Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
ĐỪNG SỢ (2)

 

Vào lúc 5 tuổi, Mỹ Quyên không còn sợ con cào cào nữa. Tuy nhiên, một ngày kia một con cào cào thật to nhảy lên người cô bé và làm cô hết sức ngạc nhiên. Cô hét lên và lấy tay hất con cào cào nhưng nó lại nhảy vào trong áo của cô. Cô bé cảm thấy khó chịu vì thế cô lại hét lên, và tiếng hét của cô bé đã làm anh cô 9 tuổi cười cô bé. Sự cố gắng để hất con cào cào càng làm cho anh cô buồn cười hơn. Cô bé vì thế càng la to hơn vì cô giận anh cô. Bà mẹ chạy ra khỏi nhà, mặt tái mét và run rẫy vì sợ. 

Chiều hôm đó, anh nó đến với hai bàn tay chụm lại. “Có món quà cho em đây!’ “Cái gì?” Anh nó mở tay ra và con cào cào nhảy ra. Cô bé hét to và bố mẹ vội chạy ra. Bố mẹ khiển trách anh nó và mắng cô bé về sự điên khùng của nó. Từ đó trở đi, cô bé cứ thét cách sợ hãi khi nhìn thấy con cào cào. Nhưng cô ta biết cô ta không thật sự sợ con cào cào như thế. Đó chính vì sự sợ của cô có một giá trị nào đó mà cô cảm thấy được. Sự việc bố mẹ đã mắng cô ta là điên khùng là một việc vô ích nhất mà bố mẹ đã làm. Đây là sự thách thức càng làm chồng chất thêm cao vị thế của cô về việc sợ hãi đó. Nếu bố mẹ đã không bị ám ảnh bỡi sự la hét của cô bé, họ đã loại được mục đích của sự sợ hãi của cô. 

Quốc Huy 4 tuổi đang chơi với chiếc xe điện tử bên cạnh cây giáng sinh. Thình lình nó thụt người lại và hét lên. Nó bị điện giật. Bà mẹ ngồi gần đó nhìn thấy như vậy, bà bế nó lên và an ủi nó: “Cưng ơi, con có sao không? Chiếc xe điện trục trặc. Khi bố về, bố sẽ sửa cho.” 

Chiều hôm đó, ông bố tìm ra được căn bệnh và đã sửa được nó. Nhưng cậu bé từ chối không chịu chơi với chiếc xe đó. Nó co người lại và hành động cách sợ hãi. Nó chui đầu vào lòng mẹ mỗõi lần mẹ nó cố gắng kéo nó lại về phía bố nó để chỉ cho nó cách điều khiển. Cuối cùng, bố mẹ nó liếc nhìn nhau. Mẹ nó lắc đầu nhè nhẹ. Bố nó gật đầu đồng ý, rời chiếc xe điện và ngồi xuống với tờ báo ban chiều. Không ai nói gì cả. Cậu bé cũng không động đậy đến chiếc xe. Hai ngày sau đó, ông bố tháo chiếc xe cùng với những đồ trang trí giáng sinh và sắp xếp cẩn thận vào trong hộp. Cậu bé theo dõi tiến trình một cách chú tâm mà không nói gì. Tuy nhiên, vào lúc lên giường ngủ, nó chồm dậy nói: “Bố ơi, con muốn chơi với chiếc xe điện của con.” “Chúng ta sẽ lấy nó ra sớm. Con muốn bố đọc chuyện gì tối nay?” 

Cậu bé miễn cưỡng chơi với chiếc xe lửa là chuyện tự nhiên sau một kinh nghiệm không được vui lắm. Bố mẹ hiểu điều đó. Nhưng khi cậu bé tiếp tục kháng cự, từ chối chấp nhận cách tin tưởng rằng ông bố đã sửa xong, và khi nó bắt đầu kéo họ dấy mình vào những lo lắng sợ sệt của nó, bố mẹ bỏ lửng chuyện đó và xuôi thuyền về hướng khác. Họ nhận thấy rằng cậu bé còn quá trẻ để hiểu những nguyên tắc của giòng điện. Họ không muốn cố gắng thuyết phục cậu bé để hiểu về chuyện đó. Chiếc xe được xếp qua bên. Và bây giờ nó lại khám phá ra nó thích chơi chiếc xe đó. Sự sợ của nó không có cơ hội để trở thành một dụng cụ hữu ích nữa. Ông bố tránh giảng giải về sự điên rồ, cũng không cần khiển trách. Ông chấp nhận phản ứng của đứa con và xếp chiếc xe cho vào hộp. Khi cậu bé muốn chơi trở lại. Ông hứa lấy nó ra sớm và đổi đề tài. 

Bà mẹ cố gắng giúp bé Yến Vy 3 tuổi không sợ bóng tối. Bà đặt cô bé vào giường, bật bóng đèn ở ngoài phòng lên, và tắt bóng đèn ở phòng ngủ của nó. “Mẹ, mẹ!” Cô bé hét lên cách sợ hãi. Bà mẹ yên ủi: “Cưng ơi, mẹ đây. Mẹ không rời con. Không có gì đáng sợ. Nầy xem, mẹ ở với con.” Nhưng con muốn bật đèn lên. Con sợ bóng tối” “Con ơi, có đèn ngoài kia rồi và mẹ ở đây nè!” “Mẹ không rời đây nhé!” “Không, mẹ không rời đây cho tới khi con ngủ.” Phải mất một thời gian khá lâu cô bé mới ngủ. Cô bé thường chồm dậy để xem bà mẹ có ở đó với nó không? 

