Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
AI LÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ TỘI ? (PHẤN ĐẤU ĐỂ MÀ THA THỨ)

 

 

Chúa Nhật 5 Mùa Chay, Năm C

 

(Isaiah 43:16-21; Philippians 3:8-14; John 8:1-11)

 

 

 

 

 

Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

 

 

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 8: 1-11), thánh Gioan thuật lại câu chuyện người đàn bà bị bắt vì tội ngoại tình được đem đến Chúa Giêsu để xin xét sử. Câu chuyện có hai màn rất sống động. Màn đầu là cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các luật sĩ và những người biệt phái liên quan đến một người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình mà theo luật chép trong sách Leviticus (20:10) thì phải xử phạt ném đá cho chết. Màn thứ hai là cuộc đối thoại vắn gọn giữa Chúa Giêsu và người đàn bà phạm tội.

 

 

 

MỘT VÀI ĐIỂM KHÔNG RÕ RÀNG

 

 

 

Trước khi bàn về ý chính của bài Phúc Âm hôm nay, hai điểm không rõ ràng cần được nêu lên là vị trí và tác giả của câu chuyện. Câu chuyện này không thấy trong số những bản cổ viết tay bằng tiếng Hy Lạp của thánh Gioan, vậy thì chắc chắn là nó không thuộc về phúc âm thư của thánh Gioan. Ngôn từ và cách hành văn có vẻ giống kiểu của thánh Luca nhiều hơn là thánh Gioan.

 

 

 

Có những từ và câu văn như “Núi Oliu” (Ga 8:1), “Các kinh sư” (Ga 8:3) và “Tôi không kết án” (Ga 8:11) không thường thấy trong Tin Mừng thánh Gioan nhưng lại thường thấy trong cả 3 phúc âm nhất lãm kia (Mathiêu, Marco, Luca). Những từ và câu văn như “ toàn dân” (Ga 8:2), “những kinh sư và người biệt phái” (Ga 8:3) lại thường thấy ở Luca. Tuy nhiên dù thực tế là trong câu chuyện này có những từ là của Luca hay dùng, nhưng câu văn lại không phải là của Luca. Vậy có thể nói bản văn không phải của Luca.

 

 

 

Đằng khác, một vài từ lại không thấy ở bất cứ đâu trong các Phúc Âm Thư, như: “quả tang”(Ga 8:4), “không có tội”(Ga 8:7), “chỉ còn lại một mình Người”(Ga 8:9).Rõ ràng ngôn ngữ dùng trong câu chuyện này chỉ thấy trong Tân Ước mà thôi

 

 

 

CHÚA QUÁ NHẸ TAY VỚI TỘI LỖI?

 

 

 

Trong những giảng huấn của Chúa Giêsu, chưa thấy có biến cố nào mà lòng khoan dung lại thắng thế lẽ công bằng một cách rõ ràng và rành mạch hơn là trong câu chuyện này. Các học giả kinh thánh cho rằng ở Giáo Hội sơ khai người ta coi tội ngoại tình là tội rất nặng thì chắc họ rất bối rối, phân vân trước cử chỉ khoan dung của chúa Giêsu và họ khó có thể tin là nó đã xẩy ra như vậy. Do đó, phải chăng từ nhiều năm rồi, người ta không thấy câu chuyện này nằm trong số những bản thánh thư viết tay của thánh Gioan mà chỉ được nghe truyền miệng. Có lẽ các kinh sư cũng không muốn nó bị thất lạc.

 

 

 

Tuy nhiên, nếu đọc thật cẩn thận đoạn 8 Tin Mừng thánh Gioan, ta sẽ thấy Chúa Giêsu quả là không nhẹ tay với tội lỗi đâu. Đúng ra, vì lòng trắc ẩn, thông cảm, muốn tha thứ mà Chúa đã nói một cách khác đi là khuyên bà ta “Đừng Phạm Tội Nữa.” Ngoài ra, trước tình huống này của người đàn bà, Chúa còn có trách nhiệm với các môn đệ và Giáo Hội của Chúa qua mọi thời đại nữa.

