Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
TINH THẦN TOÀN CẦU* VÀ ĐỨC PHANXICO

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh  

 

Đức Phanxico và một số HY, GM trong cuộc hành hương đến xứ thánh Francis Assisi, ở miền Trung nước Ý vào ngày 4-10- 2013. Photo của Fillippo Monteforte/AP. 

Từ hơn thập niên qua, từ “toàn cầu” đã được dùng khá phổ biến, có người còn gọi là “tinh thần thế tục”. Mới nghe thì ai cũng tưởng từ này mang một ý nghĩa tốt, có nghĩa là phổ quát trên khắp thế giới, từ nước giàu mạnh nhất cho đến những quốc gia kém mở mang và nghèo khổ lạc hậu nhất. Nhưng đi vào chi tiết, nó bao hàm rất nhiều ý, ý tốt thì chẳng thấy đâu nhưng ý xấu thì  hằng hà xa số…. 

Trong một bài giảng vào một ngày lễ thường trong tuần, đức Phanxico đã đề cập đến Tinh thần toàn cầu hay Tinh Thần Thế tục và ngài đã cảnh báo mọi người hãy coi chừng chuyện này. Ngài chống đối nó mãnh liệt. Chúng ta thử bàn về tinh thần Toàn cầu hay Thế tục mà Ngài đã gửi gấm trong bài giảng của ngài.

  

TÍNH THẦN TOÀN CẦU LÀ HOA TRÁI CỦA ÁC QUỈ 

Ngài gọi nó là “hoa trái của quỉ sứ, một con vật đã vẽ ra đường lối riêng của nó theo tinh thần toàn cầu với ý nghĩa thế tục”.  Đây là lời cảnh báo khá nặng, cho chúng ta thấy Phanxico không sợ khi gọi đích danh con quỉ hoặc nói về những chọn lựa quan trọng mà người ta bắt buộc mỗi người chúng ta phải chọn. 

Nhưng từ “Toàn cầu” có thực sự nguy hiểm không? Chẳng hạn như Công Đồng Vatican II đã đề nghị mở rộng tin tức trên khắp địa cầu? Chúng ta có nên sợ từ “toàn cầu” không, để rồi co rút lại vào hòn đảo Công Giáo nhỏ bé của chúng ta để chúng ta có thể giữ những cái bả/mồi của nó phát ra từ gia đình chúng ta càng nhiều càng tốt? (Có nhiều khoảng trống không cho phép trả lời những câu hỏi này, ngoài việc làm sáng tỏ quan niệm có thể giúp hiểu rõ được đề tài này). Và nghĩa thực sự của từ Toàn Cầu là gì? Phải chăng là tìm kiếm những điều tốt cho cuộc sống như nhà cao cửa rộng, việc làm ngon lành, lương cao, vợ đẹp con khôn, hòa đồng can dự vào với mọi sinh hoạt xã hội tích cực và năng động của thời đại? Không phải vậy đâu. Sai lầm rồi. Vậy thì khi nào nó trở thành thế tục, thuộc về thế gian hay còn gọi là toàn cầu hóa? 

Nói một cách rõ ràng, nó không thuộc về thế tục mà cũng không của thế tục mà chính nó hiện đang là vấn đề, nhưng khi mà tinh thần toàn cầu được sắp đặt thì nó lôi kéo chúng ta ra khỏi cái nhu cầu độc nhất (unum necessarium)  của chúng ta là Thiên Chúa. Nó chính là hoa trái của quỉ sứ, như đức Phanxico đã nói, là khuôn mẫu của bạo loạn, chỉ mong chúng ta từ bỏ Thiên Chúa để sắp đặt một cái gì khác lên trên Người. Việc chối bỏ này thường không xẩy ra một cách minh thị rõ ràng. Phần lớn nó không xẩy ra như vậy, nhưng nó làm cho mọi việc thành nguy hiểm hơn nhiều. Từ đó nó xui khiến con người cứ mở miệng ra là “Lạy Chúa! Lạy Chúa tôi ơi” mà không hề đặt Chúa lên hàng ưu tiên hay có ý như lời nói ra miệng ấy. 

