Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
ĐỪNG THƯƠNG HẠI (3)

(Ông bố choàng tay ôm các con và nói với giọng cứng rắn rằng: “Đối diện với cái chết của mẹ, chúng ta cảm thấy một nỗi đau khổ lớn lao, nhưng hãy nhớ: chúng ta phải thương mẹ với sự can đảm, không phải với sự thất vọng. Đó là cách mẹ các con ước muốn, và bố tin chắc rằng các con có thể làm được điều đó như mẹ ước muốn.”) 

Anh Thư 9 tuổi, Mỹ Hoa 7 tuổi, và Anh Tuấn 6 tuổi, sống với dì Mỹ Linh và 2 đứa con gái của bà: Huyền Linh 8 tuổi và Thục Linh 5 tuổi vì bà mẹ của chúng đang nằm bệnh viện. Ông bố ăn tối với chúng mỗi tối và rồi đi nhà thương canh mẹ. Thỉnh thoảng dì Mỹ Linh cũng đi và bấy giờ ông dượng Anh Minh cố gắng làm cho chúng vui với những câu chuyện hoặc trò chơi. Dì Mỹ Linh cảm thấy mình kiệt sức và xuống tinh thần, một phần vì bỗng nhiên phải chăm sóc thêm ba đứa trẻ, và một phần vì sự quan tâm đối với người em rất thân thiện với bà. Những người lớn đều biết rằng bà mẹ của Anh Thư đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm vì bệnh ung thư. Họ không muốn cho con trẻ biết về bệnh tình của người mẹ. Cách đây một năm rưỡi, bà mẹ cũng ở nhà thương và trở về với chúng. Bất cứ lúc nào chúng nó hỏi “khi nào mẹ về”, chúng đều được nói rằng”sắp về”. Chúng cảm được có một sự ẩn dấu đằng sau những cái nhìn lo lắng và những cuộc nói chuyện nho nhỏ giữa bà dì và ông bố của chúng. Không thể hiểu được, nhưng chúng cũng cảm thấy khó chịu nên trở thành biến chứng, sinh ra càu nhàu, bực bội, và cứng đầu. Anh Thư mất sự lo lắng của bà mẹ hơn những đứa khác và nhận ra được tình trạng đó hơn. Vì Anh Thư là cô bé lớn nhất nên dì Mỹ Linh yêu cầu nó chăm sóc cho những đứa nhỏ hơn và cho nó ấn tượng có bổn phận của một người lớn nhất. Cô bé Anh Thư sẵn sàng gánh vác nhiều trách nhiệm nhưng lại phát triển một thái độ của kẻ trên nên bọn trẻ không thích. Điều đó thêm vào sự phức tạp mà chúng đang sống. 

