Chúa ban cho loài người. Họ có quyền và “bổn phận phải săn sóc và vun trống.” ĐTC kêu gọi mọi người nên biết “nhìn xa trông rộng về một phương mẫu phát triển” dựa trên không phải những “nhu cầu sống thời nay, của người và vật, mà là nhu cầu của tất cả những thế hệ tương lai.

ĐTC cũng nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là “bổn phận của tất cả mọi người” bằng cách thay đổi thái độ và cá tính. Biển Đức kêu gọi một “cách sống mới” không chỉ dựa trên tiêu thụ hợp lý mà còn “xã hội và đoàn kết” cũng như “khôn ngoan” Vì vậy, loài người cần phải canh tân “giao ước giữa loài người và môi trường, là tấm gương phản chiếu tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, đấng chúng ta từ đó mà có và trên hành trình dương thế chúng ta đi về với Người.”

“Khủng khoảng hiện nay của chúng ta……căn bản là khủng khoảng luân lý, và tất cả những khủng khoảng đó đều liên quan với nhau. Chúng ta cần phải suy nghĩ lại, coi lại con đường chúng ta đang đi.

Chủ đề mới nhất gần đây cho năm mới của người Kito hữu là “Ngày Thế Giói Cầu Nguyện cho Hòa Bình”. Giáo Hội kêu gọi mọi Kito hữu bắt đầu năm mới bằng cầu nguyện cho hòa bình. Việc cầu nguyện không chỉ giới hạn ở ngày mồng 1 tết đầu năm, nhưng phải kéo dài suốt cả năm. Dân Do Thái, đặc biệt, họ kết hợp với người Kito hữu trong lời nguyện cầu và xây dựng hòa bình. Thiên Chúa là Hòa Bình. Mặc dù chúng ta, những người Kito giáo coi sự can thiệp của Thiên Chúa nơi đức Giesu Kito là một quyết định dứt khoát và rõ ràng, nhưng sự can thiệp này không biểu hiện ngày xuất hiện của vương quốc đấng thiên sai đối với những người anh chị em Do Thái. 

Theo thần học Kito giáo đương đại, chúng ta biết chắc biến cố đức Kito “chưa tới”. Vì chúng ta, những người Kito hữu và những người Do Thái, còn đang cùng nhau đợi, cùng nhau hành động để có được vương quốc của đấng thiên sai, nên chúng ta phải cùng nhau hành động đặc biệt trong phạm vi công lý và hòa bình. Dân Do Thái, dĩ nhiên có ưu tiên làm hội viên cùng với người Kito hữu để có vương quốc công lý, tình thương và hòa bình. Vương quốc của đấng thiên sai đối với cả người Kito giáo lẫn người Do Thái thì vẫn còn đang ẩn hiện đâu đó. Đối với chúng ta, chỉ cầu nguyện cho hòa bình không thôi thì chưa đủ, chúng ta phải có hành động. Đó là công việc của những ai đang chờ mong vương quốc của đấng thiên sai bao trùm ngự trị trọn vẹn cuộc đời chúng ta và cả thế giới.

ĐÔI LỜI KẾT : THỜI GIAN TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN 

Đầu Năm Mới là cơ hội và thời gian để nhớ lại quá khứ và chia sẻ hy vọng ở tương lai. Tôn giáo đích thực dạy chúng ta phải tôn trọng mạng sống và cho chúng ta cảm nghĩ thánh thiêng về danh thánh Thiên Chúa. Khi chúng ta để ý đến những ý nghĩa khác nhau của lễ Rosh Hashanah và lễ Tân niên của Kito giáo, chúng ta thấy có một số việc đi song hành với nhau. Thiên Chúa mà người Do Thái và người Kito giáo tôn thờ không muốn cái chết đổ lên đầu những kẻ tội lỗi, nhưng họ có quyền quay trở về với Người để được sống. Cả Do Thái Giáo lẫn Kito giáo đều dạy rằng hủy bỏ một mạng sống thì cũng có thể hủy bỏ cả thế giới, và bảo toàn một mạng sống thì cũng là bảo toàn cả thế  giới. 

Thiên Chúa của người Do Thái và người Kito giáo đã nói với mọi người lời này: “Hãy tìm kiếm Ta để được sống” và “Hãy chọn  sự sống”. Người Do Thái và người Kito giáo hiện hữu là để biểu lộ sự thánh thiêng của danh Thiên Chúa và quyền năng tối thượng của Người trên muôn loài thụ tạo. Trong một thế giới có quá nhiều tiếng nói và vấn đề đang đòi hỏi phải đứng chóp mu hạng nhất, Do Thái Giáo và Kito Giáo đã nhận biết Thiên Chúa là chúa tể toàn năng và tối thượng trên muôn loài. Sau cùng, người Do Thái và người Kito giáo vẫn hằng ao ước một ngày nào đó có hòa bình, lưỡi gươm đem làm lưỡi cày và cây thương trở thành giao tia cây.

Lễ Rosh Hashanah và Lễ Tân Niên Kito giáo là những cơ hội tuyệt hảo để ăn mừng sự sống. Theo quan niệm Á Châu và Việt Nam ta thì người ta chúc mừng nhau sức khỏe, phát tài, duy trì nhân phẩm và sự thánh đức cũng như cầu mong được mọi điều tốt đẹp. Đó là những lễ hội để cầu xin Trời ban mọi điều an lành, hạnh thông, nam nữ, vợ chồng, con cháu hòa hợp, xum họp yên vui, yêu thương, được muôn điều như ý, đặc biệt những ai nhận biết Chúa là chúa giải phóng khỏi cảnh nô lệ, độc tài, áp bức (Exodus), và những ai nhận biết Thiên Chúa là Cha chúa Kito của chúng ta. 

Đầu năm mới, năm hồng ân, năm toàn xá lòng Chúa thương xót. Xin Chúa ban cho chúng con được ngày càng thấm nhuần hiểu biết thánh danh Thiên Chúa, đức Giesu và mẹ Maria, ban cho chúng con tràn đầy hồng ân Thiên Chúa. Xin hãy gửi và bảo vệ chúng con lên đường thi hành sứ mạng, thiết lâp công lý, công bằng, là khí cụ và đại diện của sự sống và hòa bình. Ban cho thế giới được hòa bình an vui, không còn chiến tranh khủng bố. Không còn cảnh phãi lũ lượt gồng gánh bỏ nhà ra đi mà không biết phải đi đâu.

Fleming Island, Florida

Jan. 1, 2016

NTC

 



 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!