Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
KỶ NIỆM BIẾN CỐ 11 THÁNG 9

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
 

Mỗi năm cứ đến ngày 11 tháng 9 (9-11) là dân Mỹ lại nhớ đên biến cố kinh hoàng xẩy ra ở Nữu Ước, Ngũ Giác Đài và Pennsylvania. Biến cố lịch sử này xẩy ra cùng một ngày một lúc nhưng ở ba nơi. Xẩy ra ở Ngũ Giác Đài thì thiệt hại không đáng kể. Xẩy ra ở Pennsylvania thì, vì hành khách trên máy bay đã chống trả mãnh liệt với quân khủng bố nên mục đích đâm vào Tòa Bạch Ốc đã không thành công. Máy bay đâm xuống Shanksville, Pennsylvania làm thiệt mạng tất cả hành khách và phi hành đoàn. Xẩy ra ở Nữu Ước tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế, tòa nhà Tháp Đôi thì kinh khũng và tang thương vô cùng.


 

KHỦNG BỐ Ở TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, NEW YORK

Đây là vụ khũng bố của Al-Qaeda đánh vào Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế tại thành phố Nữu Ước, tiểu bang New York, Hoa Kỳ, một vụ khủng bố lớn nhất nhắm vào người dân lành vô tội, nơi tập trung nền thương mại lớn nhất của Nữu Ước với những toà nhà chọc trời cao nhất thế giới.

Bạn đang ở đâu ngày 11 tháng 9 năm 2001 (9/11)?  Nếu bạn là du khách hay cư dân Nữu Ước (New York) đang lang thang gần khu Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (The World Trade Center) thì bạn sẽ có cảm giác gì? Hốt hoảng, rùng rợn, kinh hoàng như chưa bao giờ có. Và sẽ chẳng bao giờ bạn có được cái cảm giác hoảng sợ như vậy. Hai chiếc máy bay khổng lồ, tiếng kêu như xé không gian, tuần tự trực diện lao vào hai cao ốc Tháp Đôi (Twin Towers) thuộc Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế. Lửa bùng cháy. Một khối khói đen khổng lồ bốc lên cùng với cát bụi, gạch đá tung bay mờ mịt bao phủ cả một vùng trời Manhattan. Những người bị kẹt trong tòa cao ốc, đàn ông, đàn bà quá kinh sợ lao mình từ từng lầu cao xuống đất như trốn chạy khỏi tòa cao ốc đang sụp đổ, để tìm sự sống… trong cái chết…. thê thảm. Còn biết bao nhiêu người còn kẹt lại bên trong thang máy, văn phòng, hành lang, nhà hàng ăn…? Tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, than khóc, nói lời vĩnh biệt cha mẹ, vợ chồng, con cái: I  don’t know what’s going on. I love you, Good bye. Họ chết!!…. Dưới đường, người ta chạy rần rần chen lấn nhau như thể cho mau thoát khỏi vùng nguy hiểm nhưng vẫn cố ngoái đầu nhìn lại phía tòa nhà Thương Mại Quốc Tế đang bốc cháy để xem chuyện gì đang xẩy ra…


 

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG BỐ 9-11


      Biến cố kinh hoàng đó đã làm thay đổi thế giới. An ninh Mỹ quốc, tưởng như chẳng bao giờ có ai dám đụng tới, thì giờ đây đã vỡ tan ra từng mảnh. Ngay lập tức thế giới đã nhận ra thảm trạng hãi hùng đó và rất có thể một lúc nào đó nó sẽ xẩy ra tại chính quê hương họ, nước họ, thành phố họ đang ở.


       Kể từ đó, nạn khủng bố đã trở thành nỗi sợ hãi thật sự của hàng triệu người trên khắp thế giới. Tin tức kinh hoàng đó cũng đã bay về tới Trung Đông trên hàng tin đầu, mục quốc tế. Ai có ngờ rằng cái tin động trời ấy xẩy ra ở một nơi xa xôi hàng ngàn dậm lại có thể ảnh hưởng đến cả những người đang sống ở những nơi hang cùng ngõ hẻm, bất cứ nơi nào bên kia vòng trái đất. Trung Đông là một vùng đối với nhiều người nó chẳng là cái gì cả mà giờ đây lại trở thành trung tâm “quốc tế” gây chú ý tất cả mọi người.

      Biến cố xẩy ra ở Nữu Ước ngàn dậm xa mờ, giờ đây lại trở thành vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia, của từng chính phủ và của mỗi người chúng ta. Hai cao ốc Twin Towers sụp đổ ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Người ta ước lượng thiệt hại vật chất cỡ 100 tỷ và 2 triệu triệu Mỹ kim mất giá do thị trường chứng khoán ngắn hạn, không kể gần 3,000 người  thiệt mạng, trong đó có đủ mọi sắc dân: Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trung Đông sẽ ảnh hưởng tất cả chúng ta thế nào đây?

Báo chí, một lần nữa được dịp khai thác triệt để ngày gọi là định mệnh ấy. Các danh từ khủng bố, bạo  động đã gây cho thế giới ấn tượng lo sợ chiến tranh. Người viết nhân đây xin nêu ra một vài ý nghĩa của danh từ “tử đạo” hiện khá phổ thông nhưng bị hiểu sai lầm, nhất là vào những ngày này của 14 năm trước đây.
 

