Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CON ĐƯỜNG EMMAUS HY VỌNG

Nguyễn Tiến Cảnh,MD

  

Chúng ta thường nghe nói con đường Emmaus, nhưng ít khi suy nghĩ tường tận xem con đường đó ám chỉ những gì. Dựa vào tông thư của ĐTC Biển Đức XVI Spe Salvi facti summus (Trong Hy Vọng, chúng ta được cứu rỗi), chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện hai môn đệ của Chúa Kitô trên đường Emmaus. (Luca 24: 13-35). 

Chuyện kể rằng, sau ngày Sabbath, tức ba ngày sau khi Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá và chịu táng trong mồ, hai môn đệ quá buồn phiền chán nản bèn rời Jerusalem đi về một làng nhỏ gần đó tên là Emmaus. 

Trên đường đi, Chúa sống lại đã hiện ra, cùng đi và trò chuyện với hai ông, nói về cả kinh thánh, việc Chúa Giêsu chịu chết....nhưng hai ông đã không nhận biết ra Chúa. Tin Mừng thánh Luca thuật lại rằng, Chúa thấy hai môn đệ buồn nản, chẳng còn lòng dạ nào nữa, than van rằng Chúa Giêsu, thày mình đã chịu cực hình, rồi chết và trở về trời trong vinh quang của Người. Khi tới nơi, Chúa vào nhà cùng với hai môn đệ, ngồi xuống bàn với họ, làm phép bánh và bẻ bánh với họ….Lúc đó nhờ cung cách bẻ bánh, các ông mới nhận ra Chúa chính là người lữ khách đồng hành đã nói chuyện với các ông trên đường Emmaus. Nhưng lúc đó Chúa lại biến hình khỏi tầm nhìn của các ông. Các ông quá ngỡ ngàng và kinh ngạc về sự hiện diện của Chúa. Cử chỉ bẻ bánh, một dấu hiệu Chúa hiện diện. 

Ngay lập tức sau đó, hai ông liền trở về lại Jerusalem và kể tất cả những gì đã xẩy ra mắt thấy tai nghe cho các môn đệ và bạn bè… 

Địa danh làng Emmaus thì không được xác định rõ ràng nó nằm ở đâu. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chắc chắn nó cho chúng ta một suy tư chiêm nghiệm rất phong phú đầy ý nghĩa. Emmaus có thể là bất cứ chỗ nào. Con đường dẫn đến Emmaus tức là đoạn đường tượng trưng cho cuộc hành trình đời sống của mỗi con người nói chung, của mỗi một người tín hữu Kitô giáo nói riêng ở trần thế này. Xuyên suốt đoạn đường hành trình này, Chúa Kitô phục sinh luôn luôn là người bạn đường đồng hành với chúng ta. Người đốt lửa tâm hồn chúng ta. Người nung ấm đức TIN, đức CẬY / HY VỌNG của chúng ta và BẺ BÁNH HẰNG SỐNG cùng chúng ta mỗi ngày. 

Trong câu chuyện đàm thoại giữa hai tông đồ và người lữ hành xa lạ, thánh Luca đã kể rằng một trong hai môn đệ đã nói: “Lúc đó chúng tôi đă hy vọng….” (Luca 24: 21). Như vậy có nghĩa là lúc đó chúng tôi ĐÃ TIN, chúng tôi ĐÃ THEO, chúng tôi ĐÃ HY VỌNG….nhưng bây giờ, hiện nay thì những hành động, cử chỉ, ý nghĩ đó tất cả đã qua đi rồi, không còn nữa. Ngay cả Đức Giêsu thành Nazaret là một ngôn sứ đầy quyền năng trong hành động cũng như lời nói đối với tất cả mọi người cũng đã thất bại và chúng tôi thất vọng. 

Thảm trạng này của các môn đệ trên đường Emmaus phản ảnh tình trạng của nhiều người trong chúng ta hiện nay. Đôi khi chúng ta đã đánh mất đức tin của chúng ta. Chúng ta không còn tin tưởng vào Chúa, có cảm tưởng Chúa bỏ rơi chúng ta vì những kinh nghiệm chua chát tiêu cực trong cuộc sống, vì những thất bại trong mưu toan dự tính của chúng ta. 