 

 

 

Một thắc mắc khó hiểu nữa là trong toàn thể các phúc âm thư, chỉ có độc nhất câu chuyện này nói về việc Chúa Giêsu cúi xuống lấy tay viết trên mặt đất. Người viết cái gì vậy, không chỉ một lần, mà hai lần? Theo thiển ý, tôi đoán chừng thông điệp Người viết trên đất là “Hãy Xưng Tội và Hòa Giải” mà bất cứ ai trong chúng ta đều phải làm trước khi tham gia và thi hành sứ vụ hoặc thừa tác viên của mình. Nó có thể dùng làm khuôn mẫu để đối sử với những người có tội.

 

 

 

Có khuynh hướng lấy sự khoan dung của Chúa ra khỏi câu chuyện, làm tiêu tan luôn lòng từ bi nhân hậu ấy vì cho rằng Chúa Giêsu quá dễ dãi với những kẻ tội lỗi. Khuynh hướng khác lại hoàn toàn chối bỏ sự hiện hữu của tội, nên chẳng cần phải sửa đổi hay được Chúa tha thứ. Cả hai khuynh hướng này đều không đúng. Từ chối khuynh hướng ác của con người và lòng khoan dung rộng mở do ân sủng cùng sự tha thứ của Thiên Chúa tức chối bỏ thông điệp của Chúa Giêsu Kitô vậy.

 

 

 

Là người công giáo, những chiến sĩ Tin Mừng, chúng ta có bổn phận phải xác định xem khuynh hướng nào đúng và chính xác. Chúng ta hãy duyệt qua truyền thống của Giáo Hội và của cộng đồng đức tin anh hùng hầu làm sáng tỏ lòng khoan dung, nhân ái và tha thứ tuyệt vời của Thiên Chúa.

 

 

 

GIÁ TRỊ VÀ MỨC ĐỘ CỦA SỰ THA THỨ

 

 

 

Chúng ta đang từ từ bước vào Tuần Thánh với cuộc khổ nạn của chúa Giêsu, thì Chúa cũng đang ngày càng phải đương đầu với chính quyền địa phương, đồng thời mối đe dọa của Người đối với chính quyền trung ương cũng ngày càng trở nên trầm trọng. Chúa Nhật sau, chúng ta sẽ thấy những diễn biến của sự tha thứ từ từ xẩy ra từ Jerusalem tới đồi Calvary và thập giá. Bài Phúc Âm hôm nay cho thấy giá trị và giới hại của sự tha thứ của Thiên Chúa được diễn tả rất đặc biệt và đầy vẻ bi hùng. Tội lỗi thì ghê tởm, nhưng kẻ phạm tội thì lại luôn luôn được yêu thương.

 

 

 

Người đàn bà bị bắt vì tội ngoại tình bị các tuật sĩ và những người biệt phái đem đến trước mặt Chúa Giêsu để buộc Chúa phải xét xử theo luật của Maisen. Câu trả lời của Chúa cho những kẻ cáo buộc bà ta “Ai trong quí vị là người không có tội thì cứ việc ném đá bà ta trước” đã khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều về hiện trạng thực tế của con người và Chúa thấu hiểu rõ ràng bản tính con người. Những kẻ cáo buộc người đàn bà đã từng người một từ từ bỏ đi lại cho chúng ta thấy sự hiểu biết của Chúa về con người quả là thông suốt. Từ chỗ đó, Người đã cảm thông và động lòng trắc ẩn, tội nghiệp lẫn yêu thương, cho nên toa thuốc Chúa cho người đàn bà với cái tội mà Người không thể chấp nhận được, là “Hãy Đi Và Đừng Phạm Tội Nữa” quả là tuyệt vời. Chúa đã không xỉ vả bà ta, đè bẹp bà ta xuống đất đen, nhưng đã kết án bà ta đúng với cái tội của bà một cách nhẹ nhàng mà không kém phần chính xác. Chắc chắn bà ta sẽ hối hận nhiều hơn lúc bà bị bắt quả tang phạm tội để chịu ném đá theo kiểu xử phạt của mấy ông luật sĩ và biệt phái.

 

 

 

SAU CÙNG CHỈ CÒN LẠI HAI NGƯỜI.

