Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
HÃY ĐỨNG NGOÀI CUỘC (3)

Một bà mẹ ngồi trên hành lang nói chuyện với những người láng giềng.   Kim Chi 4 tuổi đi vào nhà và đứa em trai Minh Quân chạy theo sau. Cu bé đi chậm hơn để leo lên những bậc thang nên chị nó đã đi vào phòng khi nó đến nơi. Cô bé cẩn thận đóng cữa lại khi em nó đến. Cậu bé thét lên . Bà mẹ phóng lên cầu thang, mở cữa phòng, chộp lấy cô bé và đánh nó. 

“Con muốn gì khi đối xử với em con như thế? Con có thể làm kẹt ngón tay nó. Bây giờ con ở trong nầy cho tới khi con biết tử tế.” 

Bà mẹ bế cu bé Minh Quân lên, trở lại chỗ cũ, và đặt nó lên vế bà. Không bao lâu nó leo xuống và tiếp tục trò chơi của nó. Trong khi đó những tiếng khóc thầm được nghe thấy từ trong phòng. Nhiều phút trôi qua. Cuối cùng bà mẹ đi vào phòng cô bé. 

“Bây giờ con có sẵn sàng để trở thành một đứa con gái ngoan chưa?” 

Nó càng khóc nhiều hơn. Bà mẹ bế cô bé lên, cô bé gục đầu vào vai mẹ. Bà mẹ mang nó ra ngoài và ngồi xuống, đặt cô bé ngồi lên vế bà và nói: 

“Bây giờ con là đứa con gái ngoan của mẹ. Mẹ biết con không còn bết nữa!” 

Không phải tất cả những trận chiến giữa con trẻ đều trên bình diện ngôn từ. Cậu bé chiếm được quá nhiều chú ý. Cô bé dĩ nhiên là ganh tức về sự xuống ngôi của nó. Sự ganh tị ngày càng tăng thêm và càng ngày càng chồng chất thêm cao. Cô bé khát khao sự chú ý của mẹ như một dấu hiệu của tình yêu. Nó khám phá ra rằng sau hình phạt là tình yêu. Nếu bà mẹ thật sự nhìn thấy cái gì đã xảy ra thì lẽ ra bà phải biết rằng cô bé rất cẩn thận đóng cữa mà không hề làm kẹt ngón tay của em nó. Điều nầy cho thấy một ước muốn chú ý hơn là hận thù. Nếu là hận thù thì cô bé đã làm nát ngón tay của em nó rồi. Cô không có ý làm tổn thương em nó nhưng có chút liên quan đến mẹ nó – muốn khiêu khích mẹ nó hơn là em nó và muốn có tình yêu của mẹ nó sau khi bị la rầy. Và sơ đồ đã được thực hiện một cách tuyệt vời. 

Nếu những lần tranh cãi dẫn đến sự đánh lộn với đứa trẻ hơn, bố mẹ có thể chắc chắn rằng những đứa lớn muốn tạo một rối loạn hơn là làm hại em nó. Và đây là chia xẻ của một bà mẹ ở tại trung tâm hướng dẫn về giáo dục con trẻ. 

Bà đi qua cữa của phòng chơi vào chính lúc nhìn thấy cậu bé Vinh Thắng 4 tuổi cầm chiếc xe đưa lên đầu cô em bé Liên 11 tháng tuổi. Cậu bé Vinh Thắng xem ra đang sẵn sàng dùng chiếc xe đánh vào đầu em bé nó. Cô bé bắt đầu hét. Lưu ý đến những cảnh cáo: phải tránh nhập cuộc mà bà đã lãnh hội được ở trung tâm hướng dẫn về giáo dục con trẻ, bà lấy can đảm nắm chặt bàn tay và tiếp tục đi qua cữa. Tuy nhiên, bà nhìn qua khe cữa. Điều bà thấy đã làm bà ngạc nhiên. Cậu bé nhìn cữa mà bà vừa đi qua và cùng lúc nó nhè nhