Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ÁNH SÁNG ĐỨC TIN VÀ BỐN BÀN TAY

Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

Để thấy và hiểu cái huy hoàng của bản thông điệp đầu tiên của Đức Phanxico “Ánh Sáng Đức Tin”, chúng ta phải nhìn vào quang cảnh Vườn Vatican vào buổi sáng sớm hôm ấy, một buổi sáng trước khi khám phá ra bài giảng huấn vĩ đại đã được chuẩn bị bởi “bốn bàn tay”. Đức Phanxico đến Vườn Vatican để làm phép tượng Micae Tổng Lãnh Thiên Thần mới và đặt Vatican dưới sự quan phòng của thánh nhân. Đức Biển Đức XVI cũng đến vườn Vatican cùng với Đức Phanxico và cả hai vị cùng làm phép tượng. Hàng trăm nhân viên của thị trấn Vatican hân hoan chào mừng. Đây quả là một cử chỉ tuy đơn sơ nhưng rất thích hợp để mở đầu một ngày lịch sử tại Vatican và cho cả Giáo Hội. Thánh Micae được làm phép bởi bốn bàn tay. Phải chăng sự hiện diện của cả hai giáo hoàng cùng làm phép tượng Micae vào ngày ra mắt Ánh Sáng Đức Tin là một trùng hợp ngẫu nhiên?

 

ÁNH SÁNG ĐỨC TIN, THÔNG ĐIỆP DO BỐN BÀN TAY 

Sau đó, cũng buổi sáng ấy tại Trung Tâm Báo Chí, Hồng Y Marc Ouellet, Bộ trưởng Thánh bộ Giám mục, Tổng giám mục Gerhard Muller, Bộ trưởng Thánh bộ Tín Lý Đức tin và Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Tân Phúc Âm hóa đã trình bày Thông Điệp “Ánh Sáng Đức Tin / Lumen Fidei” của Đức Phanxico. Đây là tài liệu cuối trong bộ ba thông điệp giảng huấn của Biển Đức XVI. Biển Đức XVI đã hoàn thành hai thông điệp đầu về Hy Vọng (Spe Salvi) năm 2007 và Tình Yêu (Deus Caritas Est) năm 2005, nhưng vì ngài từ nhiệm vào tháng Giêng 2012 nên tài liệu ba này chưa hoàn thành. Hôm nay vòng tròn đã được khép kín. Nhiều người nói rằng thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” là một tác phẩm của thời nay, công trình đầu tiên của Biển Đức XVI trong Giáo Hội đương đại, nhưng trong thực tế người ta lại cho rằng Thiên Chúa là Tình Yêu được dựa trên bản nháp của Đức Gioan Phaolo II đã làm. Ngài tính cho ra mắt trước khi ngài băng hà năm 2005. Như vậy phải chăng giữa Gioan Phaolo II, Biển Đức XVI và Phanxico đã là những giây xích khăng khít nhất, một vòng tròn kín thật là thiết thân mà trọng tâm là Giáo Hội Chúa Kito. 

Trong đoạn 7 tác phẩm của Phanxico, ngài đã khiêm tốn nói: “Bản nói về  Đức Tin - một nối tiếp với tất cả những nhân đức đối thần mà huấn quyền của Giáo Hội đã tuyên bố - chính là bản bổ túc cho những tông thư mà Đức Biển Đức XVI đã viết về Đức Cậy/Hope và Đức Mến/Caritas. Chính ngài đã hầu như hoàn thành bản nháp này rồi. Tôi rất chân thành cám ơn ngài, và như là người anh em trong Chúa Kito, tôi đã lấy công trình tuyệt đẹp này và chỉ thêm chút đỉnh đóng góp của riêng tôi thôi. Đấng kế vị thánh Phêro, hôm qua, hôm nay và ngày mai, thì luôn luôn được kêu gọi giúp đỡ, làm cho những người anh chị em mình được mạnh mẽ trong một kho tàng vô giá về đức tin mà Thiên Chúa đã ban cho như là ánh sáng chiếu rọi cho bước đường đi của nhân loại.” 

  ÁNH SÁNG ĐỨC TIN, CHÂN TRỜI RỘNG MỞ CHO CHÚNG TA CHIÊM NIỆM

“Ánh Sáng Đức Tin” không phải dễ đọc. Nó là một suy niệm sâu xa và rất  huy hoàng về Đức Tin, một tặng phẩm Chúa ban, ý nghĩa được đào sâu trong cựu ước, xoáy quanh và xuyên suốt lịch sử ơn cứu độ, đi tới tột đỉnh nơi con người Giêsu thành Nazareth. Nhìn bảng mục lục, chúng ta thấy một khoảng trống rộng lớn những vấn nạn về đức tin như chờ đợi mọi người chúng ta nghiên cứu học hỏi cái vô biên của nó: Đức Tin và Sự Thật, Hiểu biết Sự Thật và Tình yêu, Đức Tin như là nghe và nhìn, Đàm thoại giữa Đức tin và Lý trí, Đức Tin và sự tìm kiếm Thiên Chúa, Đức Tin và Thần học.

Chương ba trình bày nơi con người cảm nghiệm được đức tin và sống đức tin: Trong Giáo Hội và qua các bí tích của Giáo Hội. Muốn tin Chúa Giesu Kito thì phải thông hiểu Giáo Hội như là mái ấm gia đình của đức tin. 

Chương bốn làm nổi bật nơi mà Đức Tin phải được tuyên xưng và biểu hiện: Ngoài xã hội và trong gia đình. Đức Tin giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ và can đảm giữa những đau khổ và khốn cùng.  Cuộc sống của thánh Phanxico thành Assisi, Mẹ Teresa Calcuta và Mary, Con Gái Zion là những gương sáng sống động của Đức Tin. 

“Ánh Sáng Đức Tin” nhắc nhở chúng ta ngay từ đầu là nhiều người thời nay không công nhận ánh sáng của đức tin. “Cái ánh sáng ấy được coi là đủ đối với xã hội cổ xưa, nhưng không thực dụng đối với thời đại mới này, vì loài người đã tiến bộ rồi, họ hãnh diện với tính thuần lý của họ và hăm hở đi khám phá tương lai theo cách thức mới lạ của họ kiểu tiểu thuyết. Vì vậy, đức tin đối với một số người, bị coi là ánh sáng ảo ngăn cản con người tìm  hiểu.” Nhưng chúng ta cũng nhận thấy là ánh sáng của lý trí tự nó cũng không đủ để soi sáng tương lai; cuối cùng tương lai vẫn còn chìm ngập trong bóng tối và đầy dẫy sợ hãi vì thiếu hiểu biết. Do đó nhân loại từ bỏ tìm kiếm loại ánh sáng vĩ đại.” 

Sau này ở đoạn 35, “Ánh Sáng Đức Tin” nhắc đến câu chuyện ba nhà đạo sĩ đi tìm Chúa đêm Giáng Sinh: “Là những người được sao trời dẫn đưa tới Bethlehem (Mt 2:1-12). Đối với họ, ánh sáng Thiên Chúa hiện ra như là cuộc hành trình đã định, sao trời dẫn dắt họ trên đường khám phá sự thật. Sao trời là dấu hiệu Thiên Chúa nhẫn nại chờ đợi vì con mắt của chúng ta cần phải phát triển lớn lên để thích ứng với sự sáng láng của Thiên Chúa. Con người tôn giáo là người đi bộ du hành; họ phải sẵn sàng để được dẫn dắt, phải vong thân tự mình thoát ra khỏi mình và tìm kiếm Thiên Chúa vĩnh cửu đầy kỳ diệu. Về phần Thiên Chúa, đối với con mắt loài người, sự tôn trọng này cho chúng ta thấy, khi chúng ta đến gần Thiên Chúa, ánh sáng của loài người chúng ta không bị hòa vào cái vô biên của ánh sáng Thiên Chúa, như ánh sao bị lu mờ bởi ánh sáng bình minh, nhưng chiếu sáng tất cả mọi sự tỏ rõ hơn khi chúng đến gần ngọn lửa nguyên khởi hơn, giống như tấm gương phản chiếu ánh sáng vậy.”

 

NHỮNG ĐIỂM SÁNG TRONG “ÁNH SÁNG ĐỨC TIN” 

Chúng ta thử nêu ra 10 điểm sáng chói như những hạt kim cương trong “Ánh Sáng Đức Tin” 

1- Đoạn 4. “Ánh Sáng Đức Tin là độc nhất, bởi lẽ nó có thể chiếu sáng mọi mặt đời sống con người. Ánh Sáng đầy quyền lực này không thể đến từ chúng ta nhưng từ một nguồn nguyên thủy hơn; nói vắn gọn là đến từ Thiên Chúa. Đức tin này có được do cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã kêu gọi chúng ta và biểu lộ cho chúng ta tình yêu của người, một tình yêu có trước chúng ta và nhờ đó chúng ta được an toàn và xây dựng cuộc sống của chúng ta. Nhờ tình yêu này biến cải, chúng ta có được một viễn kiến mới, những con mắt mới để nhìn biết. Chúng ta nhận ra rằng nó bao gồm một lời hứa quan trọng đã được hoàn thành, và một viễn kiến về tương lai đang mở rộng ở trước chúng ta.” 