 

 

 

Nhận biết và nói cái tội của mình ra cho mọi người biết cũng là một cách tự nhận biết mình là kẻ có tội, cần phải có lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Rao truyền Tin Mừng Chúa Giêsu Kito mà không chấp nhận cần phải sửa đổi sâu xa và thực sự của từng cá nhân với lòng khoan dung của Chúa tức là từ chối thông điệp căn bản của Kito Giáo về sự sửa đổi.

 

 

 

Thánh Augustine, khi phê bình đoạn Phúc Âm này của thánh Gioan (Io. Ev. tract 33,5), đã viết một câu rất chí lý như sau: “Câu trả lời của Chúa Giêsu không phải là không tuân giữ luật lệ mà cũng không phải vì ôn hòa nhu nhược”. Thánh nhân còn nói thêm là Chúa Giêsu đã buộc những người tố cáo phải tự xét bản thân mình, xem mình có phải là kẻ có tội không? Do đó, “như là một mũi nhọn sắc bén đâm thấu tim mọi người, nên từng người một, họ đã từ từ bỏ đi hết”.

 

 

 

Khi tất cả những kẻ cáo buộc đi hết rồi, thì chỉ còn lại Chúa Giêsu và người đàn bà. Đây là một quang cảnh thật là nhức nhối, đầy vẻ khiêu khích đã được thánh Augustine diễn tả như sau: “relicti sunt duo, misera et misericordia / hai nguời còn lại, một người thì khốn nạn tơi tả, một người thì đầy lòng thương xót”. Đọc những lời bình luận này của thánh Augustine ai mà không cảm thấy rộn ràng bồi hồi trong lòng vì tình Chúa thương xót bao la như biển cả sông dài…

 

 

 

Chúa đã cúi đầu xuống dùng tay viết lên đất, đoạn ngẩng lên nhìn người dàn bà, mắt chạm mắt mà Chúa không hỏi lý do tại sao phạm tội, nhưng lại hỏi: “Họ đâu hết rồi? Không có ai kết tội chị hay sao?”(c.10). Câu trả lời của Chúa Giêsu quả là nặng nề và gây thắc mắc ưu tư vô cùng nơi người đàn bà phạm tội: “Tôi cũng không kết án chị. Hãy đi và đừng phạm tội nữa”(c.11). Thánh Augustine nhận xét: “Chúa đã không kết án con người, nhưng kết án tội lỗi. Vì nếu Chúa bảo vệ tội và tha tội, Chúa sẽ nói ‘Tôi sẽ không kết án chị; hãy đi đi và sống như chị muốn; hãy yên chí, tôi tha cho chị; tuy nhiên chị phạm tội nhiều, tôi sẽ tha chị khỏi mọi hình phạt’. Nhưng Chúa đã không nói như vậy” (Io Ev, tract. 33,6).

 

 

 

Kẻ thù thực sự của chúng ta thì luôn luôn liên kết với tội lỗi, mà tội lỗi thì sẽ đưa cuộc sống của chúng ta đến thất bại. Chúa Giêsu đã gửi người đàn bà ngoại tình đi xa, cách biệt khỏi chúng ta với lời khuyên: “Hãy đi và đừng phạm tội nữa”. Chúa tha thứ cho người đàn bà để “từ đó về sau” bà ta sẽ không phạm tội nữa. Chỉ có Thiên Chúa tha thứ và Tình Yêu của Thiên Chúa được tiếp nhận với tấm lòng cởi mở và thành thật mới cho chúng ta sức mạnh để chống trả lại ác quỉ mà “không phạm tội nữa” để có được tràn đầy tình yêu Thiên Chúa và sức mạnh. Thái độ Yêu Thương và Tha Thứ của Chúa Giêsu chính là mẫu mực, trọng tâm và phương châm sinh hoạt của mỗi cộng đồng chúng ta.