Không kể những ơn gọi tu trì đặc biệt, đa số chúng ta ở trong thế tục, nhưng không thuộc về thế tục. Suy tưởng theo thế tục có nghĩa là dùng những nguyên tắc và giá trị của thế tục như là thước do cuối cùng cho chúng ta và mọi người. Con người lúc đó trở nên mẫu mực cho mọi sự thay vì Thiên Chúa. Trái lại, chấp nhận viễn cảnh siêu nhiên có nghĩa là nhìn sự vật dưới ánh sáng vĩnh cửu, trong đó mọi việc thiện của trần thế này đều được coi là có giá trị, nhưng không phải là giá trị tuyệt đối. Trên lý thuyết, phân biệt như vậy thì không khó khăn gì. Nhưng trong thực tế, nó có thể đánh lừa người ta, bởi lẽ đường dốc thì hay trơn trượt; một khi con người bị mắc bẫy, ăn sâu vào cách suy tưởng của thế tục thì thường như người bị say thuốc và ghiền, nó làm cho lương tâm chúng ta trở thành tê dại. 

Vậy đâu là những dấu chỉ cho ta biết những chuyện đó? Đừng để bị mắc lừa. Sự cám dỗ thì thường có tính phổ quát, ngay cả những người bi quan nhất cũng không tránh khỏi mưu này. Chẳng hạn chúng ta thường bị choáng mắt, mê hoặc vì người này là thiên tài hoặc người nọ xuất chúng hơn là vì sự thánh thiện của họ. Đây là loại cám dỗ đặc biệt vì sự thánh thiện thì thường được ẩn dấu bên trong, và người thánh thiện thì thường có cách sống không được hấp dẫn cho lắm như tỏ ra yếu đuối, thiếu văn hóa hay ít học còn tài năng thì là loại bình thường. Không phải tất cả các thánh đều là thiên tài hay có ân sủng đặc biệt như Đức Gioan Phaolo II. Chúng ta khó có thể trách được những người không biết đến những việc làm vĩ đại trong suốt cuộc đời của các thánh như của thánh Faustina hoặc thánh Theresa thành Lisieux, bởi vì chúng ta không tài nào hoặc có cách nào biết được mọi điểm thánh của các ngài. 

Chúng ta có thể tự hỏi mình. Trong một cuộc tập họp đông người, chúng ta thường đến với những người vui tính, hấp dẫn, thông minh hay chúng ta đến với những người đứng lẻ loi một mình, buồn tẻ và chẳng có tí gì là đặc biệt hấp dẫn? Chúng ta có coi những thành công trong đời của chúng ta về bất cứ phương diện nào (như gia đình, học vấn, công việc làm…) là quan trọng không? Chúng ta có đem những thành công đó mà chà vào mặt kẻ khác không? Chúng ta có cảm thấy sung sướng, khoái chí khi những người khác không nhận ra điều thành công vĩ đại của chúng ta không? Hoặc chúng ta có cảm thấy bực bội, nản chí khi mình không có việc làm ngon lành, xe sang đẹp, nhà cao cửa rộng, học giỏi, bằng cấp cao không? Tâm trí chúng ta có luôn luôn để ý đến những chuyện đó không -do đó chúng ta đau khổ quá mức vì bị thất bại- hoặc chúng ta coi những việc đó chỉ như một món đồ có giá trị tương đối thôi? Tính Toàn Cầu là một cái gì mà chúng ta phải chiến đấu dưới hình thức này hay dạng thức khác trong suốt cuộc đời chúng ta, và nếu may mắn thì chúng ta sẽ thoát khỏi nó lúc gần chết trên giường bênh. Vì vậy nó chẳng là gì cả nên chúng ta cứ an lòng, bình thản, cho dù chúng ta có bận rôn vì những vấn đề đó hay mưu cầu một cái gì bề ngoài đi nữa. Điều mà những người khác nghĩ về chúng ta có thể ám ảnh chúng ta trong mọi cảnh huông của cuộc đời chúng ta. 