2- Đoạn 16: “Nếu một người hy sinh mạng sống mình vì bạn thì đó là một bằng chứng to lớn nhất về tình yêu (Ga 15:13). Chúa Giêsu đã hiến dâng mạng sống của Chúa cho tất cả mọi người, kể cả kẻ thù, để biến cải tâm hồn họ. Điều này nói lên tại sao các thánh sử có thể nhận biết giờ Chúa Kito bị đóng đanh là tột đỉnh của cái nhìn về đức tin, giờ mà tình yêu Thiên Chúa chiếu sáng lan tỏa cả chiều sâu lẫn chiều rộng.” 

3- Đoạn 17: “Văn hóa của chúng ta đã đánh mất ý nghĩa về sự hiện diện hiển nhiên của Thiên Chúa và hoạt động của người ở trần gian. Chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ có thể tìm thấy được tại một nơi ngoài thế gian, ở một mức độ thực tại khác, đã bị tách rời khỏi mọi liên hệ hàng ngày của chúng ta. Nếu đúng như vậy thì nếu Thiên Chúa không thể hành động ở trần gian được thì tình yêu của người không phải là tình yêu thực và có sức mạnh thực sự, một loại tình yêu khả dĩ ban phát hạnh phúc như đã hứa. Lúc đó, sẽ chẳng có gì khác biệt cả khi chúng ta tin hay không tin vào Người. Trái lại, người Kito hữu tuyên xưng đức tin của mình vào một tình yêu hiển nhiên và mãnh liệt của Thiên Chúa đang thực sự hành động trong lịch sử và xác định số phận sau cùng của mình. Đây là thứ tình yêu có thể nhận thấy rõ, tình yêu thực sự được thể hiện qua cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Chúa.” 

4- Đoạn 18: “Về nhiều khía cạnh của cuộc sống, chúng ta tin tưởng vào những người có hiểu biết nhiều hơn chúng ta. Chúng ta tin tưởng vào ông kiến trúc sư là người xây cất nhà cho chúng ta, bà dược sĩ cho chúng ta thuốc chữa lành bệnh, ông luật sư bảo vệ chúng ta trước tòa án. Chúng ta cũng cần những người đáng tin cậy và có nhiều hiểu biết về Thiên Chúa. Đức Giesu, con Thiên Chúa, là Đấng đã làm cho chúng ta nhận biết Thiên Chúa (Ga 1:18). Cuộc đời của Chúa Kito, cách thức Người nhận biết Chúa Cha và sống tình liên đới với Ngài cách trọn vẹn và cương quyết, mở rộng khoảng trống mới và mời gọi để cho loài người cảm nghiệm thấy.”

5- Đoạn 25: “Sống trong nền văn hóa đương đại, chúng ta thường có khuynh hướng coi những gì có tính kỹ thuật là sự thật duy nhất: sự thật là cái gì giúp ta thành công và có thể đo lường được nhờ kiến thức khoa học của mình, sự thật là cái gì có tác dụng và giúp cho cuộc sống được dễ dàng và thoải mái. Ngày nay điều đó được coi là sự thật duy nhất và chắc chắn, sự thật duy nhất có thể chia sẻ cho mọi người, sự thật duy nhất có thể dùng làm căn bản cho cuộc bàn luận hoặc những quyết định chung. Tuy nhiên ở đầu kia của cán cân, chúng ta lại thích chú ý đến những sự thật chủ quan có tính cá nhân nó chìm sâu, bám chặt vào những xác tín của mình; những sự thật này lại chỉ có giá trị tùy người và không thể đề nghị cho những người khác với mục đích phục vụ công ích. Nhưng Chân Lý, tự nó là sự thật có thể cắt nghĩa một cách dễ hiểu cuộc sống của chúng ta với cả tính cách cá nhân lẫn xã hội thì lại bị nhìn với con mắt nghi ngại.” 

6- Đoạn 26: “Đức Tin biến đổi toàn diện con người một cách rõ ràng đến độ họ trở thành tình yêu. Qua sự hòa nhập này giữa đức tin và tình yêu, chúng ta nhìn ra được loại hiểu biết mà đức tin cho thấy, sức mạnh của nó khắc phục được chúng ta và khả năng của nó có thể soi sáng cho chúng ta bước đi. Đức tin có được hiểu biết vì nó liên kết chặt chẽ với tình yêu vì tình yêu tự nó đem lại ánh sáng. Hiểu biết về Đức tin có được khi chúng ta nhận được tình yêu vô biên của Thiên Chúa, nó biến đổi chúng ta từ trong lòng và khả dĩ giúp chúng ta nhìn ra được thực tế bằng con mắt mới của chúng ta. 