 

 

 

PHẤN ĐẤU ĐỂ MÀ THA THỨ

 

 

 

Chúng ta là ai trên đường hành trình của chúng ta hiện nay? Đau thương thì tràn ngập thế giới và Giáo Hội của chúng ta. Cả thế giới lẫn Giáo Hội đều cần có lòng Chúa thương xót -cộng đồng cần tình thương xót, con người cần lòng trắc ẩn và nhân hậu. Nhưng lòng thương xót, niềm trắc ẩn này không phải như nước chảy ra từ những thông điệp của Tin Mừng, mà phải là từ tình yêu bền bỉ và chắc chắn của Thiên Chúa dành cho chúng ta, một loại tình yêu có thể nói là cần phải phấn đấu từng ngày từng giờ.

 

 

 

Chắc quí vị, ai cũng biết câu chuyên mà Sister Helen Prejean viết, có tựa đề là “Dead Man Walking / Đoạn Đường Đi Cuối Cùng Của Người Tử Tù”, sách bán chạy nhất, best selling book, đã được diễn xuất thành movie rất nổi tiếng. Nhân câu chuyện Phúc Âm hôm nay, lại vào Mùa Chay Thánh, chúng ta đang nói về cuộc vật lộn đấu tranh để có lòng tha thứ và hòa giải nằm trong trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu, tôi xin được trích dẫn đôi lời của sister Helen được ghi trong cuốn sách của vị nữ tu khả kính và đặc biệt này để chúng ta cùng suy niệm .

 

 

 

Chị Prejean viết: “Lloyd LeBlanc đã nói với tôi là ông đã thỏa mãn vì Patrick Sonnier (người đã giết con trai của ông) đã bị bắt bỏ tù. Ông đi dự cuộc hành hình

 

-ông nói- không phải để trả thù, nhưng là để hy vọng có một lời xin lỗi.

 

 

 

Patrick Sonnier đã không làm ông LeBlanc phải thất vọng. Trước khi lên ghế điện, hắn đã nói ‘Thưa ông LeBlanc, tôi muốn xin lỗi ông về những điều mà tôi và Eddie đã làm,’ và ông LeBlanc đã gật đầu, tỏ ý chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ.

 

 

 

“Ông nói rằng khi ông đi với cảnh sát đến cánh đồng mía để nhận diện con ông, ông đã quì gối xuống bên cạnh con ông -‘đang nằm đó với hai con mắt bị móc lòi ra ngoài như hai hòn đạn’- và ông đã đọc kinh Lạy Cha. Khi đọc đến câu: ‘Xin tha tội cho chúng tôi như chúng tôi tha tội cho những ai có tội với chúng tôi,’ ông đã không ngừng và nghi ngờ gì cả và nói tiếp ‘Bất cứ ai làm điều này thì tôi cũng tha thứ cho họ hết.’

 

 

 

“Nhưng ông công nhận rằng đó quả là một cuộc phấn đấu, vật lộn để lướt thắng những cảm giác cay đắng và hận thù dâng cao trong ông, nhất là mỗi năm khi ông nhớ tới ngày sinh nhật của David, con ông và lại nghĩ là nó chết một lần nữa. Ông tưởng tượng David lên 20, lên 25, rồi lấy vợ, David đứng ở cửa sau nhà với một đàn con nhỏ đang quấn quít ôm chân nó. Rồi David sẽ lớn lên như ông mà ông sẽ chẳng bao giờ biết được.

 

 

 

“Tha thứ thì không bao giờ dễ dàng cả. Mỗi ngày chúng ta phải cầu nguyện, phải phấn đấu và phải quyết thắng.”(1)

 

(Dead Man Walking pp.244-245 New York:Vintage Books, Random House, 1993)

 

 

 

Fleming Island, Florida

 

March 15, 2013

 

NTC

 

_______________

 

 

 

 

 

(1) ĐÔI GIÒNG VỀ SISTER HELEN PREJEAN, C.S.J.

 

 

 

Sister Helen Prejean sinh ngày 21-4-1939 tại Baton Rouge, Louisiana, USA, là nữ tu thuộc Hội Dòng Thánh Giuse (Congregation of St. Joseph).

