Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
TRƯỚC SAU NHƯ MỘT

Chúng ta có câu: “Quân tử nhất ngôn”. Người quân tử đã nói thì phải giữ lời. Là bố mẹ, chúng ta đã hứa gì với con trẻ, chúng ta phải giữ lời hứa. Điều nầy rất cần thiết cho vấn đề giáo dục của chúng ta đối với con trẻ. 

Người bán giày mang ra nhiều đôi giày cho cô bé Bích Thủy để thử. “Cưng ơi, con muốn chọn lấy đôi nào?” bà mẹ nói. Đôi giày màu trắng hải quân xem ra thích hợp, nhưng cô bé hãy còn lưỡng lự. Một lúc sau, Bích Thủy nói: “Mẹ ơi, con muốn đôi giày đỏ kia!” Người bán giày mang đôi đỏ ra và cô bé mắt sáng lên với đôi giày đó. “Nhưng con ơi, đôi màu trắng kia thực dụng hơn. Nó có thể hợp với mọi thứ. Con có chắc con muốn đôi đỏ không?” “Vâng, thưa mẹ” cô bé đáp trong lúc đứng trước tủ kính đựng giày. “Con đến mang thử đôi giày trắng đi.” Cô bé đang thử nhìn những đôi giày màu khác. Bà mẹ nói với người bán hàng: “Chúng tôi lấy đôi giày màu trắng.” “Không, mẹ! Con muốn đôi giày màu đỏ kìa!” “Con ơi, đôi giày đỏ không thực dụng mấy. Con sẽ chán nó cưng ơi. Nghe mẹ đi. Lấy đôi trắng đó.” Cô bé nhảy đổng lên, chấp nhận quyết định của mẹ. 

Lúc đầu, bà mẹ nói với cô bé cho cô bé chọn, nhưng rồi chính bà lại quyết định. Bà mẹ không giữ lời. Nếu chúng ta dạy con trẻ biết chọn lựa cách thông thái, chúng ta phải cho chúng có cơ hội để chọn lựa, và nếu cần cứ để cho chúng chọn lựa dẫu có sai lầm. Chúng sẽ học bằng những kinh nghiệm thiết thực nhiều hơn là từ những bài giảng dạy chúng ta. Cô bé nhìn thấy bà mẹ giống như một đại gia chủ không để cho cô chọn lựa cái cô muốn. Cô bé không thể hiểu được sự chọn lựa nào là thực dụng. Nếu bà mẹ đã giữ lời hứa và để cho cô bé lấy đôi giày đỏ, cô bé có thể khám phá cho chính nó rằng đôi đỏ không phù hợp với tất cả những bộ quần áo của cô. Vì không thể mua giày nữa cho đến khi đôi giày đỏ cũ kỹ đi, cô bé phải sống với cái quyết định của cô đó, nên có thể cô sẽ xem xét kỹ càng hơn đối với quyết định lần tới. Bà mẹ lẽ ra nên hành động như một nhà giáo dục hơn là một bà chủ. 

Bích Thùy 3 tuổi đang chơi trong sân cát dưới ánh nắng ngày đầu của mùa hè. Bà mẹ cảm thấy cô bé đã phơi nắng đủ rồi. “Đội mũ lên con, Bích Thùy ơi!” bà nói trong lúc tiếp tục làm cỏ trong vườn. Cô bé xem ra không nghe mẹ và tiếp tục đổ cát vào trong thùng. “Bích Thùy ơi! Mẹ đã bảo con đội mũ lên.” Cô bé nhảy ra khỏi sân cát và chạy về xích đu. “Con ơi, trở lại đây. Mẹ muốn con đội mũ.” Cô bé quay lưng về phía mẹ và ngồi trên xích đu. Bà mẹ nhún vai và bỏ qua vấn đề. 

Rõ ràng là Bích thùy đang được dạy trong sự bất tuân phục. Bà mẹ nói nhiều quá và không hành động. Bà làm một yêu sách và không theo đến cùng. Cô bé đã khám phá ra rằng mình có thể coi thường điều mà bà mẹ nói. 

Bà mẹ có thể cảm thấy rằng yêu sách của bà đã được hỗ trợ bỡi sự quan tâm của bà đối với cô bé. Tuy nhiên, tiến trình của bà cho thấy sự thiếu kính trọng đối với cô bé và chính mình. Cô bé không biết gì là nắng cháy nên cảm thấy đòi hỏi của bà giống như của một bạo chúa, đặc biệt khi được sai bảo trong hình thức của một mệnh lệnh, là cái thường gây nên một sự nổi loạn tức khắc. Yêu sách của bà là một sự mời gọi đi đến sự tranh quyền. Nếu bà mẹ thật sự cảm thấy rằng cô bé nên được bảo vệ bỡi cái mũ, nhưng cô bé phớt lờ lời yêu cầu đầu tiên, bà mẹ nên theo đến cùng và cá nhân bà nên lấy mũ đội cho đứa trẻ. Nếu cô bé kháng cự, quyết định: cô bé phải được đưa ra khỏi chỗ nắng, đòi hỏi bà phải đem cô bé vào trong nhà. Bà mẹ phải học nghĩ kỹ trước khi đòi hỏi sự phù hợp và rồi phải theo tới cùng với sự nhất quyết hành động. 

