Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ CHUYỆN PHIẾM VỀ VƯƠNG QUYỀN….

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN C

(2Sm 5:1-3; Tv 122; Cl 1:12-20; Lc 23:35-43)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD  

 

Hôm nay lễ kính Chúa Kito Vua, nhằm chúa nhật cuối cùng kết thúc năm phụng vụ C. Đây là dịp để chúng ta bỏ qua một bên tất cả những gì là vua chúa quan quyền và vương quốc nơi trần thế để tìm hiểu về Chúa Giesu Kito. Người là vua thực sự như thế nào, mà lại không giống những ông vua nơi trần thế. 

Cả năm qua, chúng ta đã suy niệm một chủ đề khá quan trọng của Luca về một hình ảnh gương mẫu nơi Chúa Giesu, đặc biệt về sứ vụ Tha Thứ và Hòa Giải của Người. Câu chuyện trong Tin Mừng Luca chuyển động từ tử để đi dần tới Thập Giá. Hôm nay chủ đề đó đã đi tới tột đỉnh.

 

NHỮNG GIÂY PHÚT SAU CÙNG CỦA CHÚA GIESU 

Câu chuyện Phúc Âm hôm nay (Lc 23:35-43) chỉ thấy nói trong Tin Mừng Luca. Kẻ tội lỗi biết ăn năn thống hối đã được chính chúa Giesu bị đóng đanh trên thập giá ban ơn cứu độ. Việc Người bị đóng đanh cùng với hai tên tội phạm, đã ứng nghiệm lời Chúa tiên đoán trong bữa Tiệc Ly (Lc 23:33). Đúng như chúa Giesu đã từng nhắc đi nhắc lại cho các môn đệ của Người là nên tha thứ, đừng dùng bạo động đáp trả bạo động. Do đó Người đã tha thứ cho những kẻ đã kết án Người, đánh đập Người và đâm vào thân xác Người (Lc 23:34). 

Một tên tội phạm bị đóng đanh cùng với Chúa đã a tòng với đám lính chế nhạo Chúa và còn thách thức Chúa cứu mình. Nhưng tên kia tự biết mình có tội đã xin Chúa thương và thứ tha (Lc 23:39-43). Cuộc đàm thoại này đã được Luca mô tả giống như câu chuyên người thu thuế và người biệt phái cầu nguyện trong đền thánh (Lc 18: 9-14), kết cục chúa Giesu hứa với tên tội phạm biết ăn năn, không chỉ được tha thứ mà còn có chỗ vinh dự cùng Chúa ngày sau hết trên thiên đàng. 

Chỉ có Luca diễn tả cái quang cảnh nhức nhối này (Lc 23: 39-43): Một tên tội phạm bị đóng đanh cùng với Chúa đã thách thức Chúa và nói: “Ông không phải là đấng thiên sai sao?Hãy tự cứu mình và cứu chúng tôi nữa đi!”. Ngược lại, tên kia đã mắng hắn: “Mi cũng đang chịu cùng một hình phạt, mà mi không sợ Thiên Chúa sao? Chúng ta bị hình phạt như thế này là đáng rồi, còn ông này có làm gì nên tội đâu.” Rồi tên này thưa cùng Chúa “Thưa ông Giesu, xin nhớ đến tôi khi ông về vương quốc của ông.” Chúa Kito đã trả lời hắn: “Thật vậy, ta cho ngươi hay, hôm nay ngươi sẽ ở cùng ta trên thiên quốc.” 

Hình ảnh chúa Giesu chịu chết cho chúng ta thấy quả là đau sót chua cay vì bị xỉ nhục, coi như bất lực qua cách diễn tả của Luca về cái chết của Con Thiên Chúa, Vua dân Do Thái. Luca đã dùng những danh từ rất tượng hình để mô tả chúa Giesu bị ức hiếp, ngược đãi và lăng mạ. Những tiếng tội phạm, bị kết án, bị đóng đanh, bị trần truồng, diễu cợt, nhạo báng, xỉ nhục, cười nhạo, chửi rủa, bị tát vào mặt, bị nhổ nước miếng…quả khó có thể là chuyện phiếm về vương quyền. Không triều thiên vương miện mà là mạo gai. Chúng ta đã nhìn thấy rõ ràng, ngay trước mắt cảnh chết chóc, hấp hối, đớn đau và  buồn khổ, quang cảnh đối nghịch lạ kỳ, sỉ nhục ê chề thay vì vui tươi, tung hô tụng ca.

 

VƯƠNG QUYỀN CỦA ĐỨC KITO LÀ YÊU THƯƠNG, CÔNG LÝ, PHỤC VỤ  VÀ HÒA GIẢI 

Vương quyền, một khi mà Thiên Chúa can dự vào, thì không đòi hỏi người ta quên đi những thất bại, nhưng phải nhớ kỹ những kinh nghiệm để sửa đổi. Xuyên suốt lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã hứa cho loài người một ông vua công chính, khôn ngoan, hành sử công bằng và ngay thẳng trên trần gian để muôn dân có thể an tâm mà sống vui vẻ hạnh phúc. Thiên Chúa đã hoàn thành lời hứa đó qua đức Giesu. 

