Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
TÔN GIÁO

Với người cộng sản “tôn giáo là thuốc phiện” nên họ bài bác. Nhưng với hầu hết mọi người chúng ta, tôn giáo phục vụ như một nguồn sinh khí đi tìm sự thiện hảo. Lý tưởng, giá trị luân lý, và những khát vọng cao quí nhất của chúng ta bắt nguồn từ tôn giáo và được nuôi dưỡng trong tôn giáo. Vì thế, tôn giáo rất cần thiết cho đời sống con người. Nhưng tôn giáo có thể bị lạm dụng. 

Phi Hùng 5 tuổi, suốt buổi sáng xem ra có vẻ không được vui. Không có gì bà mẹ đề nghị làm nó vừa lòng. Sự chịu đựng của bà mẹ xem chừng đã cạn. Sau cùng, bà đưa cho nó một tập báo và một cái kéo, và đề nghị nó ngồi trong phòng cắt những hình ảnh ra. Bà trở lại với công việc của bà. Sau đó, bà khám phá ra cậu bé đã lôi tất cả các sách trong tầm tay vói của cậu ra khỏi giá sách và vung vãi chung quanh phòng. Hôc bàn cũng đều được mở và mọi thứ trong đó được tung toé trên sàn. Bà mẹ giận dữ, lôi cổ thằng bé, lắc lư, và hét nó: “Cái gì làm khổ con? Con là một đứa trẻ bướng bỉnh suốt buổi sáng. Bây giờ con đi tới ngồi trên chiếc ghế trong bếp cho tới giờ cơm trưa. Nếu cần, mẹ phải cột con vào đó. Con không biết rằng Thiên Chúa sẽ phạt con nếu con không học trở nên tốt. Ngài không thích những đứa trẻ xấu.” 

Phi Hùng không phải là đứa trẻ hạnh phúc. Nó giận dữ. Nó tìm kiếm sự báo thù. Bà mẹ càng phạt nó, nó càng cảm thấy phải phục thù. Nó không muốn trở thành xấu. Nó muốn nên tốt. Nhưng nó không biết tại sao nó lại làm như thế. 

Bất cứ khi nào bố mẹ đe dọa đứa trẻ “Thiên Chúa sẽ phạt con”, đứa trẻ đang có vấn đề và chúng ta lại giao vấn đề cho quyền hạn của Đấng trên cao. Đứa trẻ cảm thấy có cái tự hào rằng không ai có thể làm gì được nó. Vì không có hình phạt nào từ Thiên Chúa đến ngay lập tức, nên nó sẽ cười chê một sự đe dọa như thế. Vì thế, thật là vô ích nếu dùng sự đe dọa như thế như một kỷ thuật cho việc huấn luyện. 

Bà mẹ thấy đứa con gái mình nói dối một cách trơ trẽn, bà mẹ khó chịu bảo: “Thuỳ Vân, con có biết nói dối là không tốt không? Những người nói dối không ai thích họ. Linh hồn họ thất đáng thương. Con có nghĩ rằng Chúa và các thánh không thích những người như vậy không? Chúa muốn chúng ta phải chân thành và chân thật. Không có chỗ trên nước trời cho những người nói dối. Nếu con nói dối, con không tốt!” 

Thật dễ cho một đứa trẻ nên tốt đến nỗi nó không thể trở nên xấu được nếu nó không gặp những chướng ngại trong môi trường nó sống. Chính những chướng ngại làm nó thất vọng và quay sang quậy phá như một lối thoát để ra khỏi sự khó khăn của nó. Vì đứa trẻ có mục đích trong cách hành xử sai lầm, nên việc giáo dục không làm thay đổi cũng không cất đi những chướng ngại. Nó chỉ càng làm tăng thêm sự chán nản. Khi chúng ta có một lý tưởng, chúng ta cố gắng để đạt được, nhưng khi chúng ta chỉ cho đứa trẻ thấy nó còn cách xa lý tưởng, chúng ta chỉ làm tăng thêm sự thất vọng và làm cho nó khó có thể bắt đầu được. Cần tránh sự lên án, vì việc giáo dục cần sự khích lệ và sự cổ võ để giúp đứa trẻ ra khỏi những khó khăn của nó. Đứa trẻ biết rằng nó phải nên tốt. Vì không biết mục đích của hành động nên đứa trẻ thất vọng về việc khó đạt được lý tưởng của nó. Một sự xung khắc xảy ra giữa cái nó biết mình nên làm và cái nó thấy mình đang làm. Và vì không thể đi cả hai lối một lúc, nó phải học giả vờ. Nó học ẩn núp đàng sau ý hướng tốt khi mục đích thật của nó hoàn toàn đối nghịch. Khi sự giáo huấn được dùng để kích động hành động tốt, chúng ta thấy con trẻ với bộ mặt xấu. Chúng cố gắng dưới mọi trường hợp để xuất hiện trong ánh sáng luân lý tốt đẹp nhất. Chúng lo sợ rằng sự bất xứng thật của chúng sẽ cho thấy bộ mặt của chúng. Chúng càng tốn nhiều năng lực cho dáng vẻ bên ngoài và cho sự sợ sệt đó, chúng càng ít dồn năng lực cho sự phát triển và cho sự lớn lên thật sự. 

