Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
NÓI VỚI CHÚNG, KHÔNG NÓI CHO CHÚNG (BÀI 2)

Nếu chúng ta muốn con cái chúng ta thay đổi quan niệm của chúng, chúng ta phải dẫn chúng đi xem để cho chúng thấy một sự thay đổi quan niệm sẽ đưa đến lối làm việc kết quả hơn. Chúng ta cần phải chấp nhận con cái chúng ta như những thành viên trong việc tạo nên một sự hài hòa trong gia đình. Tư tưởng và cái nhìn của chúng thì quan trọng, cách riêng vì chúng phù hợp với con trẻ. Những tư tưởng nầy tạo nên lối lý luận riêng của đứa trẻ – lý luận một cách vô ý thức cho cách cư xử của nó. Bảo một đứa trẻ đừng làm điều nó đã biết là sai là một điều vô ích, vì làm sai là phương tiện để đạt được mục đích sai lầm của nó. Những cảnh cáo như thế chỉ làm tăng sự quyết tâm của nó. Nó cảm thấy nó có quyền đối với ý kiến của nó. Những điều nầy không thể bị phủ nhận bỡi lý luận. Người ta phải xem lý luận tâm lý cho rằng một sự không hài lòng cũng được ước muốn nếu nó mang lại sự chú ý hoặc uy quyền. Lắng nghe đứa con chúng ta, có nghĩa là khám phá cái lý luận của nó. Giúp nó có nghĩa là hướng dẫn nó đến một cái nhìn khác mà từ đó nó có thể thấy những cái lợi không được thấy trước đây. 

Một đứa trẻ muốn uy quyền thì cũng muốn được yêu thích. Ở đây, chúng ta có thể thảo luận những khó khăn của việc muốn được cả hai. Nó có thể bắt đầu thấy rằng nó sẽ không được quí mến nếu nó muốn là một người hay gây sự, và nó sẽ phải bổ túc lối suy nghĩ mà nó thích. Nói thẳng với nó rằng: “Con không được yêu thích nếu con là một đứa hay gây sự” chỉ làm nó thêm thù ghét mà thôi. “Người ta cảm thấy thế nào đối với một người hay gây sự? Nếu một người hay sinh sự muốn được yêu thích, họ sẽ làm gì? Họ có sự chọn lựa không?” Những câu hỏi như thế dẫn đứa trẻ khám phá ra cái gì nên tiếp tục và nó nên góp phần. Nó phải chấp nhận: việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào nó. 

Giả sử rằng bà mẹ nghe thấy hai đứa con trai của mình đang đánh nhau vì một đứa chơi gian trong khi đánh bài. Bà quyết định đứng ngoài cuộc. Nhưng sau đó, vào một lúc yên tĩnh, thân thiện, bà cảm thấy muốn có một cuộc thảo luận về việc gian trá: “Cả hai con biết: gian trá là sai. Nó cũng làm mất đi sự vui thích mà các con có thể có nếu các con chơi tử tế. Tại sao không quyết định chơi theo luật của trò chơi và không gian trá.”  Bà nói một cách lịch sự trong một cách thế thân thiện. Nhưng đây không là thảo luận mà là bài giảng huấn. Nó có lý luận nhưng không tâm lý. 

Tuy nhiên, giả sử rằng một hai ngày sau, bà mẹ nói với hai đứa con trai bà rằng: “Mẹ lấy làm lạ một điều.” Bấy giờ cả hai đứa trẻ sẽ tò mò, hỏi: “Mẹ lấy làm lạ về điều gì?” Bà gây được chú ý của chúng. Bây giờ bà tiến hành một cách gián tiếp: “Giả sử rằng hai người chơi bài và một người gian dối. Cái gì xảy ra? Chúng đánh nhau? Hãy thử nghĩ tại sao một trong họ gian dối?” Từ đây trở đi, câu trả lời sẽ cho thấy bằng chứng về cách mỗi đứa trẻ nghĩ. Một đứa nói: “Vì nó muốn thắng” hoặc “vì nó muốn làm kẻ trên”. Đứa khác có thể nói: “Vì con không muốn luôn bị loại bỏ lại đàng sau.” Mỗi lần như vậy, bà mẹ hỏi đứa kia nghĩ gì về câu trả lời đó. Bà đang tìm tin tức và đồng thời muốn để cho những đứa trẻ nhận thức được rằng cái gì đang trong đầu chúng. Cuối cùng, bà có thể hỏi: “Đứa ăn gian cảm thấy thế nào về đứa bị nó ăn gian? Con có nghĩ hai đứa nầy có thể học chơi bài cách công bình không? Cách nào? Mỗi người có thể làm gì?” Sau câu hỏi và câu trả lời, bà mẹ đã hiểu được cách thông suốt vấn đề là do sự cạnh tranh, bà có thể nói một cách thân tình: “Mẹ vui là biết được các con nghĩ gì? Điều nầy giúp mẹ rất nhiều. 

