Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
“LỬA THỬ VÀNG, GIAN NAN THỬ ĐỨC”

CHÚA NHẬT I MÙA CHAY -Năm C

(Deuteronomy 26:4-10; Romans 10:8-13; Luke 4:1-13)

 

Nguyễn Tiến Cảnh ,MD

Chúa Giêsu đã thắng ba cơn cám dỗ một cách oanh liệt, quả là một gương sáng ngời cho chúng ta, đặc biệt trong mùa chay thánh này. Thứ tư Lễ Tro đã đưa ra cho chúng ta ba hướng dẫn căn bản để suy niệm và thực hành trong Mùa Chay: Làm việc Thiện, Cầu Nguyện và Ăn Chay Hãm Mình.

 Mùa Chay là mùa của Đoàn Kết, Chia SẻMở Rộng Lòng với những người anh chị em xa gần, đặc biệt những ngưòi cần được giúp đỡ nhất. Mùa Chay cũng là thời gian thuận lợi để cầu nguyện, cầu nguyện riêng và chung, đươc hướng dẫn bởi lời Chúa trong kinh phụng vụ mỗi ngày. Mùa Chay mời gọi chúng ta suy niệm việc Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa. Làm sao chúng ta có thể phát huy những tập quán tốt để có thể vượt qua được những cám dỗ mà chúng ta thường gặp hàng ngày trong cuộc sống? Việt Nam ta có câu tục ngữ: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức.”

 

CHÚA THÁNH LINH DẪN ĐỨC GIÊSU VÀO HOANG ĐỊA

 Chắc chúng ta ai cũng biết câu chuyện Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ trong sa mạc qua ba tiến trình, đã được thánh Mathiêu và Luca kể lại. Cũng chính Chúa Thánh Linh hiện xuống trên chúa Giêsu dưới dạng chim bồ câu lúc Người chịu phép thanh tẩy (Lc 3:21-22) thì nay lại dẫn Chúa Giêsu đi vào hoang địa 40 ngày để bị ma quỉ cám dỗ. Con số 40 ngày gợi nhớ lại 40 năm dân Israel/Do Thái phải đi lang thang nơi hoang địa trong thời kỳ bị lưu đày (Deut. 8:2).

Đọc chuyện chúa Giêsu bị cám dỗ, như biết bao nhiêu người qua các thời đại, chúng ta cũng nên thắc mắc tại sao Chúa Thánh Thần lại dẫn Chúa Giêsu vào hoang địa để cho ma quỉ cám dỗ? Đức Giêsu là Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì không thể bị cám dỗ. Vậy tại sao chúa Giêsu lại bị cám dỗ?  Chúng ta hóa giải, cắt nghĩa thế nào về những điều chúng ta biết về Thiên Chúa, về đức Giêsu và sự cám dỗ, nếu chỉ dựa vào những điều được viết ra trong Tin Mừng?

 

SỰ CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU DƯỚI CON MẮT THÁNH LUCA

Chúng ta thử coi những khía cạnh quan trọng của bài Tin Mừng hôm nay với thánh Luca. Đọc Tin Mừng thì ta tưởng rằng Chúa Thánh Linh dẫn Đức Giêsu đi vào hoang địa để cho bị cám dỗ, nhưng không phải vậy. Chúa Thánh Linh không dẫn Đức Giêsu đi vào chỗ cám dỗ. Chúa Thánh Linh dẫn Đức Giêsu đi vào hoang địa. Ma quỉ lợi dụng lúc thể xác Chúa quá mệt mỏi, lại cô đơn nơi hoang địa thì giở trò cám dỗ ra. Satan coi lúc đó là “cơ hội tốt” và có thể hắn còn toan tính nhắm vào “những dịp khác” nữa. Ma quỉ cám dỗ, không phải Chúa Thánh Linh cám dỗ! Phải chăng Chúa Giêsu muốn vẽ ra trước cho chúng ta thấy một khung cảnh mà chúng ta sẽ phải gặp trong cuộc sống hàng ngày? Cạm bẫy và cám dỗ…là do chính ma quỉ, cái ác tính của chính con người chúng ta tạo ra.

Không phải thánh Mathiêu (4:1-11) cũng chẳng phải thánh Luca đã sắp đặt cho cuộc cám dỗ này có một tiến trình tuần tự như vậy. Luca diễn tả ba biến cố theo khía cạnh địa lý; hai cơn cám dỗ đầu ở trong hoang địa, rồi đến một cám dỗ nữa ở trên đỉnh tháp đền thờ. Theo Mathiêu thì hơi khác, cơn cám dỗ ở trên núi cao là cơn cám dỗ sau cùng vì sau đó Chúa Giêsu nói: “Hỡi Satan, hãy cút đi khỏi ta.” Như vậy, tiến trình của Mathiêu có thể là theo thứ tự thời gian tính. Tuy nhiên việc này cũng không có gì là đối nghịch nhau giữa hai thánh sử.