Sự việc bố mẹ khuyến khích đứa trẻ đi tới tham gia những sinh hoạt nhà thờ vào ngày chủ nhật trong lúc họ vẫn cứ ở nhà, cho thấy một hình ảnh đặc biệt đối với đứa trẻ. Dường như có hai tiêu chuẩn luân lý: một cho con trẻ và một cho người lớn. Trẻ con phải đi tham dự những sinh hoạt nhà thờ ngày chủ nhật để học trở nên tốt trong khi bố mẹ không còn cần thiết sự huấn luyện nầy. Nhưng trẻ con thường cảm thấy rằng bố mẹ cũng làm điều xấu, cũng bất công đối với chúng nó, nhưng tại sao họ lại có đặc quyền không phải tham dự những sinh hoạt tôn giáo như chúng nó. Cảm giác của chúng về sự bình quyền bị xúc phạm. Điều đó thêm vào cảm giác bị đàn áp bỡi người lớn. Điều đó cũng làm cho việc tham dự những sinh hoạt tôn giáo thành một bổn phận không thể chấp nhận được và làm thất bại mục đích của sự huấn luyện tôn giáo. Vì thế, bố mẹ cần phải làm gương, phải đi tiên phong trong vấn đề tôn giáo. 

Nếu đứa trẻ lớn đủ để có quan niệm về cuộc sống đời sau và những đe dọa về hình phạt hỏa ngục được dùng, nó có thể phát triển sự sợ hãi về sự chết, về tương lai, về cái vô hình. Sự sợ như thế có thể ám ảnh cuộc đời nó, không cho nó sự tự do để lớn và sức mạnh để gánh lấy trách nhiệm. Nó phải đối diện với một ông ngáo ộp, một ông kẹ, người luôn theo dõi những hành vi của nó để sẵn sàng ban tặng cho nó những hình phạt nếu nó có những hành vi bất xứng. Vì thế, nó có thể phát triển một sự hận thù đối với ông thần nào đó chỉ muốn dòm ngó để lên án nó. Và vì cảm giác như thế không thể diễn tả được, đứa trẻ càng làm cho bộ diện bên ngoài thêm sai lầm. Sự xung đột giữa ý hướng thật và sự giả vờ chỉ đưa tới tình trạng càng không thể thích nghi hoặc tình trạng bị bệnh tâm thần.  

Vì thế, chúng ta cần phải cắt nghĩa kinh thánh hay trình bày giáo lý cho con trẻ một cách thích hợp. Sự giải thích phải phù hợp với tuổi tác, kiến thức, văn hóa, và hợp với văn minh thời đại để giúp con trẻ thu thập vốn liếng cần thiết cho đời sống tâm linh mà không làm khủng hoảng chúng trong vấn đề tâm lý. Sự giáo huấn của tôn giáo có thể được dùng để giúp cho con trẻ biết khám phá ra rằng một số loại hành động chắc chắn nào đó đã được tìm thấy là sai trái vì chúng đã làm hư hại sự liên hệ tốt đẹp và hạnh phúc giữa con người. Bố mẹ và con cái có thể thảo luận về những câu chuyện và dò xem những khả năng giải quyết những xung khắc để sự thân tình  và sự hài hòa có thể được phục hồi. Tất cả chúng ta đều gặp khó khăn. Trẻ con cần biết rằng chúng ta đang cùng chung chuyến tàu, và chúng ta cũng phải tìm lối để phục hồi sự hài hòa là cái tuyệt đẹp của cuộc sống mà chúng ta cần phải bảo tồn nếu chúng ta muốn cuộc đời chúng ta có ý nghĩa và nên thi vị. 

Lm. Le van Quang.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!