Bà mẹ đã gieo giống cho tư tưởng. Bà không cần nói gì cả về điều bà nghĩ nên được thực hiện. Con cái đã được hướng dẫn để xem cái gì là vấn đề, và đâu là những giải quyết có thể đạt được. Hãy để chúng nghiên cứu và xem cái gì xảy ra. 

Không ai, trẻ con cũng như người lớn, thích đối diện với vấn đề, trong đó họ có thể là sai nếu nó được trình bày như một sự tố cáo để bắt đầu. Nếu chúng ta nói một cách chung chung về cái khó khăn của người khác hơn là của hai thằng bé con mình, chúng ta có một khoảng cách để tạo nên một sự khách quan. Chúng ta càng muốn nhìn vào vấn đề của người khác khi thảo luận những khó khăn với con cái chúng ta, chúng ta càng xem ra dễ dàng hơn và cũng dễ đạt được kết quả tốt đẹp hơn. 

Tuy nhiên, nhiều lúc chúng ta cũng cần dùng những cách thế trực tiếp như: “Mẹ có vấn đề. Mẹ không biết con nghĩ gì về việc đó? Khi mẹ cố gắng dọn bữa tối lên bàn, con lại muốn mẹ giúp con làm bài. Mẹ làm sao làm được hai việc trong cùng một lúc. Con nghĩ cần phải làm gì?” 

Bất cứ vấn đề nào chúng ta có thể nêu ra trong cuộc thảo luận đều có thể là cơ bản cho hành động tương lai về phía chúng ta. Chúng ta sẽ không có thông tin nếu chúng ta cố gắng sửa một ý tưởng sai lầm bằng cách dạy đời. Điều nầy chỉ làm chúng ta thất bại. Con cái chúng ta không thể cởi mở nếu chúng ta gây cho chúng ấn tượng rằng chúng thì quá sai lầm. Nếu chúng đưa ra một tư tưởng rõ ràng là không thể chấp nhận, chúng ta cũng phải chấp nhận nó ít là một thời gian. “Con có thể có điểm hay đó, nhưng mẹ ngẫm nghĩ làm sao nó có thể làm được nếu mọi người đều như vậy?” Nếu đứa trẻ tỏ ra cưỡng ép để tiếp tục thảo luận vì chúng ta nói rằng ý tưởng của nó không làm được, hãy để nó qua một bên. “Chúng ta sẽ suy nghĩ về việc đó và sẽ thảo luận trong một ít ngày nữa. Có thể chúng ta sẽ có những tư tưởng khác lúc bấy giờ.” 

Nói cho con trẻ có nghĩa là nói cho chúng cách chúng ta muốn những điều đó được làm, diễn tả một đòi hỏi vâng lời, đòi hỏi một kiểu mẫu về cách suy nghĩ của riêng chúng ta. 

Nói với con trẻ có nghĩa là chúng ta và chúng cùng nhau tìm kiếm tư tưởng như một cái gì nên làm để giải quyết vấn đề và thăng tiến tình thế. Vậy, chúng có một phần sáng tạo trong việc xây dựng một sự hài hòa cho gia đình và nhận thức rằng cả chúng nữa cũng phải đóng góp vào cho cái toàn thể. Điều nầy không có ý nói chúng có quyền điều khiển gia đình theo ý muốn riêng của chúng. Sự thảo luận là một tiến trình mà qua đó chúng ta cố gắng đi đến một giải quyết tốt đẹp nhất vấn đề chúng ta đang gặp phải cho lợi ích của tất cả những người có liên quan. Nhiều người nghĩ rằng phương cách tâm lý mới có nghĩa là nhượng bước cho con trẻ, bỏ đi sự lãnh đạo của người lớn. Trái lại thì đúng hơn. Khi chúng ta không ngồi xuống với con trẻ để nói chuyện về những vấn đề hiện tại, khi chúng ta không để cho chúng bộc lộ tư tưởng của chúng và lắng nghe chúng, bấy giờ chúng thật sự làm điều chúng muốn và chúng ta mất đi ảnh hưởng trên cách sống của chúng. Sự cộng tác cần phải được thuyết phục – nó không thể bị cưỡng bách – và cách tốt nhất để chiếm được sự cộng tác là cho tự do nói về điều mỗi người nghĩ và cảm thấy, và cùng nhau tìm xem những cách thế tốt hơn để giải quyết những vấn đề với nhau.  

Lm. Lê văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!