 

 

 

Chị là một nữ tu rất sinh động, đã dấn thân mang đạo vào đời, mang đời hòa với đạo. Chị xả thân tranh đấu cho những kẻ cô thể, khốn cùng đang đợi giờ phút ra đi, không phải tự mình chọn hay Chúa biểu mà do một quyết định của một bàn tay thứ ba. Những người bị kết án tử hình. Nhờ chị mà thế giới, những người không thuộc Công Giáo biết đến Công Giáo, biết đến Chúa, biết đến những tinh hoa của Kito giáo, biết thế nào là Khoan Dung và Tha Thứ, một đặc thù của Kito giáo, không phải tự nhiên mà có mà phải do phấn đấu liên tục và hồng ân Thiên Chúa ban cho.

 

 

 

 

 

 

Chị Helen Prejean, C.S.J.

 

Làm Mục vụ cho các tử tù

 

 

 

Chị bắt đầu hoạt động mục vụ cho các tử tù ở New Orleans, LA năm 1981. Năm 1982 có người quen viết cho chị nhờ giúp một tử tù tên Elmo Patrick Sonnier đang bị giam ở nhà tù Louisiana State Penitensiary. Chị đã đi thăm Sonnier và đồng ý làm cố vấn thiêng liêng cho anh ta cho đến khi anh bị đưa lên ghế điện. Kinh nghiệm đã giúp chị suy tư rất nhiều về tiến trình liên quan đến việc xử tử, và chị bắt đầu lên tiếng chống lại án tử hình. Đồng thời chị cũng khám phá ra Survive, một tổ chức chuyên tư vấn giúp đỡ các gia đình nạn nhân của bạo hành.

 

Vì được giúp các tử tù và chứng kiến nhiều cuộc xử tử, Chị đã trở thành thủ lãnh phong trào đòi hủy bỏ án tử hình ở Hoa Kỳ từ năm 1993 đến 1995.

 

 

 

Dead Man Walking / Đoạn Đường Đi Cuối Cùng Của Người Tử Tù

 

 

 

Đây là tác phẩm đầu tay rất nổi tiếng của chị nói về những liên hệ của chị với Sonnier và nhiều tử tù khác. Truyện đã được diễn xuất thành movie, ca kịch và kịch nói. Trong movie tài tử Susan Sarandon đóng vai Prejean đã được Academy Award là tài tử diễn xuất hay nhất. Chị Prejean không được gì cả nhưng được đóng một vai nhỏ trong film làm một người đàn bà cầm nến cháy sáng đứng bên ngoài, ở cổng nhà tù Louisiana State Penitensiary.

 

Thêm vào với Sonnier còn có tử tù Robert Lee Willie cùng với bạn là Joseph Jesse Vaccaro, đã hiếp và giết cô Faith Hathaway 18 tuổi ngày 28-5-1980; 8 ngày sau hắn lại bắt cóc một cặp ở Madisonville dọc theo sông Tchefuncte ở Louisiana và đem về Alabama. Chúng hiếp một bé gái 16 tuổi tên Debbie Morris (tên gọi là Cuevas), sau này là tác giả cuốn sách Forgiving the Dead Man Walking và rồi lại đâm và bắn người tình 20 tuổi tên Mark Brewster đoạn trói vào một cây làm liệt từ thắt lưng trở xuống.

 

Tháng hai năm 2011, chị Prejean tặng tất cả bản gốc các tác phẩm cho Đại Học DePaul University.

 

 

 

Vận động, Tác Phẩm.

 

 

 

Năm 1999, chị Prejean thành lập Tổ Chứa Triển Hạn 2000, một phong trào dùng thỉnh nguyện thư và vận động với chính quyền yêu cầu triển hạn thi hành án tử hình. Tổ chức này cuối cùng đã lớn mạnh và trở thành một phong trào có tính cách quốc gia, tên là The Moratorium Campaign / Phong Trào Vận Động Triển Hạn, nhân viên lúc đầu gồm có Robert Jones, Theresa Meisz và Jené O’Keefe. Rồi đến Tổ Chức Làm Chứng cho Những Người Vô Tội / Witness to Innocence, gồm những tử tù còn sống sót là những người bị kết án vì những tội mà họ không hề phạm, khởi đầu hoạt động dưới bóng của Phong Trào Vận Động Triển Hạn.

