Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
Bài Viết Của
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ HIỆN NAY CỦA LINH MỤC TRẦN MẠNH HÙNG.
ÁN TỬ HÌNH VÀ SỰ THAY ĐỔI VỀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Tình Yêu Thiên Chúa, Ôi Tuyệt Vời
HÃY NHÌN VÀO BÊN TRONG TÂM HỒN ĐỂ KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI KHÁC
CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN BÊN CON: Niềm Xác Tín Của Cá Nhân
HÃY NHỚ LẠI NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU CHÚA ĐÃ LÀM (Thánh vịnh 104, 4-5)
Video Tâm Sự Người Linh Mục.
TA YÊU MẾN THIÊN CHÚA VÌ NGÀI ĐÃ BAN TÌNH YÊU CỦA NGÀI CHO CHÚNG TA.
LUẬT TỰ NHIÊN [1]
Nhân vị và hành vi nhân linh
SUY TƯ VÀ CẢM NGHIỆM VỀ KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI VÀ MẦU NHIỆM NHẬP THỂ
TÌNH YÊU THIÊN CHÚA BIỂU LỘ QUA TÌNH BẰNG HỮU
ĐỨC TRINH NỮ MARIA, Người Mẹ Yêu Dấu Của Tôi
GẶP GỠ CHÚA TRONG SỰ TĨNH LẶNG CỦA TÂM HỒN MÌNH
CÀNG GẶP THỬ THÁCH, TA CÀNG BÁM CHẶT VÀO CHÚA
THẬP GIÁ ĐỨC KITÔ LÀ CHÓP ĐỈNH TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM Chúa Luôn Hiện Diện Bên Con:
TÌNH CHÚA VẪN MÃI TÍN TRUNG SAU 28 NĂM
THÁNH Ý CHÚA LÀ SỰ BÌNH AN CỦA CON
“VÌ KHÔNG CÓ THẦY, ANH EM CHẲNG LÀM GÌ ĐƯỢC”
TRONG CÁI RỦI, CÓ CÁI MAY (SỰ QUAN PHÒNG KỲ DIỆU CỦA THIÊN CHÚA)
ĐIỀU KỲ DIỆU: CÂY ĐÀN VĨ CẦM
“THIÊN CHÚA – NGƯỜI THỢ THÊU TÀI BA”
TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TẠI HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CHỨC LINH MỤC.
Phỏng vấn Linh Mục Tiến Sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng về Diễn Biến Ngoạn Mục trong Y Khoa vừa xảy ra.
Lần đầu tiên trong y khoa, một bệnh nhân tại Mỹ đã được ghép tim từ con lợn.
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM LƯƠNG TÂM CỦA LINH MỤC PHÊRÔ TRẦN MẠNH HÙNG VỪA MỚI XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI
QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ SỰ SỐNG CON NGƯỜI.
Những cảm nhận về cuốn sách SỰ SỐNG VÀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM: NỀN TẢNG LUÂN LÝ CHO XÃ HỘI của Linh mục Tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD.
CHÚA LUÔN HIỆN DIỆN BÊN CON: NIỀM XÁC TÍN CỦA CÁ NHÂN
MƯỜI ĐIỂM CẦN THIẾT CHO ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
CHIA SẺ MỘT VÀI SUY TƯ VỀ CẨM NANG DÀNH CHO CÁC CHA GIẢI TỘI – VADE MECUM
VIDEOS VỀ TẾ BÀO GỐC do Lm Trần Mạnh Hùng trình bày đã đưa lên YouTube.
TÌNH CHÚA YÊU TÔI
TÌM HIỂU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN BẢN VÔ TÍNH, ÁP DỤNG CHO LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ VÚ
Bài Thuyết Trình 6: QUAN ĐIỂM VÀ LẬP TRƯỜNG CỦA GÍAO HỘI CÔNG GIÁO VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC.
Bài thuyết trình 5: TẾ BÀO GỐC TRONG Y KHOA TRỊ LIỆU
Bài thuyết trình 4: Các Khoa Học Gia Người Mỹ Và Trung Quốc Đã Thành Công Nhân Bản Vô Tính Chuột Bằng Phương Pháp Sử Dụng Tế Bào Da.
MỘT PHÔI ĐƯỢC TẠO THÀNH BỞI BA CHA MẸ

 

Các nhà khoa học gia người Anh tại Đại học Newcastle đã thành công trong việc tạo nên phôi người, sử dụng DNA (cấu tử cơ bản di truyền)[1] của hai phụ nữ và một người nam.