Rồi bà mẹ chết, và nỗi đau khổ của người lớn không thể dấu được nữa. Các trẻ phải được thông báo. Ông bố yêu cầu để cho ông yên với ba đứa trẻ trong một thời gian, và dì Mỹ Linh sẽ nói với hai trẻ của bà. Dì Mỹ Linh đau khổ đến tột độ. Ông bố gọi ba đứa trẻ lại và nói: “Các con cưng của bố, bố có điều rất nghiêm chỉnh muốn nói với các con.” Cả ba trẻ đã cảm được cái gì không may, đã ý thức được về bầu không khí đã thay đổi trong nhà; “Có phải có gì không tốt đẹp xảy ra cho mẹ phải không?” cô bé lớn Anh Thư hỏi. “Mẹ các con đã về trời hôm nay để ở với Thiên Chúa. Mẹ các con rất hạnh phúc ở đó. Chúng ta cần phải can đảm bây giờ và phải lo cho nhau.” Phải mất mấy giây để điều ông bố nói được cảm nghiệm. Bị khủng hoảng, cô bé lớn khóc: “Tại sao mẹ bỏ chúng ta, bố? Tại sao mẹ phải về trời bây giờ? Chúng ta cần có mẹ!” “Chúng ta không thể làm gì được về điều đó con ơi! Thiên Chúa gọi mẹ của chúng con về với Ngài và chúng ta không thể hỏi điều Ngài làm.” Bé Mỹ Hoa hỏi: “Ba muốn nói là mẹ không còn về nhà nữa?” Ông bố nhè nhẹ trả lời: “Đúng đó con!” “Nhưng con muốn mẹ!” cô bé út vừa nói vừa khóc. Ông bố an ủi chúng và biết rằng sự đau khổ của chúng cũng cần được bày tỏ. Khi các trẻ yên tĩnh, ông bố nói: “Không có mẹ rất khó khăn. Chúng ta cần có một thời gian để làm quen. Chúng ta cần phải cùng nhau làm việc và giúp nhau. Chúng ta sẽ làm một chương trình sớm hết sức như cái gì cần phải làm kế tiếp. Vào lúc đó, Dì Mỹ Linh và hai đứa trẻ của bà vào phòng. Hai đứa trẻ của bà khóc vì những người chung quanh hơn là vì chúng trực tiếp liên quan đến thảm kịch. Dì Mỹ Linh ôm tất cả các bé vào vòng tay, ấp úng giữa những giọt nước mắt: “Những con cừu non tội nghiệp. Những con cừu non không mẹ tội nghiệp!” Ông bố lắc đầu nhìn Dì Mỹ Linh, nhưng Dì Mỹ Linh không hiểu. Các trẻ lại bộc khóc đau khổ, không mấy chốc lên đến tột đỉnh. Ông bố ra hiệu cho ông dượng yêu cầu đưa các con gái ông đi vào phòng một lúc. Ba đứa trẻ cũng ra khỏi vòng tay của bà dì và trở lại bên ông bố. Ông chồng sau cùng khuyên bà vợ Mỹ Linh nằm xuống nghỉ một chút. Bấy giờ ông bố choàng tay ôm các con, nói với giọng cứng rắn rằng: “Bây giờ, các con, chúng ta cảm thấy sự đau khổ nầy. Hãy nhớ: chúng ta phải nhớ mẹ với sự can đảm, không phải với sự thất vọng. Đó là cách mẹ các con ước muốn và bố tin chắc rằng các con có thể làm được điều đó như mẹ ước muốn. Nào, hãy quay quần bên nhau.” Ông im lặng chờ đợi các con thích ứng. Khi chúng đã trở nên sẵn sàng, ông nói tiếp: “Đến giờ cơm tối rồi. Dì Mỹ Linh cần chúng ta giúp đỡ. Tất cả chúng ta chú ý đến bữa ăn tối trên bàn.” “Bố, con không thể ăn bây giờ” cô bé lớn ấp úng giữa những giọt lệ. “Con ơi, con cần phải sống. Nếu con không ăn tối nay có thể được, nhưng vì bữa cơm tối đã sẵn, con sẽ tìm thấy cái con có thể ăn được.” Và với những lời khích lệ, ông bố đã thuyết phục được tất cả các con và đề nghị một công việc cho mỗi đứa. 

Con trẻ bị xuống tinh thần bỡi sự thương hại mà dì Mỹ Linh đã biểu lộ. Ông bố tỏ ra can đảm và sự nhạy cảm cần thiết trong hoàn cảnh đó, và với một chương trình hướng về điều sẽ làm kế tiếp, ông đã đưa những đứa con mình sớm đi vào con đường hồi phục.

Rất nhiều thảm kịch như thế xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Là những người lớn, chúng ta được mong đợi chấp nhận và làm cái gì tốt nhất đối với hoàn cảnh. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là cảm thấy thương hại cho các đứa trẻ vô tội trong tình trạng bi đát. Tuy nhiên, sự thương hại của chúng ta chỉ mang lại những hậu quả tai hại hơn là thảm cảnh nữa. Nếu người lớn cảm thấy thương hại cho một đứa trẻ, đứa trẻ càng cảm thấy chính đáng trong việc thương hại chính mình. Nó có thể dễ dàng tiêu phí suốt cuộc đời, thương hại cho chính nó, và rồi không thể nhận lấy trách nhiệm để ứng phó với những bổn phận của cuộc đời và tìm một cách vô ích một ai đó để bổ túc cho sự mất mát mà đời dành cho nó. Thật khó cho nó để trở thành một thành phần sản xuất của xã hội vì sự chú ý của nó hoàn toàn tập trung vào chính nó và vào cái nó nên có như một quyền lợi chính đáng. 