 

Tác phẩm thứ hai của chị Prejean The Death of Innocents: An Eyewitness Account of Wrongful Executions, xuất bản tháng 12 năm 2004. Chị kể câu chuyện của 2 tử tù Dobie Gillis Williams và Joseph O’Dell mà chính chị đã đi với họ ra tận phòng hành quyết. Chị tin rằng hai người này vô tội. Sách cũng ghi lại lịch sử án tử hình gần đây do Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định, đồng thời cũng nói lên được hướng đi của an tử hình qua hồ sơ để lại của George W. Bush lúc ông còn làm thống đốc Texas.

 

 

 

Giải Thưởng

 

 

 

*1998: World Pacem in Terris Award/Bình An Dưới Thế. Giải này lấy tên của chủ đề của Tông Thư của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII kêu gọi mọi người thiện chí kiến tạo Hòa Bình trên thế giới năm 1963

 

* 1996: Pax Christi USA Pope Paul VI Teacher of Peace Award

 

 

 

Hoạt động hiện nay của chị Helen Prejean

 

 

 

Hiện chị đã lớn tuổi nhưng vẫn còn năng động. Chị chú tâm vào việc thảo luận, tranh cãi về án tử hình trên Network ở New Orleans và dùng thời giờ đi diễn thuyết khắp Hoa Kỳ và thế giới.

 

Chị và người em gái là Ann Antrobus cũng đã thực sự dấn thân hoạt động tại Trung Tâm Batahola Norte ở Nicaragua (Centro Cultural Batahola Norte /CCBN) hay còn gọi là Những Người Bạn của Batahola / Friends of Batahola.

 

 

 

Đây là một Trung Tâm, một tổ chức vô vị lợi có tính cộng đồng do Sister Margie và Linh mục Angel Torrellas thành lập năm 1983 trong thời kỳ chiến tranh giải phóng (Contra War) ở Nicaragua. Trung Tâm sẽ huấn luyện và cuối khóa học sẽ cấp chứng chỉ tốt nghiệp về kỹ thuật, nghệ thuật, chương trình chống bạo động, cấp học bổng và thư viện cộng đồng. Tổ chức này có mục đích thêm sức mạnh, quyền lực cho mọi cá nhân con người, nhất là nữ giới và giới trẻ để cải tạo xã hội theo nền giáo dục thánh đức và nghệ thuật. Những tình nguyện viên từ Hoa Kỳ tới (từng 2 người một) phải sống và làm việc ở Nicaragua trong vòng 2 năm trong các cộng đồng Nicaragua và tuân theo mục đích của trung tâm. Họ phải thực sự sống để phát triển đời sống tâm linh và lương tâm xã hội qua cuộc sống cộng đồng của họ. Những giá trị họ phải chia sẻ với mọi thành viên của cộng đồng là:

 

*Hành trang: Tình nguyện viên phải sống cởi mở, biết lắng nghe và học hỏi cũng như chia sẻ với thành viên của cộng đồng

 

*Công Bằng xã hội: Là cộng tác viện của Trung Tâm, tình nguyện viên phải trở thành một trong toàn thể yếu tố của chu kỳ suy tư và hành động của Trung Tâm để cải tạo xã hội. Đồng thời phải yểm trợ sáng kiến của Trung Tâm trong khi cố gắng sống cuộc sống đơn giản, vừa đủ, không xa hoa.

 

*Đời sống Thiêng liêng/Tinh Thần: Thăm dò, tìm kiếm và học hỏi đời sống thiêng liêng với nhau và với cả cộng đồng qua những cuộc cầu nguyện riêng và chung, trau dồi đức tin, suy niệm và tĩnh tâm.

 

*Nhiều công việc khác: Tùy khả năng, tình nguyện viên có thể dạy Anh Văn, nhạc, ca hát, bơi lội, thể thao, sinh hoạt vui chơi ngoài trời cho giới trẻ…, đưa sáng kiến cho Trung Tâm về bất cứ cái gì hầu cải tạo xã hội, giúp con người thăng tiến về mọi mặt…

 

 

 

Hiện có cả ngàn sinh viên ghi danh theo Trung Tâm với 20 khóa học mỗi năm.

 

 

 

15-3-2013

 

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!