Một triết gia Pháp, ông Blaise Pascal đã phân biệt “ba luật” trong  tác phẩm   Les Pensées của ông: Thứ  nhất là QUYỀN LỰC, thứ hai là THIÊN TÀI, thứ ba là sự THÁNH THIỆN. Khoảng cách giữa ba điều đó thì vô biên, nhất là giữa Thánh thiện và hai điều kia. Chúng khác nhau bởi vì chúng không cùng một loại;  số lượng của cái này không thể đạt tới hay sánh với  cái kia. Bác ÁiKhiêm Nhường thuộc loại siêu nhiên, nó không thể được cắt nghĩa theo kiểu bình thường bằng những ngôn ngữ của con người. Khả năng của nó có thể làm cho trái tim đá của chúng ta chảy thành nước và nói về một thế giới ở bên kia thế giới., có giá trị khác xa với giá trị của thế giới này, tức thế tục, giống như măt trời khác với mặt trăng vậy. Do đó nó bảo vệ chúng ta thoát khỏi Tinh Thần Toàn Cầu. Tuy nhiên chúng ta lại có khuynh hướng sống trong hào quang giả dối, và đánh giá cao những ai nhân biết ra những hào quang ấy và cung cách của họ lại được coi là tốt hơn cung cách của những người khác, như Plato đã diễn tả trong ngụ ngôn The Cave (Allegory of the cave) của ông. 

Vì có sự khác biệt giữa ba loại như Pascal phân chia, nên nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì đối với Chúa Kito khi Người đến trong vinh quang theo nghĩa của loài người hay thế tục. Nó chỉ làm cho con người bị hoang mang và kéo họ đến với Chúa vì những lý do không chính đáng, trong khi giá trị đích thực của Chúa là sự Nghèo Hèn và cuộc Khổ Nạn do đức khiêm tốn của Người đã làm nó chiếu tỏa ánh sáng trong vinh quang tột đỉnh của Người. 

Tính Toàn Cầu có hai ám hiệu cả về sự sống lẫn sự chết.  Nó đóng cửa con mắt tâm hồn chúng ta trước những vấn đề có ý nghĩa thực sự nhưng lại làm cho nó khó chịu. Đức Phanxico đã nói về những nguy hại của tính Toàn Cầu trong thời đại chúng ta, đặc biết dưới những hình thức gọi là Toàn Cầu Hóa, nó xem ra vẻ đơn sơ vô tội, nhưng cuối cùng lại là sát nhân. ĐTC gọi nó là “chủ nghĩa thanh niên cấp tiến”, sẽ đưa con người tới Hy Sinh. Do dó việc hy sinh không phải là ở quá khứ, ở thời man ri mọi rợ khi mà con người chưa được soi sáng, nhưng nó là hoa trái của chính tinh thần cấp tiến, dễ dãi và được chiếu sáng bới ánh sáng ảo ấy. 

Đừng hiểu lầm, ĐTC không có ý chống lại tiến bộ hay cấp tiến, nhưng ngài chống lại loại chủ nghĩa không tưởng nghĩ một cách ngây thơ là loài người luôn luôn tiến bộ. Người ta nghĩ rằng thế kỷ 20 này có thể chữa được con người bằng một niềm tin đặc biệt, nhưng thực sự nó không phải vậy. Nếu tất cả mọi người đều cố nhìn vào một máng cỏ đang di động về phía trước mà lại ngó xuống những người nghèo khổ bị lừa phỉnh ở trong quá khứ là những người không được may mắn thừa hưởng những cái hay đẹp của thời hậu văn minh. Tuy nhiên người ta chỉ có thể nghĩ về 50 triệu hài nhi bị giết chết mỗi năm trên khắp thế giới để biết đó là một láo lếu, và nhận ra được cái quyền lực không tưởng đang làm mù quáng con người ấy. 

Tinh thần Toàn Cầu ấy có khả năng giết người, do đó đức Phanxico đã gọi nó là Hoa Trái của ác quỉ.!  

