Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
VÀI SUY NGHĨ VỀ LỄ CÁC THÁNH VÀ LỄ CÁC LINH HỒN

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD  

 

LỄ CÁC THÁNH 

Theo truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, tháng 11 là tháng của các thánh. Ngày mồng 1 tháng 11 là ngày nhắc nhở chúng ta phải chăm chú suy niệm và cầu nguyện cùng các thánh và các chân phước. 

Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại quan niệm về Thánh và Chân Phước của Đức Gioan Phaolo II. Vì cách “Nhìn và quan niệm” về thánh đã được thay đổi, mà trong 26 năm giáo hoàng, Gioan Phaolo II đã cho chúng ta 1,338 chân phước và 482 thánh. Họ là những người bạn đồng hành, đồng vui cộng khổ. Họ là những người cả nam lẫn nữ đã viết lên những trang sử mới về cuộc sống của họ và của biết bao nhiêu người khác. Đức Gioan Phaolo II đã viết sứ điệp như sau: Sự thánh đức không phải là tặng vật chỉ dành riêng cho một số ít người. Tất cả chúng ta ai cũng có thể khát khao ước mong được điều đó, bởi nó là một mục đích nằm trong khả năng của chúng ta –một bài học vĩ đại được xác quyết bởi Công Đồng Vatican II, và kêu gọi tất cả mọi người phải nên thánh (Lumen Gentium/Ánh Sáng Muôn Dân). 

Thánh đức theo kiểu Gioan Phaolo II là thế nào? Đó là sống thánh thiện hàng ngày. Vị thánh là người thực sự và cụ thể bằng xương bằng thịt như mọi người mà Gioan Phaolo II đã thường xuyên nhắc đi nhắc lại cho chúng ta. Cuộc sống của những con người ấy là bằng chứng, đã lôi kéo, hấp dẫn chúng ta, dạy bảo chúng ta, đã vẽ nên toàn thể hình ảnh chúa Kito thể hiện bằng một cảm nghiệm trong suốt của các ngài. Theo Gioan Phaolo II, việc kêu gọi nên thánh không trừ bỏ một ai; nó cũng không phải là đặc quyền đặc lợi của một nhân tài kiệt xuất nào cả. 

Những “Vì Sao” thực sự của Gioan Phaolo II là những vị thánh và chân phước đã không chủ trương cố gắng để được người đời coi là anh hùng, làm cho người ta phải hết hồn, kinh ngạc và cảm phục. Thánh là một người bình thường như mọi người bình thường, một bác sĩ, một y tá, một sinh viên đại học, một thầy giáo, một lái buôn, một nông dân, một thợ lao động, một bà sơ, một tên nô lệ, một linh mục, một tù nhân trong trại cải tạo cs, một cặp vợ chồng trẻ, là bạn học của chúng ta…. 

Trong Giáo Hội có người phê bình Gioan Phao lo II là đã làm “lạm phát” thánh và chân phước. Tôi không đồng ý với ý kiến đó, nhất là sau một thời gian tiếp súc nhiều với giới trẻ, sinh viên.  Họ là những thành phần đã ước mong hầu như tuyệt vọng để trở thành những anh hùng, gương mẫu, chứng nhân của niềm tin và nhân đức mà thế giới thể thao, màn ảnh, khoa học và âm nhạc đã không thể cung ứng được cho họ. 

Thế giới ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy, hay nói rõ hơn “Cần làm hơn là nói”. Khi quyết định phong nhiều Thánh và Chân Phước, Gioan Phaolo II muốn đưa ra những hình ảnh thánh mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Nó là bạn đồng hành với ta trong suốt cuộc hành trình. 

Karol Wojtyla đã là một chứng nhân phi thường. Qua những cố gắng anh hùng, đặc biệt những đau khổ ngài đã chịu, ngài đã thông truyền sứ điệp Tin Mừng đầy uy dũng cho tất cả chúng ta ngày nay. Một phần lớn kết quả của sứ điệp của ngài là vì ngài đã có những đám “mây trời chứng nhân” bao phủ bên quanh ngài và cho ngài thêm nhiều sức mạnh.  Họ không là ai cả, mà là những chân phước và các thánh đang ở trên thiên đàng.

  

LỄ CÁC LINH HỒN

Tại sao người Kito hữu mừng nhớ những người đã chết trong tháng 11?  Phong tục cổ truyền Việt Nam chúng ta cũng có tục lệ này hàng năm.

          Thanh minh trong tiết tháng ba

          Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh…

                          (Kiều)

Và ngày lễ cô hồn tưởng nhớ những linh hồn mồ côi cũng vào tháng 11. Ở Mỹ có ngày lễ Halloween cũng tương tự như vậy. Chúng tôi không nói về những phong tục thế trần, chỉ xin nói về đạo của chúng ta. 