Vương quyền của chúa Giesu là loại vương quyền đặc biệt, nó khác thường như một phép lạ ở chỗ là Thiên Chúa đã chia sẻ với loài người nỗi vô vọng, nhưng Người vẫn là vua, là nguồn mạch của hy vọng và sự sống, điều mà tên tội phạm bị treo trên thập tự cùng với chúa (Lc 23:35-43) đã hiểu được phần nào. Hắn xin Chúa Giesu nhớ đến hắn khi chúa về vương quốc của chúa. Hắn đã nghĩ đến một triều đại mai sau, và Chúa đã tha thứ cho hắn.  Đây là cách sống tột đỉnh của chúa Giesu. Người không trang phục và hành động theo cung cách hay tiêu chuẩn của một ông vua như chúng ta nghĩ. Vương quốc của chúa không giống loại vương quốc mà Philato hiểu hoặc muốn hay không muốn tham dự. Vương quốc Roma là một vương quốc có tiêu chuẩn, đặc quyền đặc lợi, thống trị, oán thù, xâm lăng, chiếm đoạt. Vương quốc Giesu, trái lại được xây dựng trên tình yêu, công lý, hòa giải, phục vụ và hòa bình. Rất ít người có thể đạt tới tầm vóc vua như đức Kito mà vẫn giữ được khả năng ‘vô quyền’ trước kẻ quyền lực. Thông thường  chúng ta rất dễ dàng phản ứng chống lại quyền lực, dù chỉ bằng cách áp lực rất nhẹ nhàng hoặc mánh khóe tế nhị. Khi chiêm ngưỡng Chúa Giesu bị đóng đanh trên thập giá, chúng ta có thể hiểu phần nào tại sao chúa vẫn là Vua, ngay cả ở thời đại hiện nay. Người đã không cúi đầu quị lụy. Người không bao giờ dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Người tha thứ cho đến phút cuối cùng. Đến chết!

 

ĐỨC KITO LÀ ĐẠI DIỆN CỦA THIÊN CHÚA TRONG LỊCH SỬ 

Bài đọc 2 hôm nay thư thánh Phaolo gửi tín hữu Colossians (Cl 1:12-20) tóm gọn ơn cứu chuộc bởi Thiên Chúa Cha. Hình ảnh đó còn vang vọng kinh nghiệm cuộc xuất hành khỏi Ai Cập của dân Do Thái và chủ đề về vương quốc của chúa Giesu Kito. Ơn cứu chuộc trong bài đọc này được miêu tả như là tha thứ mọi tội lỗi (cf Cv 2:38; Rm 3:24-25; Ep 1:7). 

Bài đọc này rất giống bài thánh ca của các Kito hữu thời sơ khai, được hiểu là tín hữu Colossians và được làm thành thư dùng trong phụng vụ. Chúa Kito được trình bày như là vị trung gian sáng tạo (Cl 1:15-18a) và ơn cứu chuộc (Cl 1:18b-20). Chúa Kito, (dù không nói rõ tên ra) là đấng siêu việt  chính là đại diện của Thiên Chúa trong việc tạo dựng muôn loài muôn vật và có trước mọi sự.

Một điểm nữa cũng rất quan trọng và là trọng tâm của thư thánh Phaolo gửi tín hữu Colossians. Phaolo nói về Giáo Hội như là thân thể chúa Kito (1Cr 12:12-27; Rm12:4-5). Một số người nghĩ rằng tác giả của thư đã đưa tên giáo hội vào đây như để định nghĩa giáo hội là “đầu của cơ thể” theo cách của Phaolo thường nói. Khi chúa Kito là người đầu tiên, là trưởng tử được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết (Cv 26:23; Kh 1:5), Người đã được đặt đứng đầu cả cộng đồng, cả Giáo Hội mà chính Người đã dựng nên, đồng thời Người cũng được chỉ định là vua muôn loài muôn vật. Nhiệm vụ về sau của Người là hòa giải tất cả mọi sự (Cl 1:20) vì Thiên Chúa hoặc có thể “với chính mình”. Máu chúa đổ trên thập giá (20) là dấu chỉ đặc biệt nhất đã nói trong thánh ca cứu chuộc về cái chết của đức Kito, chủ đề chính của Phaolo (cf. Cl2:14-15; 1Cr 1:1718,23).