7- Đoạn 46: “Thập Giới (Mười điều răn) không phải là những giới răn tiêu cực, nhưng là những hướng dẫn cụ thể giúp ta thoát khỏi cái TÔI sa mạc ích kỷ, chỉ biết bo bo giữ cho mình hầu có thể bước tới đối thoại với Thiên Chúa, được Chúa thương xót ấp ủ, rồi mang tình thương đó chia sẻ với tha nhân. Vì vậy, Đức tin là tuyên xưng tình yêu của Thiên Chúa, là nguồn gốc và Đấng nâng đỡ mọi loài mọi vật. Đức tin để cho tình yêu này hướng dẫn trên hành trình đi đến hiệp thông viên mãn với Thiên Chúa. Thập giới chính là con đường tri ân, đáp trả của tình yêu, làm cho nó trở thành khả dĩ, bởi lẽ trong đức tin, chúng ta là người tiếp nhận kinh nghiệm tình yêu Thiên Chúa biến đổi chúng ta.” 

8- Đoạn 52: “Giai đoạn đầu đức tin soi sáng loài người là gia đình. Tôi nghĩ, trước tiên và trên hết về sự hợp nhất bền chặt giữa người nam và người nữ trong hôn nhân. Sự phối hợp này phát sinh vì họ yêu thương nhau, dấu hiệu và sự hiện diện của chính tình yêu Thiên Chúa, và sự hiểu biết, chấp nhận vẻ tốt đẹp của sự khác biệt phái tính, do đó hai vợ chồng trở nên một thân xác (St 2:24) và sinh con đẻ cái tạo thành một sự sống mới, thể hiện sự tốt lành, khôn ngoan và kế hoạch tình yêu của Tạo Hóa.” 

9- Đoạn 53: “Đặc biệt những người trẻ là những người sẽ trải qua một giai đoạn của cuộc sống khá phức tạp, phong phú và quan trọng của họ, họ phải cảm thấy sự khăng khít bền chắc và yểm trợ của gia đình họ và Giáo Hội trong cuộc hành trình đức tin. Trong dịp những Ngày Giới Trẻ Thế Giới, chúng ta đã thấy giới trẻ họ biểu lộ nỗi vui mừng qua đức tin và ước vọng của họ về một cuộc sống đức tin quảng đại và vững bền hơn bao giờ hết. Giới trẻ họ muốn sống một cuộc sống trọn vẹn. Gặp Chúa Kito, họ tự để cho tình yêu Chúa nắm giữ và hướng dẫn họ, mở rộng những chân trời hiện hữu và cho nó niềm hy vọng bền vững sẽ không làm ai phải thất vọng. Đức tin không phải là nơi trú ẩn cho những kẻ nhút nhát, nhưng là cái gì có thể hưng phấn cuộc sống của chúng ta. Nó làm cho chúng ta nhận biết ra tiếng gọi uy nghiêm, ơn gọi tình yêu. Nó bảo đảm cho chúng ta thấy tình yêu này đáng tin cậy và xứng đáng ấp ủ, vì nó đặt nền tảng trên sự trung thành trọn vẹn nơi Thiên Chúa có sức mạnh hơn cái yếu đuối của mỗi chúng ta.” 

10- Đoạn 57: “Đức tin không phải là những tia sáng rải rác trong bóng tối của chúng ta, mà là một ngọn đèn đưa lối cho chúng ta đi trong đêm tối, đầy đủ cho cả cuộc hành trình của chúng ta. Đối với những ai đau khổ, Thiên Chúa không cung cấp lý lẽ để cắt nghĩa mọi sự, mà đúng ra đáp ứng của người là sự hiện diện, là lịch sử của thiện ích, nó đánh động câu chuyện đau khổ và mở ra một tia sáng. Trong Chúa Kito, chính Thiên Chúa ước muốn chia sẻ bước đường này với chúng ta để ban cho chúng ta cái nhìn của Người để chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng mà đi. Chúa Kito, người đã từng chịu đau khổ, là “người mở đường và kiện toàn đức tin của chúng ta” (Dt 12:2).”