Tin này đã được công bố bởi các báo chí ngoại quốc, đặc biệt là tờ Telegraph U.K vào thứ Ba, ngày 05 tháng 02 năm 2008 với tựa đề: “Transplant creates embryos with three parents.” Bài viết được thực hiện bởi Roger Highfield, chủ bút phần khoa học.[2]

Điều này cho thấy sự tiến triển vượt bực của ngành y-sinh-học hiện nay, cùng lúc điều đó cũng là sự thách đố đối với khái niệm cơ bản trước đây, là mỗi người trong chúng ta, chỉ có một cha và một mẹ, xét về mặt sinh học.

Có lẽ qúi vị độc gỉa vẫn còn nhớ, cách đây khoảng hơn ba tháng, kể từ ngày giới truyền thông và báo chí thế giới loan tin sự kiện các khoa học gia người Mỹ và Nhật đã thành công trong việc “Biến Tế Bào Da Thành Tế Bào Gốc - http://www.khoahoc.net/baivo/tranmanhhung/061207-tebaodatebaogoc.htm.[3]  Điều này đã gây chấn động trên toàn thế giới, vì bước tiến nhảy vọt trong lãnh vực ngành y của thế kỷ thứ 21. Nay giới truyền thông đại chúng lại tiếp tục công bố một khám phá mới, với nhiều triển vọng có thể đem lại phương cách chữa trị cho các phụ nữ mắc chứng bệnh ty lạp thể di truyền (mitochondrial inherited disease), hầu ngăn chặn không cho nó truyền sang con cái mà họ sẽ cưu mang. Tưởng cũng nên nói rõ là chứng bệnh ty lạp thể này chỉ lưu truyền từ người mẹ sang cho đứa con mà thôi.

Các cấu tử di truyền của ty lạp thể (mitochondrial DNA) hiện diện xung quanh nhân của tế bào trứng, chứ không phải chính trong nhân. Nó có DNA riêng của chính nó và khác biệt với DNA nhân của tế bào trứng. 

Các ty lạp thể (mitochondria) là những túi năng lượng rất nhỏ, nằm bên trong các tế bào nhằm để cung cấp năng lực cho các tế bào. Chức năng của nó là biến thức ăn thành năng lực và có nhiệm vụ quản lý các hệ thống năng lượng trong cơ thể con người.

Những sai lạc về di truyền học có thể xảy ra là vì các ty lạp thể đã không đốt hết các ôxi (oxygen) và hấp thụ toàn bộ các dưỡng chất, từ đó dẫn đến việc tích tụ các chất độc trong cơ thể, và các chất độc này là nguyên nhân cho hơn 50 chứng bệnh khác nhau. Những khiếm khuyết nơi DNA của ty lạp thể có thể dẫn đến nhiều chúng bệnh nan y khác nhau, chẳng hạn như: bị mù lòa, bị điếc, bị tiểu đường, bệnh động kinh, bệnh teo cơ hay loạn dưỡng cơ bắp, bệnh chậm phát triển về tâm thần.

 Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng các chứng bệnh này có thể tránh được, nếu các phôi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh được thực hiện phương pháp ghép ty lạp thể.

 

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VIỆC CẤY-GHÉP TY LẠP THỂ

 

Photo – Courtesy of  The Sydney Morning Herald 

 

Trước tiên các khoa học gia cho phối tinh trùng và trứng của cặp vợ chồng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Sau đó, DNA nhân của (tế bào) trứng đã thụ tinh sẽ được tách ra khỏi tế bào này và đem cấy vào một tế bào trứng khác, mà nhân của nó đã được tách ra trước đó. Tế bào trứng này được hiến tặng do một phụ nữ mà người đó không mắc chứng bệnh ty lạp thể di truyền. Cho nên nhân của tế bào trứng đã thụ tinh vẫn ở trạng thái nguyên vẹn, không có gì thay đổi. Lẽ đó, phôi được tạo thành chỉ có duy nhất nhân giữa người cha và người mẹ. Chính vì lý do đó mà trẻ em sơ sinh sau này lớn lên,  nó có hình dạng và đặc tính giống như cha mẹ.[4]  

Theo sự nhận xét của các chuyên gia thì việc ghép ty lạp thể sẽ không có ảnh hưởng hoặc làm thay đổi cá tính, đặc điểm và hình dáng của đứa bé đối với cha mẹ thật của nó.

Kỹ thuật này, hiện nay, chỉ mới có thực hiện trong các phòng thí nghiệm mà thôi. Các khoa học gia sử dụng các phôi không bình thường được coi như là thặng dư từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi tạo thành các phôi này theo như cách thức mô tả ở trên, các khoa học gia chỉ được quyền giữ và nghiên cứu trong vòng sáu ngày, sau đó phải hủy diệt các phôi đó. 