Thánh Luca đã diễn tả ba cơn cám dỗ đặc biệt như đã xẩy ra sau 40 ngày chay trường của chúa Giêsu (Lc 4:2-3). Thiên Chúa có thể chịu đựng nhiều thử thách và cám dỗ trong vòng 40 ngày, nhưng ba cơn cám dỗ này đã là những thử thách tột đỉnh và mãnh liệt nhất của chúa Giêsu vì lúc đó Chúa quá cô đơn nơi hoang địa. Thánh Luca kết thúc cuộc chay tịnh 40 ngày của chúa Giêsu bằng cơn cám dỗ chúa chịu trên đỉnh tháp đền thờ ở Jerusalem, một thị trấn của định mệnh, vì cuối cùng, chính ở Jerusalem Chúa Giêsu đã phải đối đầu với số phận nghiệt ngã của Người (Lc 9:51; 13:33).

Trong cơn cám dỗ đầu tiên, trả lời của chúa Giêsu với tên quỷ không có nghĩ là Chúa từ chối thức ăn là thứ cần thiết cho sự sống thể xác, nhưng đời sống tinh thần như cuộc hành trình đi về vĩnh cửa phải là ưu tiên. Muốn theo Chúa thì không thể chỉ dựa vào những gì thuộc về trần thế. Nếu chúng ta phụ thuộc vào của cải vật chất, danh quyền trần thế, không biết đến Thiên Chúa, thì chúng ta đã sa cơn cám dỗ và phạm tội.

Cám dỗ thứ hai đưa ta ở ngã rẽ: Thờ lạy Thiên Chúa hay tôn vinh ma quỉ. Chúa Giêsu mắng tên quỷ và cho hắn biết Thiên Chúa là trên hết,  Người kiểm soát tất cả mọi sự. Điều này rất quan trọng đối với chúng ta, để nghe và để tin, nhất là khi chúng ta bị mê hoặc, lôi kéo, lấn át bởi vẻ hào nhoáng của quyền uy, danh vọng, tiền tài, khi chúng ta coi tất cả mọi sự chung quanh ta như là nơi nương tựa, bóng che thân, nhưng thực sự đó chỉ là những đám mây đen tối và ác quỉ. Chỉ có Thiên Chúa là đấng sau cùng làm chủ số phận của chúng ta mà thôi.

Cám dỗ thứ ba, tên quỉ tính thử xem Thiên Chúa yêu chúa Giêsu đến mức nào. Chúa Giêsu trả lời hắn “Ngươi không được ngạo mạn thử thách quyền năng của Thiên Chúa là Chúa ngươi.”

Thánh Luca cho biết tên quỉ đã bỏ chúa Giêsu và “không dám cám dỗ Chúa nữa” (Lc 4:13).  Chúng ta có nghĩ như vậy không? Theo thánh Luca (Lc 4:13) thì tên quỉ đã kết thúc cơn cám dỗ đó vì “một lý do nào đó” hoặc hắn“chờ một cơ hội tốt khác”. Cơ hội tốt này đối với ma quỉ sẽ xẩy ra trước giờ Chúa Giêsu chịu nạn và chịu chết (Lc 22:3, 31-32, 53). Đó là lúc Chúa đã chịu đựng cảnh lẻ loi cô đơn trong sa mạc hoang vu, hầu như vô phương chống trả với gió lạnh của khí trời khắc nghiệt, dòng giã ngày đêm, mà tưởng chừng như cả Thiên Chúa cũng vắng mặt. Kinh nghiệm về cảnh cô đơn nơi sa mạc hoang dại này nói lên một phần của đời sống con người từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành.

 

NHỮNG CÁM DỖ CỦA CHÚNG TA

Đúng vậy, ngay từ lúc khởi đầu cuộc rao truyền Tin Mừng, chúa Giêsu đã phải công khai đối đầu với kẻ thù. Người bắt đầu cuộc chiến đấu của Người bằng sức mạnh Tin Mừng suốt đêm trường đầy hoài nghi, bối rối và cám dỗ. Nó nhắc nhở chúng ta chớ có bao giờ quên những gương sáng của Chúa, để đừng rơi vào cạm bẫy của ma quỉ. Nó sẽ dụ chúng ta bằng những cám dỗ như nó đã làm với chúa Giêsu. Đưa ra những quyền uy, danh vọng, tình, tiến để mê hoặc ta, những của ngon vật lạ để khiêu khích thị hiếu và khẩu vị chúng ta, phủ dụ chúng ta đó là những thứ thực tế ở đời, còn Thiên Chúa là những gì xa vời viển vông. Chớ có mắc bẫy. Hãy tin cậy nơi Chúa, Người sẽ làm cho chúng ta vững mạnh.