 

ĐÔI LỜI KẾT 

Người ta có thể nhìn, có thể nghe Biển Đức XVI trên từng trang giấy, nhưng người ta cũng dễ dàng thấy Phanxico không những chỉ hiểu và bao quát được giảng huấn sâu xa của Biển Đức, mà còn thêm vào đó cái sinh khí tươi mát nhưng nồng cháy của sứ vụ Phêro của ngài mà mọi người đều nhận ra được ngay lúc ngài vừa được bầu làm giáo hoàng hôm 13 tháng 3 năm nay. 

Khi vừa cho ra thông điệp đầu tay của đức Phanxico - công trình do 4 bàn tay -, chúng tôi thực sự cảm thấy lời của Chesterton nói về một Phanxico khác như đang sống lại ở thời đại chúng ta ngày nay: “Điều Biển Đức tồn trữ thì Phanxico đem trải ra”. Nhiều người có vẻ khoái chí khi chỉ ra những phạm vi bị đứt đoạn hoặc mất liên tục giữa hai vị giáo hoàng. Nhưng “Ánh Sáng Đức Tin” đã làm cho ý nghĩ đó không còn nữa. Chúng ta không thể quên được bất cứ những gì mà Đức Phanxico chọn khi Biển Đức XVI từ nhiệm đã làm cho văn phòng giáo chủ thay đổi. Quyết định từ nhiệm của Biển Đức XVI cũng chẳng hàm chứa một thay đổi gì về đường lối của Giáo Hội. Biển Đức là một thần học gia vĩ đại và một thầy dạy tuyệt vời. Phanxico là “trưởng tế”, một người xây cầu, là người của thần học, người có cái thông minh thâm trầm của một mục tử, người của đại chúng. 

Sự thông minh của đức Phanxico tỏ lộ qua giảng huấn của ngài về lòng Chúa thương xót, ngay cả những khi ngài nói chuyện. Về lâu về dài, đường lối của ngài cũng không đặt nặng vấn đề sắc phục hay kiểu cọ ngai ghế, thánh giá vàng khi rước sách hoặc điệu bộ đi đứng cho có vẻ giáo hoàng. Thay vào đó những cái bề ngoài này lại được đặt đúng chỗ nơi thánh thiêng, thích hợp với tính duy nhất và phổ quát của sứ vụ giáo hoàng. Biển Đức là thầy dạy vĩ đại, vị kế tiếp là Phanxico là mục tử nhân lành, một mẫu mực cho tất cả chúng ta, những người có niềm tin cao cả nhưng khiêm nhường. Các ngài dạy chúng ta phải sống cuộc sống đúng nghĩa thần học, biết cầu nguyện liên tục và chiêm niệm trong thinh lặng. Những việc này sẽ giúp chúng ta sống đúng luân lý, bác ái và công bằng, biết dấn thân hy sinh cho tha nhân. 

Khi chúng tôi đọc những lời kết của “Ánh Sáng Đức Tin”, tôi đã tưởng tượng Biển Đức và Phanxico đang ngồi trong hang đá Lộ Đức ở vườn Vatican không xa lắm cả hai tư dinh tại Domus Santae Marthe và nhà dòng vừa được tân trang cho vị giáo hoàng danh dự. Cả hai cùng cất giọng đọc chung những lời trong đoạn 57: 

Chúng ta hãy từ chối, đừng để cho ai đánh cướp mất hy vọng của chúng ta hoặc  để cho nó bị lu mờ vì những hồi đáp và giải quyết dễ dàng làm cản trở bước tiến của chúng ta, bằng cách đập phá thời gian “thành từng mảnh” và biến đổi nó thành không gian. Thời gian thì luôn luôn to lớn hơn không gian nhiều. Không gian thì làm chai cứng những tiến trình phát triển trong khi thời gian thúc đẩy vươn đến tương lai và khuyến khích chúng ta đi tới trong hy vọng.” 

Điều mà Biển Đức tồn trữ thì Phanxico đem trải tung ra. “Ánh sáng Đức tin” giúp chúng ta không bao giờ để mất tầm nhìn về sự liên tục sâu xa giữa giáo hoàng Biển Đức XVI và giáo hoàng Phanxico. Sự liên tục này không chỉ biểu lộ ở chỗ cùng làm phép tượng ở vườn Vatican, cũng không phải ở chỗ cùng chia sẻ bản thông điệp được sửa soạn với tình yêu mến và tận hiến, nhưng được biểu lộ trong viễn ảnh các ngài cùng chia sẻ về đức tin và nhận  biết là Thiên Chúa hướng dẫn Giáo Hội không phải một giáo hoàng đặc biệt nào vào bất cứ lúc nào trong lịch sử. 

Fleming Island, Florida

July 18, 2013

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!