Tình trạng buồn nản và thất vọng của hai môn đệ này cũng tượng trưng cho các môn đệ thời nay khi họ tự mình xa rời Jerusalem, nơi Chúa bị chết treo trên thập giá và sống lại lúc mà họ không còn tin tưởng vào quyền năng và sự hiện diên sống động của Chúa. Vấn đề ma quỉ, đau khồ, cực hình, vấn đề đàn áp, bất công và lạm dụng, vấn đề sợ hãi người này người kia, những người anh em nôi bộ của mình, những người từ ngoài đến, từ những vùng xa xôi xâm nhập nôi bộ mình, đe dọa khủng bố mình làm mình phải kinh sợ. 

Nhưng con đường dẫn đến Emmaus này chính là con đường HY VỌNG có thể giúp chúng ta thanh tẩy tâm hồn, tin tưởng vào Chúa một cách hăng say mạnh mẽ và trưởng thành hơn nhờ có Chúa đồng hành với chúng ta, cũng như hai môn đệ trên đường Emmaus, vì được gặp Chúa đồng hành hướng dẫn nên đã từ tâm trạng mất niềm tin vào Người và vấp ngã vì thập giá (câu 18 , 21), các ông tìm lại được niềm tin nhờ thông hiểu lời kinh thánh (câu 25-27 và 32). Chúng ta tin tưởng hy vọng rằng Chúa sẽ giải thoát chúng ta khỏi ác quỉ, tội lỗi, đau khổ, cực hình, sợ hãi và bất công.. 

Ngày nay, mỗi khi chúng ta cầu nguyện, chuyện vãn với Chúa, lắng nghe lời Chúa là chúng ta đang đi trên đường Emmaus. Mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ là Chúa bẻ bánh và ban cho chúng ta bánh thánh tức chính máu và thịt Chúa đã tu sửa con mắt Đức Tin chúng ta để chúng ta nhìn mọi sự và mọi người bằng con mắt của Chúa, dưới ánh sáng Tình Yêu của Chúa. 

Với hành động đó, qua sự tiếp cận với Chúa Kitô phục sinh, chúng ta ngày nay có thể có được một đức tin thực sự và sâu đậm hơn, có thể nói, được vun trồng bởi lửa phục sinh. Đức tin này rất vững mạnh, được nuôi dưỡng không phải bởi tâm tư ý nghĩ của con người mà chính bởi Lời Chúa và sự Hiện Diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể. 

Đoạn Phúc Âm kỳ diệu này đã tóm gọn toàn bộ cấu trúc của thánh lễ Misa: Phần đầu thánh lễ là phần nghe lời Chúa qua các đoạn sách thánh; phần hai là phần nghi thức Thánh Thể và hiệp lễ / rước mình thánh Chúa với sự hiện diện của chính Chúa Ktô trong bí tích Thịt và Máu thánh Chúa. 

Được nuôi dưỡng tại bàn tiệc thánh lễ có hai phần như vậy, Giáo Hội luôn luôn được xây dựng bồi đắp và tân trang cải tiến từng ngày một trong đức TIN, đức CẬY / HY VỌNG và đức MẾN. Qua sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria cực thánh, chúng ta mỗi người Kito hữu, mỗi cộng đoàn, cộng đồng hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta làm hồi sinh lại, tái diễn quang cảnh hai môn đệ đi trên đường Emmaus hầu làm sống lại ân sủng đã được gặp Chúa Kitô phục sinh. 

Chúa đã sống lại, đồng hành với các môn đệ của người, đốt cháy tâm hồn họ bằng lời Chúa đối thoại, biểu hiện ra với họ qua cung cách bẻ bánh. 

Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy lòng can đảm hơn khả dĩ làm cho chính ta và những người xung quanh ta mạnh mẽ lên nhờ gương sáng của Chúa Giêsu Kito, môt tặng phẩm của cả nhân loại 

Hãy đi và làm chứng tá ân sủng về lòng thương xót của Chúa, nguồn HY VỌNG cho mỗi người chúng ta và cho cả thế giới. Hãy đặt Chúa Kitô vào trung tâm điểm đời sống của chúng ta. Hãy thiết lập lầu đài thân xác và tâm hồn của chúng ta luôn luôn hiện diện trong Người.

Chúa đã phục sinh. Hy vọng sự sống đời đời. 

Pace Garden, Fleming Island-Florida

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!