Cám dỗ là những mê hoặc khiến ta tưởng mình oai phong ghê gớm lắm nhưng thực ra chúng làm cho chúng ta trở nên nhỏ bé, xấu xa, hèn hạ và ti tiện. Cám dỗ là những xảo thuật, cạm bẫy, giả dối…lúc ngon ngọt lúc hung dữ, là những thứ mà ma quỉ luôn luôn nghĩ tới. Quyền lực của hắn thường mạnh mẽ hơn sức mạnh của con người. Ma quỉ cố gắng kiểm soát, điều khiển chúng ta, khiến chúng ta không nhận thức ra được hắn là tên ngoan cố, chiến đấu, phủ dụ chúng ta bằng mọi giá, cố công chiếm cho bằng được dù một ly một tấc cũng không từ bỏ. Nhưng Chúa Giêsu không để cho hắn chiếm đoạt chúng ta nếu chúng ta biết tin tưởng, cậy trông vào Chúa.

Cuộc chiến đấu thắng lợi của chúa Giêsu gợi cho chúng ta những vấn nạn quan trọng. Những kinh nghiệm “sa mạc” mà chúng ta gặp trong đời là những kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm chúng ta đang phải sống và tranh đấu hiện nay là những kinh nghiệm nào? Giữa những rối rắm và bận rộn của cuộc sống, làm sao và khi nào chúng ta có thể kiếm ra được những giây phút  để chiêm nghiệm về cuộc sống vĩnh hằng của chúng ta? Chúng ta đã sống thế nào giữa bầu khí hoang dại và sa mạc của chính chúng ta?  Chúng ta có đủ can đảm và bền chí để chiến đấu chống lại ma quỉ không? Chúng ta chống cự lại thế nào để biến cải những sa mạc khô cằn của chúng ta thành những cách đồng phì nhiêu cho cuộc sống?

Thật khó có thể tạo ra một ngăn cách lớn lao giữa Chúa Giêsu Kitô và chúng ta sau khi chúng ta chịu phép thanh tẩy và được ơn Chúa cứu chuộc qua thập giá. Những cố gắng và yếu đuối của chúng ta đã trở thành địa danh đặc quyền để chúng ta tiếp cận với Chúa Kitô, không phải với chính Người là Thiên Chúa, nhưng nhờ con Người ở trên thập giá. Chúa Giêsu đã bị thử thách về mọi phương diện như chúng ta -Người biết tất cả những khó khăn của chúng ta. Người là một Người đã được thử thách. Người biết rõ điều kiện của chúng ta từ trong tới ngoài- nhờ đó Người đã có được một khả năng trắc ẩn, biêt rung động cảm thương trước những tình huống bi ai sầu thảm của chúng ta. Người là đấng đã trải qua những đau khổ, nên Người có cái truyền cảm để thực sự cảm nhận thấy cái đau khổ của kẻ khác. Từ Chúa Giêsu, chúng ta nhận thức được Thiên Chúa hiện diện trong chúng ta và bảo vệ, gìn giữ chúng ta giữa những thử thách, cám dỗ gay go, ngay cả khi chúng ta là kẻ tội lỗi.

Là Kito hữu, chúng tôi phải luôn luôn chiến đấu với những dục vọng do bản tính tội lỗi của con người. Chúng tôi không thể chống trả lại cám dỗ nếu không có ân sủng của Chúa. Thiên Chúa luôn luôn mời gọi chúng tôi hãy  tin tưởng vào Chúa, không phải vào sức riêng của chúng tôi, để chống trả lại mọi cám dỗ trước khi nó biến thành tội. Bởi vì không phải cơn cám dỗ dẫn chúng tôi tới tội, nhưng vì chúng tôi thiếu cương quyết chống lại nó và tin tưởng nơi Chúa là đấng giải thoát chúng tôi.

 

ĐỨC KITÔ CẢM THÔNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA CHÚNG TA

Đức Giêsu, bạn của những người thu thuế và những kẻ tội lỗi, Người biết rất rõ cám dỗ có thể đè bẹp con người một cách dễ dàng. Nạn nhân của nghèo đói, vô cảm, thiên kiến, áp bức, sách nhiễu, bạo động và nghiện ngập cho chúng ta thấy con người có thể sa ngã một cách dễ dàng khi khốn khổ vượt quá sức chịu đựng. Những ai biết cầu nguyện cùng Chúa Giêsu thì sẽ được Người chia sẻ những cảm quan sâu xa về sự bất lực và yếu đuối ấy  của con người.

Chúa Kitô cũng là con người nên Người cảm thông được những chiến đấu của chúng ta. Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Do Thái có viết: “ Bởi có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diên như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần.”(Hebrews 4: 14-16)     

Lạy Chúa Kito,

Chúa là Thiên Chúa đời con

Chúa biết con là kẻ yếu đưối.

Xin đừng đưa con vào nơi tội lỗi

Đừng để con sa cơn cám dỗ

Xin dẫn con vào nơi chiêm nghiệm,

Đường công chính,

Chốn tình yêu,

Nơi an bình

Xin ban cho con ân sủng Chúa

Để con biết trung thành, cây tin nơi Chúa

Biết nhận chân con là ai và sẽ về đâu

Về với Chúa

Là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu. Amen

 

Fleming Island, Florida

Feb. 14, 2013

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!