Fleming Island, Florida

Dec. 7, 2013

NTC

_____________

* Danh từ TÍNH TOÀN CẦU hay TINH THẦN THẾ TỤC là từ tôi tạm dịch từ chữ WORLDLINESS. Thực sự tiếng Worldliness hay World và worldly / worldily có nhiều định nghĩa khác nhau. Đức Phanxico thì nhắm tiếng Worldliness là tinh thần Toàn cầu, vì ngài chủ trương theo gương thánh Phanxico Assisi đã từ bỏ cảnh giàu sang quí phái để sống cảnh nghèo hèn và giúp đỡ người nghèo khổ. Trong tháng 10 vừa qua ngài đã đi hành hương về xứ thánh Phanxico Assisi ở miền Trung nước Ý và ngài đã nói về tinh thần toàn cầu và tinh thần nghèo khó khá rõ ràng với các HY, GM và những người theo ngài giữa những người nghèo khổ bệnh hoạn đang chờ phép lành của ngài ngay trong phòng mà thánh Phanxico Assisi ở thế kỷ 12 đã từng cởi hết áo quần ở trần truồng để chứng tỏ ngài rũ bỏ cảnh giàu sang để sống nghèo hèn và giúp đỡ người đói khổ. Có nhiều định nghĩa chữ Worldliness/Tinh Thấn Thế Tục/Tính Toàn Cầu nhưng thực sư chỉ là diễn tả tinh thần thế tuc. Có định nghĩa dựa theo kinh thánh, trích kinh thánh để nói lên tinh thần thế tục hay tinh thần nghèo khó theo như chúa Giesu đã dạy qua Tin Mừng. Vậy tinh thần thế tục hay tính toàn cầu là gì?  

Tinh thần thế tục là cách suy nghĩ, tư tưởng, sống và hành động đi ra ngoài lề luật Chúa dạy như làm giầu trái phép, sắc dục quá độ, bạo động, ức hiếp người, ăn gian nói dồi, lừa đảo lật lọng, cướp của giết người, ăn mặc lố lăng khêu gợi, ích kỷ, vênh váo ta đây, trên đội dưới đạp, công bằng công lý bị chà đạp, làm gương xấu, rượu chè trai gái bậy bạ, hoang phí không cần biết đến những người nghèo khổ sống bên lề xã hội đang sổng dở chết dở vì đói khát, bị chèn ép, bạo động và kỳ thị…..Tinh thần thế tục này ngày nay lan tràn trên khắp địa cầu như sóng vỡ bờ về đủ mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo…. nên có thể gọi là Tính Toàn Cầu. Tất cả những tật xấu ấy đều là tội, vì nó là cớ sinh ra tội hay chính nó đã là tội rồi. Những điều đó đều bị Thiên Chúa kết án, sử phạt vào ngày Chúa Giesu giáng thế lần thứ hai.  

Vậy Chúa khuyên chúng ta hãy xa lánh tinh thần thế tục qua thánh Gioan: “Nếu anh em thuộc vè thế gian, thì thế gian sẽ yêu thích những gì của nó. Nhưng anh em không thuộc về nó và thầy đã chọn, đã tách anh em ra khỏi thế gian nên thế gian ghét anh em (Ga 15:19). Người Kito hữu không thể thuộc về thế gian, ngay cả không phải sống trong đó, nên Chúa đã ra lệnh cho dân Người: “Hãy ra khỏi thành ấy đi, để khỏi thông đồng với tội lỗi và hứng lấy những tai ương dành cho nó” (Kh 18:4), nhưng cũng đừng quay cổ lại nhìn những gì còn lại ở phía sau như Chua Kito dnhắc nhở: “Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót” (Lc 17:32). Người đàn bà này vì chỉ quay lại nhìn thành Sodom và Gomorrah mà bị biến thành cột muối. Vấn đề là vì bà này đã ham sống cuộc sống mà bà đã từ bỏ. Nếu anh em thực lòng từ bỏ lề thói thế tục để theo Chúa và sống cách sống của Người, thì anh em đang sống cuộc sống “bằng Lời Chúa hướng dẫn, không phải bằng cơm gạo”(Mt 4:4). 

Nếu anh em làm những việc đó và xa lánh thế tục thì anh em sẽ có đời sống hạnh phúc cân bằng và dồi dào!

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!