 

ĐÔI LỜI KẾT: VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA VÀ GIÁO HỘI 

Hôm nay mừng lễ Chúa Kito Vua, chúng ta thử bình tâm suy nghĩ một vấn

đề, theo tôi, khá cam go. Nếu chúng tôi theo gương các tiên tri của Israel cổ xưa, là những người đã làm việc theo cung cách niềm tin của dân Chúa vào thời đó thì ngày nay chúng tôi quả là khó khăn để thích ứng với thực tế kỹ thuật điện tử, inernet chớp nhoáng tân kỳ hiện đại, vượt thời gian, đa năng, đa diện, đa cực như ngày nay. Chúng tôi không thể chú giải nổi sự mặc khải Kito giáo và sự truyền đạt của Giáo Hội bằng cách đề nghị một viễn tượng không phải Kito giáo, trong đó người ta hiểu sai, coi danh từ “Vương Quốc hay Triều Đại Thiên Chúa” là danh từ thay thế cho Đức Giesu Kito và Giáo Hội của Người.  

Chúng ta hiểu, Giáo Hội là cái xe chuyên chở cần thiết, là dụng cụ đặc quyền cho chúng ta để tiếp cận với chúa Kito, để nhận cuộc sống của Người qua các phép bí tích, để nghe Lời Người truyền dạy qua những giảng huấn và chú thích của Giáo Hội, và để di hành đến một vương quốc thiên đàng trọn vẹn đang ở trước mặt chúng ta. 

Chúa Giesu là tiên tri vĩ đại của chúng ta. Người là mặc khải của Thiên Chúa trọn vẹn và duy nhất, và là Chúa, là đấng Cứu Chuộc mọi người cả nam lẫn nữ. Chúng tôi phải tinh thức và chú ý để nhận thức rằng danh từ Kito hữu thì không bao giờ trống rỗng vô nghĩa nhưng luôn luôn bao hàm ý nghĩa thần học để mà phối hợp, đi sâu vào một “viễn tượng” hoặc một điều gọi là “khôn ngoan” của thời đại ngày nay. 

Nhân ngày đại lễ này, nên nhớ là chúa Giesu đã mang những vết thương của Người về thiên đàng, và trên thiên đàng cũng có một chỗ dành cho các vết thương của chúng ta vì lẽ vua của chúng ta đã mang những vết thương của Người trong vinh quang. Có lẽ chúng tôi cần phải kêu lên rằng: “Chúa ơi, Chúa đang ở đâu?” Ngày nay, chúng ta đã có câu trả lời: Thiên Chúa đang treo mình trên thập giá, với thân xác tan nát của một chàng trai trẻ  -hai tay giang ra như ôm lấy chúng ta, và âu yếm kêu gọi chúng ta cùng leo lên đó với Người và ngắm nhìn thế giới từ một viễn tượng hoàn toàn mới, hoặc là, có lẽ chúng ta cần phải kêu cầu lòng thương xót chúa, xin Chúa đừng quên chúng ta nơi Tân Jerusalem: “Lạy chúa Giesu, xin hãy nhớ đến tôi khi Chúa về vương quốc của chúa”. 

Từ dưới vực sâu thẳm của bóng tối dày đặc âm u, chúng tôi có thể cầu nguyện cùng với Cleopas[1] và người bạn đồng hành của ông trên đường Emmaus: “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều và ngày đã tàn.” Hay khi thất vọng ê chề tưởng như không lối thoát, chúng tôi nhận ra được suối nguồn hy vọng và tiếng Chúa Giesu vang dội “Lạy Cha, con phó thác linh hồn con trong tay Cha.” 

Vương quyền lạ kỳ của Chúa ban cho chúng tôi điều gì đây! Chớ gì Lễ kính Kito vua hôm nay buộc chúng tôi nhớ lại sự kiện kinh hồn về ơn cứu độ của chúng tôi. Khi mà chung quanh chúng tôi mọi sự đều chìm đắm trong bóng đen, hủy hoại, đêm tối dày đặc và chết chóc, xin cho chúng tôi đừng bao giờ quên là chúng tôi ‘không cô đơn’.  Ở giữa chúng tôi có Chúa bị treo trên thập giá, hai tay giang ra như thương xót và đón chào. Chớ gì chúng tôi có được can đảm để kêu xin vị vua đầy lòng thuong xót nhớ đến chúng tôi nơi vương quốc của Người, có được an bình để biết rằng thiên đàng đã sẵn sàng ở giữa chúng tôi ngay cả khi mọi dấu chỉ cho thấy tất cả là đêm tối và tử thần. Cuộc sống dồi dào hạnh phúc viên mãn tràn trề đang hiện diện trên hoàng gia lộ thánh giá.

 

Fleming Island, Florida

Nov. 24, 2013

NTC


[1] Cleopas là tên một trong 2 môn đệ được chúa Giesu hiện ra trên đường Emmaus (Lc 24:13-32).Có người nói Cleopas là Clopas, chống bà Mary đã từng đứng dưới chân thánh giá lúc chúa Giesu chịu chết (Ga 19:25). Tên này có thể là tên  Cleopatros được viết ngắn lại.

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!