Ý NGHĨA CỦA TỬ ĐẠO

Những tên thi hành khủng bố năm 2001 nhận hành động như vậy là “nhân danh Allah”, rồi tuyên bố là tử đạo vì cử chỉ thánh và được vào thiên đàng hưỡng phúc vinh quang. Đỉnh điểm của vấn đề không phải là những người Hồi Giáo đánh bom tự sát là thánh tử đạo hay không, mà vì người ta gán cho họ danh từ “tử vì đạo”….được lan truyền trong dân chúng vì một nguyên cớ hoàn toàn thế tục.

Trong Hồi Giáo, những câu chuyện chết vì đạo, vì niềm tin đã có từ thế kỷ VII.  Dần dần nó liên hệ đến những phong trào của Hồi Giáo cơ bản (radical) ở thế kỷ XX, kêu gọi “tử vì đạo” do nhóm Hồi Giáo Huynh Đệ ở Ai Cập và sau này bởi kháng chiên quân Palestine và nhóm khủng bố. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, căng thẳng giữa Hồi Giáo và Kito Giáo trở nên gay gắt như những đụng chạm tôn giáo ở Indonesia và năm 1996 kháng chiến quân Hồi Giáo đã giết 7 thầy dòng người Pháp ở Algeria. Những trường hợp này đã kích động chúng ta không ít. Là Kito hữu, chúng ta nên cẩn thận, đừng lẫn lộn giữa quan niệm  tử đạo của Kito giáo với những đòn tấn công trả thù đám Hồi Giáo cơ bản.

Thánh tử đạo (martyr) tiếng Hy Lạp có nghĩa là chứng nhân, là người -vì niềm tin Kito Giáo- đã tự chấp nhận chịu đau khổ, chịu chết dưới tay đao phủ thủ. Họ thà rằng  chọn cái chết hơn là chối bỏ niềm tin của mình bằng lời nói hoặc việc làm. Họ cương quyết chịu cực hình theo gương Chúa Kito. Họ không cưỡng lại đao phủ thủ, sẵn sàng chịu chết dưới tay bất cứ kẻ nào được chỉ định dù với lý do gì đi nữa, thì người đó cũng đã hành động thực sự vì thù ghét Kito Giáo hay một nhân đức Kito giáo nào đó. Vị tử đạo không ước mong hay tìm đến cái chết vì bất cứ lý do nào khác. Danh xưng Tử Vì Đạo, ngay từ lúc khởi đầu thời đai Kito Giáo cũng có nghĩa là chứng nhân của Chúa Kito. Sau này những ai chịu cực hình, chịu chết vì niềm tin đều được gọi là tử vì đạo.

Theo tinh thần thần học của những thập niên trước, những hệ phái ngôn sứ, bảo thủ hay tự do đều đã gây chú ý và ảnh hưởng rất nhiều nơi người tín hữu, chẳng hạn các linh mục và nữ tu Công Giáo bị giết vì can dự vào những cuộc tranh đấu cho công bằng xã hội cũng được nhiều người quí mến và thán phục. Tuy nhiên, khi những cuộc tranh đấu cho công bằng xã hội trở thành một trắc nghiệm lý tưởng vì lòng tôn kính các vị tử đạo và các thánh tử đạo, chúng ta cần đặt vấn đề chi tiết hơn. Ở thế kỷ 20 và 21 khoa tử đạo học đã được sửa lại cho phù hợp với chính trị. Có những vị tử vì đạo vì niềm tin tôn giáo và những vị tử đạo vì “lợi ích chính trị”. Quan niệm này xem ra có vẻ cường điệu hay chấp nhận đối với những người chỉ chết vì tuyên xưng và bảo vệ đức tin mà không có công trạng gì dính líu đến chính trị.

Tử vì đạo không phải chỉ xẩy ra ở quá khứ, Ở thời nay cũng có. Thế kỷ 20 này, hơn hết mọi thế kỷ, là một cuộc tử vì đạo liên tục và còn đang lan tới cả thế kỷ 21 này. Ngoài ra, người ta còn thấy một số nhóm Kito hữu đưa ra phong trào căn bản hóa việc tử đạo. Sự tranh đấu của Tây Phương với Hồi Giáo cơ bản đang lây lan ảnh hưởng vào quan niệm tử đạo vì tôn giáo. Một số Kito hữu có vẻ sẵn sàng nắm lấy ý nghĩa của danh xưng “nạn nhân” hay “anh hùng” theo kiểu của Hồi Giáo cực đoan và, phe này coi niềm tin của phe kia là đao phủ thủ hoặc ngược lại.

Chúng ta đang sống trong một môi trường bị nhiễm độc và nhiều người cho rằng Hồi Giáo đang lấn lướt Kito Giáo.  Quả không dễ gì bị rơi vào cái bẫy gọi là “chiến tranh văn minh / war of civilizations”  và hiểu lầm danh hiệu “tử vì đạo”. Vậy hãy phân biệt rõ ràng ai thực sự chết vì chứng nhân của chúa Kito và niềm tin Kito giáo.