Nhóm chuyên gia tại Đại học Newcastle hy vọng rằng, với kỹ thuật ghép ty lạp thể tinh vi và mới mẻ này, mà họ đã thử nghiệm trên mười cái phôi, có rất nhiều triển vọng rất khả quan là cuối cùng họ sẽ khử trừ được căn bệnh ty lạp thể di truyền. Các chuyên gia hy vọng trong vòng 3-5 năm nữa, họ sẽ có thể áp dụng cách chữa trị này, chính thức cho bệnh nhân. 

Hiện nay, cứ một trong 5.000 trẻ em sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Nó dần dần phát triển vào các độ tuổi khác nhau và thường gây nên việc chết yểu, thường thì trước hai tuổi.

Sự khiếm khuyết của các ty lạp thể được ví như tình trạng của chiếc mày cassette hay radio bị hết bin, nó cần phải được thay bin mới. Hoặc giống như chiếc xe hơi bị hết bình ắc-quy, cần phải thay bình mới thì sau đó mới có thể hoạt động bình thường trở lại. Việc ghép các ty lạp thể giống như việc thay bin mới hay thay bình ắc-quy mới, mà điều này thì không có ảnh hưởng gì đến hình dáng hay đặc điểm của chiếc xe. Bản chất của máy cassette và chiếc xe hơi vẩn nguyên vẹn, không có gì thay đổi cả.  

Tuy nhiên, một số nhà luân lý tỏ vẻ quan tâm và e ngại rằng: các phát minh mới này sẽ tạo điều kiện và đưa các khoa học gia đi xa thêm một bước nữa trong tương lai, là họ có thể tạo nên các em bé theo như kiểm mẫu mà họ mong muốn (designer babies).[5] 

Linh mục tiến sĩ Joseph Parkinson, Giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh Học tại Tổng Giáo Phận Perth, tiểu bang Tây Úc đã đưa ra nhận định như sau: “Khoa học luôn luôn đi trước khả năng suy tính của cộng đồng xã hội, nhất là những vấn đề liên quan đến luân lý, bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật mới và cách thức điều trị trong y khoa. Điều này có thể gây nên sự rối rắm về nhận thức vai trò làm cha mẹ, bởi vì một người phụ nữ thứ hai đã được đưa vào trong qũy đạo của sự việc.” 

Mặc dầu đã được khuyến cáo từ nhiều góc độ, xã hội (Tây phương) chúng ta dường như đã đơn giản chấp nhận luận lý của kỹ thuật sinh sản hiện đại và nền kỹ nghệ thụ tinh bằng phương pháp ống nghiệm, và cái phương cách mới này, đó là dấu chỉ sự nối dài của hệ luận trên: “Nếu như chúng ta có khả năng tạo nên các em bé trong phòng thí nghiệm, thì tại sao ta lại không tạo nên các trẻ em hoàn hảo (đây là phương thức ưu-sinh đã được nhà độc tài Hitler người Đức cho thử nghiệm trong thời đệ nhị thế chiến).”[6]

Thực sự luận lý này rất hấp dẫn, khó có thễ cưỡng lại và khoa học thì bị quyến rũ khá mạnh, tuy nhiên chính nó đã lẫn tránh những vấn nạn hóc búa về mặt luân lý.

 

Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng

L.J. Goody Bioethics Centre in WA

AUSTRALIA.


[1] . DNA: Deoxyribonucleic Acid – the genetic material found in all living things, contains the inherited characteristics of every living organism – cấu tử cơ bản của gien.

[2] . Roger Highfield, “Transplant creates embryos with three parents,” The Telegraph U.K - Thứ Ba, ngày 05 tháng 02 năm 2008. http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?xml=/earth/2008/02/05/sciparent105.xml

[3] .   Trần Mạnh Hùng,  Biến Tế Bào Da Thành Tế Bào Gốc.     http://www.khoahoc.net/baivo/tranmanhhung/061207-tebaodatebaogoc.htm  hoặc

Trần Mạnh Hùng,  Tái tạo da thành tế bào gốc

http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=4&Cat_Sub_ID=11&news_id=18385 

[4] . Deborah Smith (Science Editor), “Three parents produce one embryo,”  The Sydney Morning Herald – Wednesday,  February 6, 2008. 

[5] . Ben Hirschler,  “Two Mums Plus Dad Made This Embryo,” AFT/Reuters, Wednesday, 6 February 2008.

[6] . Cathy O’Leary (Medical Editor),  “Embry Made from the DNA of 3 Parents,”  The West Australian – 6 February 2008, p. 7.

Tác giả: Lm. Trần Mạnh Hùng, STD

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!