Bà mẹ nghĩ rằng bà có thể lần lần tập cho cô bé quen dần với bóng tối bằng cách di chuyển ánh sáng xa dần đi. Bà thất bại không nhìn thấy cách thế cô bé dùng sự sợ để giữ mẹ gần nó và bắt bà phục vụ cho nó. Trẻ con diễn tả sợ hãi là muốn thuyết phục. Chúng xem ra đối với chúng ta là quá nhỏ và vô dụng, và cuộc đời xuất hiện đáng sợ đối với chúng. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu được cái gì nằm đằng sau hành động của nó, chúng ta có thể trở nên ý thức rằng với sự đáp ứng của chúng ta, chúng ta không giúp được đứa trẻ, nhưng càng làm cho nó xử dụng sự sợ hãi như một cách thế để điều khiển chúng ta. 

Bà mẹ có thể mở đèn bên ngoài và tắt đèn phòng ngủ, đặt cô bé lên giường, và không để ý gì đến sự sợ hãi của nó, và để nó ở đó với lời khích lệ: “Con sẽ học không có gì phải sợ nữa.” Nếu cô bé có khóc, bà mẹ nên hành động như cô bé đang ngủ. Nhưng điều nầy không thể làm được ngoại trừ bà mẹ loại bỏ giả thuyết thông thường là: bà ác độc nếu bà phớt lờ sự đau khổ của con cái. Chúng ta cảm thấy bị ép buộc phải an ủi đứa trẻ đang đau khổ. Tuy nhiên, khi chúng ta thấy rằng bằng cách làm như thế, chúng ta chỉ làm tăng sự đau khổ vì đứa trẻ chỉ muốn chúng ta chú ý đến nó hoàn toàn. 

Con trẻ chúng ta không thể giải quyết những khó khăn của cuộc đời nếu chúng cứ luôn sợ hãi. Sự sợ không tăng khả năng ứng phó với vấn đề. Càng sợ thì càng nguy hiểm. Nhưng sợ hãi được dùng như phương tiện để khiến người khác chú ý và bắt người khác phục vụ mình. 

Cần dạy con trẻ chú trọng vào những tình trạng xem ra nguy hiểm. Nhưng chú ý và sợ hãi thì khác nhau. Chú ý là sự nhận thức hợp lý và can đảm về những nguy hiểm có thể, trong khi sợ hãi là một sự rút lui mất can đảm và tê liệt. Dĩ nhiên, chúng ta phải dạy con cái chúng ta chú ý khi băng qua đường, súng đạn là vũ khí giết người không phải đồ chơi, và bơi lội ở độ sâu chỉ được phép nếu có khả năng. Tất cả những điều đó có thể được dạy mà không có gì sợ sệt. Cần học mức giới hạn, học cách biết lo đến những hoàn cảnh xem ra khó khăn hoặc nguy hiểm. Sợ hãi làm mất sự can đảm. Sợ hãi thì rất nguy hiểm. Đối với con trẻ, nó phục vụ cho một mục đích. Nếu bố mẹ không đáp trả, con trẻ sẽ không khai thác, bấy giờ cả bố mẹ lẫn con cái sẽ được tự do khỏi sự cực hình và đau khổ. 

Trở lại quá khứ xa xưa mà cậu bé Quốc Lân có thể nhớ được. Cậu đã nghe mẹ nói chuyện đau khổ lúc sinh nở và đau khổ vì phải mổ. Cách đây 3 tháng được khám phá ra cậu bé có một xương mọc lộn xộn trong chân của nó nên cần đi mổ. Khi nó được báo nó cần phải đi mổ, nó hét lên cách sợ hãi. Suốt 3 tháng nó năn nỉ, van xin. Nó thà chết với bệnh đó hơn là mổ. Bà mẹ cố gắng yên ủi nó nhưng vô ích. Ngày mổ đến và sự lượng sức cần phải được lấy để cho đứa trẻ thuốc mê đủ lượng. Nó sợ quá đến nỗi lượng thuốc thông thường của thuốc gây mê chỉ gây ảnh hưởng chút ít hôn mê cho nó. 

Sự đau đớn là một phần của cuộc đời. Không có cách nào chạy trốn nó được. Câu chuyện của bà mẹ kể cho con cái và các bạn bà có thể là để cho thấy rằng bà là một anh hùng trong việc trải qua những đau khổ như thế. Nhưng cậu bé có cảm nghiệm như là đau thật, và trong sự tưởng tượng nó đã tạo nên những tư tưởng về những ca giải phẫu vượt quá xa sự thật. Và trái với mẹ nó, nó không có uớc muốn trở thành một anh hùng. Đối diện với đe dọa đau đớn, nó không được dạy dỗ để chấp nhận điều đó một cách can đảm. Và bà mẹ đồng cảm với sự sợ hãi của nó vì bà có kinh nghiệm về sự hãi hùng của sự giải phẫu. Không giúp con mình ứng phó với tình trạng khó khăn và không thể tránh được, một cách vô thức bà đã giúp và nuôi dưỡng sự sợ của nó trong cố gắng yên ủi và vỗ về nó. 

Không cha mẹ nào muốn thấy con cái mình đau đớn. Tuy nhiên, có những lúc không thể tránh khỏi. Hãy biết rằng đối với đứa trẻ can đảm, thực tế đau đớn ít. Càng sợ càng đau đớn hơn. Càng kháng cự càng cảm thấy đau hơn. Chúng ta phải giúp con trẻ chấp nhận sự đau đớn và buồn khổ. Chỉ vì thái độ chúng ta quá lo lắng một cách không thích hợp mỗi khi thấy đứa trẻ sợ hãi nên nó càng trở nên nhút nhát và sợ sệt hơn. 

Lm. Lê văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!