 

ĐÔI LỜI KẾT

 Nói về biến cố 9-11 ta không thể  không nghĩ đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và Biển Đức XVI. Vậy xin mượn lời cùa hai vị giáo hoàng cận đại này làm phần kết cho bài viết.
 

Phát biểu của Gioan Phaolo II

tại Đại Hội giới trẻ thế giới ở Toronto chiều Thứ Bảy 27-7-2002

Thiên niên kỷ mới đã mở ra với hai bối cảnh đối nghịch nhau. Một đằng, hàng ngàn ngàn khách hành hương đang đến Roma trong dịp năm Thánh Toàn Xá để bước qua Ngưỡng Cửa Thánh là Chúa Kito, đấng cứu thế và chuộc tội trần gian; một đàng, cuộc khủng bố tàn ác kinh khủng nhắm vào New York, biểu tượng của thế giới văn minh, ở đó hận thù và ghét bỏ xem ra có vẻ thắng thế.

Vấn đề đặt ra quả là thảm thương. Trên nền tảng nào, chúng ta phải xây dựng thời đại mới của lịch sử đang có những biến đổi vĩ đại của thế kỷ XX này? Dựa vào tiến triển kỹ thuật hiện đại có đầy đủ không trong khi nó xem ra chỉ đáp ứng được những tiêu chuẩn về sản xuất và hiệu quả mà lại không tôn trọng chiều kích tinh thần của từng cá nhân hoặc chia sẻ với nhau những giá trị đạo đức. Có đúng và chính xác không khi đồng ý với những đáp ứng có tính tạm bợ cho những vấn nại tối hậu? Có đúng không khi từ bỏ sự sống do những thúc đẩy nhất thời của bản tính con người, do những cảm giác mau qua hoặc những ý nghĩ ngông cuồng đang dồn dập đẩy tới?

Câu trả lời không cần phải đi xa. Trên nền tảng nào, điều chắc chắn nào chúng ta phải xây dựng cuộc sống của chúng ta và đời sống của cộng đồng chúng ta đang sống?


 

Lời kinh của Biển Đức XVI   

khi viếng Ground Zero ở New York hôm Chúa Nhật 20-4-2008

Lạy Thiên Chúa là tình yêu, đầy lòng trắc ẩn và chữa lành mọi thương tích, xin hãy nhìn đến chúng con là dân Chúa với những niềm tin và truyền thống khác nhau đang tụ họp nơi đây giữa quang cảnh đầy đau thương và bạo động không thể tưởng tượng nổi.

Chúng con cầu xin Chúa vì lòng nhân hậu, ban ánh sáng và an bình cho tất cả những người đã chết tại đây: những vị đáp ứng trước nhất đầy quả cảm anh hùng là những nhân viên cứu hỏa, sĩ quan cảnh sát, nhân viên cấp cứu, nhân viên của Port Authority cùng với những người vộ tội cả nam lẫn nữ đã là nạn nhân của thảm trạng này chỉ vì việc làm và tinh thần phục vụ đã khiến họ có mặt nơi đây ngày 11 tháng 9, 2001.

Chúng con cầu xin Chúa, vì lòng trắc ẩn, hàn gắn vết thương cho những người, vì có mặt nơi đây nên bị thương tích và bệnh tật.

 

Xin cũng giảm đau khổ cho những gia đình vẫn còn tang thương và tất cả những ai đã mất người yêu của mình trong thảm trạng này.

Xin hãy ban cho họ sức mạnh để tiếp tục sống với lòng can đảm và hy vọng.

Chúng con cũng nhớ đến những người chết, bị thương, mất tích trong cùng một ngày ở Ngũ Giác Đài và ở Shanksville, Pennsylvania.

Lòng trí chúng con làm một với họ như kinh cầu này bao phủ mọi đau khổ và đớn đau của họ.

Lạy Thiên Chúa của hòa bình, xin mang lại an bình cho thế giới đầy bạo động của chúng con: An bình trong tâm hồn của tất cả mọi người nam cũng như nữ và an bình giữa mọi quốc gia trên trái đất này.

Xin hãy đem trở về với tình thương của Chúa, những ai lòng còn đầy sân hận thù ghét.

Lạy Thiên Chúa thấu hiểu mọi sự và chạnh lòng trước biết bao đau thương do thảm cảnh này gây ra, chúng con cầu xin Chúa ban ánh sáng và hướng dẫn mỗi khi chúng con phải đối mặt với những biến cô ghê rợn như thế này.

Xin hãy giúp cho những người còn sống có thể sống làm sao để cho những người đã chết ở nơi đây không trở thành vô ích.

Xin hãy an ủi khuyến khích chúng con, giúp cho chúng con được mạnh mẽ  trong hy vọng, ban cho chúng con ơn khôn ngoan và can đảm để làm việc không biết mệt mỏi cho một thế giới, ở đó hòa bình thực sự và tình thương ngự trị giữa mọi quốc gia và trong tâm khảm của tất cả mọi người. Amen!
 

Fleming Island, Florida

Sept 10, 20015

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!