Một trong những tình trạng nguy khốn nghiêm túc nhất cho một đứa trẻ là mất một bố mẹ. Thời gian tái lập theo sau sự mất mát đó có thể nhuộm mầu tang thương suốt cả cuộc đời đứa trẻ. Nếu là bà mẹ chết thì càng khó khăn hơn nữa. Những đứa trẻ như thế cần sự nâng đỡ về tình cảm có thể từ mọi người chung quanh chúng. Điều cuối cùng chúng cần đó là sự thương hại. Sự thương hại là cảm xúc tiêu cực – nó làm cho cá nhân con người cảm thấy mình nhỏ bé, không quan trọng, làm mất đi sự tự tin, và tiêu diệt niềm tin vào cuộc đời. Sự chết là một phần của sự sống. Nó phải được chấp nhận. Không có sự chết, không thể có được cuộc đời. Dĩ nhiên, chúng ta không muốn nhìn thấy những đứa trẻ bị tổn thương bỡi cái chết của một bố mẹ. Nhưng sự đau buồn của chúng ta không thể khôi phục sự sống cho người chết. Trong khi sự chết xảy ra, sự sống vẫn tiếp tục. Con trẻ cần ý thức về bổn phận của mình để tiếp tục xây đắp cuộc đời của chúng một cách can đảm ngay cả dưới những điều kiện cực kỳ khó khăn. Sự thương hại trong những lúc như thế chỉ làm kiệt quệ sự can đảm mà chúng cần có trong những lúc đó. 

Chúng ta không thể bảo vệ con trẻ chúng ta xa cách cuộc đời. Sức mạnh và sự can đảm mà nhờ đó chúng ta thõa đáp cuộc sống trong thời kỳ trưởng thành, được xây dựng trong thời thơ ấu. Điều đó có nghĩa là chúng ta học cách chấp nhận nó trong bước đường dài của chúng ta và làm sao để tiếp tục đi. Nếu chúng ta muốn hướng dẫn con trẻ chúng ta đi vào trong sự chấp nhận cuộc đời cách can đảm đó, nếu chúng ta muốn dạy cho chúng sự hài lòng đến từ sự khắc phục những bất trắc, và khích lệ khả năng chúng làm điều phải được làm kế tiếp, chúng ta phải can đảm, không nhường bước cho sự thương hại. Chúng ta phải chú trọng đến sự thương tâm mà chúng ta thường học hỏi từ những nền văn hóa, tránh hành động theo phản ứng tự nhiên, và hãy tỏ sự thiện cảm và cảm thông bằng cách nâng đỡ các trẻ ứng phó với vấn đề đau khổ cũng như trong việc tìm cho chúng một lối đi về phía trước. Điều đó có nghĩa là chúng ta không bỏ rơi con trẻ cho cơn khủng hoảng. Trái lại, chúng ta cùng nhau đến để nâng đỡ chúng như chúng ta nâng đỡ một người lớn trong cơn khốn cùng của họ. 

Có thể nói: hoặc lúc nầy hay lúc khác nhiều người trong chúng ta đã chạm trán với một số người lớn tỏ ra không thích sự thương hại, những người không muốn gặp những ai tỏ sự thương hại như một hình thức của thiện cảm. Trong những trường hợp như thế, chúng ta phải cẩn thận diễn tả cảm tình muốn cảm thông với sự tin tuởng vào khả năng của họ trong việc ứng phó những hoàn cảnh khó khăn mà họ đang gặp phải. Và chúng ta cũng phải làm như thế đối với các con trẻ của chúng ta. Sự kính trọng đối với con trẻ đòi hỏi chúng ta phải nâng cao ý thức về trách nhiệm, về phẩm giá, không được làm hạ giá bằng cách kích thích sự tự ái của chúng. Trong cơn khủng hoảng, trẻ con nhìn đến người lớn để tìm một dấu chỉ như phải ứng phó cách nào với tình cảnh không quen thuộc đó. Chúng cảm được thái độ chúng ta và dùng nó như một hướng dẫn. 

Thật không khó để phân biệt giữa thương hại và thương tâm. Thương tâm ám chỉ: tôi hiểu cảm giác anh có, nó làm anh đau nhiều, cái khó khăn anh đang phải chịu. Tôi đau lòng về chuyện đó và tôi sẽ giúp anh thắng vượt những khó khăn đó. Còn thương hại ám chỉ một thái độ của kẻ trên, thái độ của một chủ nhân ông đối với người được thương hại. Anh là một cái gì đáng thương hại, tôi cảm thấy thương hại cho anh. Tôi sẽ làm tất cả điều tôi có thể làm để bù đắp vào cái mà anh thiệt thòi. Cảm giác đau buồn về điều xảy ra là thương tâm. Còn cảm giác đau buồn cho anh là người mà điều đó xảy ra là thương hại. Chúng ta có khuynh hướng nghi ngờ khả năng của tất cả những con người mà chúng ta xem là nhỏ và yếu, và như một kết quả, chúng ta làm suy giảm sự đầy sinh lực mà chúng có thể phát huy nếu sự thương hại của chúng ta không làm chúng co rút vào sự thụ động để rồi chỉ còn biết phàn nàn và đòi hỏi. 

Lm. Lê văn Quảng.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!