“Mẹ ơi!” Cô bé Kim Thoa vừa gọi vừa kéo váy bà mẹ trong lúc họ đi qua gian hàng 50 xu trong khu mua bán. “Vâng cái gì vậy?” “Cho con 50 xu đi.” “Để làm gì?” “Con muốn cỡi ngựa.” “Không được, hôm nay không được.” “Cho con đi mẹ” cô bé lè nhè. “Mẹ nói không. Đến đây. Mẹ có nhiều việc phải làm hôm nay.” Cô bé bắt đầu khóc cách đáng thương. “Được rồi, mẹ cho con cỡi một cái thôi nhé! Nhưng hãy nhớ. Chỉ được một cái thôi.” Bà mẹ giúp nó ngồi lên con ngựa máy, nhét 50 xu vào, và đứng chờ trong lúc cô bé thưởng thức cỡi ngựa. 

Thoạt đầu bà nói không và rồi lại cho phép. Bà thiếu can đảm để nói không và thiếu can đảm để nhất trí về điều đó, vì bà thương hại đứa trẻ đang khóc cách thảm thương khi bị đe dọa không cho điều nó muốn. 

Bà mẹ huấn luyện cô bé coi thường lời của bà và cảm thấy rằng nếu nó dùng sức mạnh của nước mắt nó có thể được điều nó muốn. Có một lối giải quyết đơn giản đối với vấn đề. Cô bé nên có sự cho phép. Khi nó xin mẹ nó 50 xu, bà mẹ có thể trả lời: “Hãy dùng tiền đã được cho của con.” Nếu cô bé không để dành lại, điều đó kết thúc vấn đề. Bà không cần phải trả lời, lý luận, ban cho, cũng không cần phải cho muợn để khấu trừ lần tới. Nếu nó có 50 xu để cỡi ngựa thì tốt. Nếu nó không có, đó là chuyện của nó. Bà mẹ phải nhất quyết với lời nói “không” và theo tới cùng, nhưng tuyệt đối tránh khỏi sự tranh chấp với đứa trẻ. 

Bà mẹ đang chiến đấu với một cuộc chiến đầy gian nan là: phải gọi 2 cậu bé Quang Minh và Quang Trung ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng. Bà đã đi dự một vài lớp ở Trung Tâm Hướng Dẫn Giáo Dục con trẻ nên bà đã học được điều nầy là: phải nhất quyết thi hành. Bà đi mua đồng hồ báo thức và nói với hai đứa trẻ rằng tùy chúng xếp đặt giờ giấc để báo chuông dậy. Sáng hôm sau, bà nghe tiếng chuông đồng hồ reo và rồi ngừng kêu. Bà lắng nghe và chờ đợi. Không có gì nhúc nhích. Nửa giờ sau, bà nhận ra rằng các cậu bé đã ngủ lại. Bà đi gọi chúng dậy: “Mẹ đã bảo tụi con. Tụi con phải tự thức dậy và mẹ muốn nói điều đó. Đồng hồ báo thức đã xổ nửa giờ rồi. Dậy đi. Mau lên nào!” 

Bà mẹ khởi sự thật tuyệt vời nhưng không theo đến cùng vì bà không thật sự muốn nói rằng những đứa con của bà phải tự dậy. Bà không nhất quyết. Bà vẫn muốn kêu chúng dậy. Gọi chúng dậy vẫn là công việc của bà. 

Nếu bà mẹ muốn hai đứa con trai của bà phải tự dậy lấy, bà phải để cho chúng lãnh lấy trách nhiệm và bà phải hoàn toàn rút lui. Nếu chúng làm ngưng tiếng đồng hồ reo và tiếp tục ngủ, đó là công việc của chúng. Cuối cùng khi chúng thức dậy, chúng phải đi tới trường học, không kể trễ bao lâu, và chúng phải đối diện với hậu quả của chúng. Ngày nầy qua ngày khác, bà phải nhất quyết và theo tới cùng điều bà đã quyết định. Khi các con bà thấy rằng chúng không thể đẩy bà đi vào cuộc chiến gọi chúng dậy, chúng sẽ nhận lấy trách nhiệm của chúng. 

Nhất quyết là một phần của trật tự và như thế giúp thiết lập vòng đai và sự giới hạn là cái cung cấp cho đứa trẻ cảm giác an toàn. Chúng ta không thể mong đợi phương cách huấn luyện của chúng ta có kết quả nếu chúng ta áp dụng chúng thiếu trật tự. Điều đó chỉ làm cho đứa trẻ thêm lẫn lộn. Trái lại, đứa trẻ sẽ cảm thấy chắc chắn và an toàn nếu chúng ta nhất quyết và nếu chúng ta theo đuổi tới cùng chương trình giáo dục của chúng ta.  Và như thế, đứa trẻ sẽ học tôn trọng trật tự và biết rõ chỗ nó đang đứng.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!