Đan viện phụ của nhà dòng Biển Đức Cluny tại Pháp đã đưa ra ý kiến lễ các linh hồn vào năm 998 cho những người trong dòng cũa mình. Sau này, vào thế kỷ XIV, Rome đã chấp nhận lễ và cho phép được mừng trên toàn Giáo Hội. Đây là lễ tưởng nhớ tất cả các tín hữu đã qua đời. Tháng 11 hàng năm đã được chọn là lễ mừng tất cả các thánh và tưởng nhớ tất cả các linh hồn. Các linh hồn là tất cả mọi người trong gia đình và thân nhân, người láng giếng và bạn bè, ông bà tổ tiên chúng ta…Họ là những “đám mây chứng nhân” đã cầm cành lá vạn tuế, nhận triều thiên Thiên Chúa ban và chia sẻ những quí vật đó cho chúng ta khi còn ở trần thế, và bây giờ vẫn tiếp tuc làm như vậy trước ngai vàng Chiên Thiên Chúa trên thiên quốc. 

Do đó, họ thực sự là những người được chúc phúc và là lý do để chúng ta hy vọng, để tin, để chiến đấu và để sống. Lễ các linh hồn và tháng 11 là nguồn an ủi cho mỗi người chúng ta. Giáo lý về Các Thánh Thông Công giúp chúng ta cảm thấy mình luôn luôn gần gũi những người đã chết, đồng thời cho chúng ta thêm hy vọng trong những lúc buồn phiền chán nản. Chỉ có các linh hồn trong luyện ngục mới nhìn thấy rõ ràng hơn những điều mà chúng ta đứng từ xa phỏng đoán. Họ thực sự đã đạt tới đời sống vĩnh cửu và vòng tay yêu mến của chúa Giesu, nhưng chưa sát gần đủ để được Chúa ôm vào lòng. Những cay đắng về sự chết đã được rũ sạch, nhưng họ vẫn còn cảm thấy nỗi đau về tình yêu mà chỉ có sự hiệp thông trọn vẹn với chúa Giesu mới có thể hàn gắn được. Tiến trình hàn gắn này phải được hoàn thành bởi chính tình yêu mà có lúc nó đã ngăn cách họ với Chúa. Lời cầu nguyện của chúng ta cho những người đã quá cố sẽ làm tăng niềm tin và tình yêu giữa chúng ta và họ, nó nâng lòng chúng ta lên để chúng ta có thể ước mong yêu mến Thiên Chúa nhiều hơn. Trong một suy niệm có tính cá nhân nhưng rất sống động về cái chết gần kề vào năm 1996, Hồng y Joseph Bernadin của Chicago đã viết trong tập sách của ngài với tựa đề “Tặng vật bình an / The Gift of peace” ở đoạn chót trong phần xác định của ngài: 

Nhiều người đã yêu cầu tôi nói về thiên đàng và đời sau. Tôi chỉ mỉm cười, bởi vì thực sự tôi có biết gì hơn họ đâu. Tuy nhiên, khi một bạn trẻ hỏi tôi xem tôi có để ý kết hợp trước với Chúa và những người đã chết trước tôi không, thì tôi liên tưởng ngay đến những gì tôi đã nói trước trong quyển sách này của tôi.

“Lần đầu tiên tôi đi du lịch với mẹ và chị tôi về quê nhà của bố mẹ tôi là Tonadico di Primiero, ở phía Bắc nước Ý, tôi có cảm tưởng như mình đã ở đó trước rồi. Sau nhiều năm nhìn ngắm những tấm hình trong tập album của mẹ tôi, tôi đã quen với những ngọn núi, mảnh đất, những ngôi nhà và người dân ở đó. Khi tôi vừa mới bước vào cái thung lũng, tôi liền kêu lên: “Chúa tôi! Tôi biết chỗ này rồi. Tôi đang ở nhà.” Cùng một cách đó, tôi nghĩ là bước qua đời sống trần thế để vào đời sống vĩnh cửu cũng sẽ giống như vậy thôi. Tôi sẽ ở nhà tôi.” 

“Chúng ta hãy thử làm một cuộc hành hương ở dương thế này với những ý tưởng về thiên đàng đầy ắp trong đầu đến nỗi khi chúng ta bước qua cái chết để đi vào đời sống vĩnh cửu, những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy có thể sẽ không xa lạ hay khác gì những hình ảnh mà chúng ta đã có trong trí chúng ta.  

“Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có thể nói được rằng: “Lạy Chúa tôi! Tôi biết chỗ này rồi. Tôi đang ở nhà tôi.” 

Phải chăng những tư tưởng đó là những tư tưởng mà chúng ta đã hàng ngày thực hành để nên thánh khi còn trên bước đường hành hương nơi dương thế?

  

Fleming Island, Florida

Nov. 1, 2013

NTC

                                  

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!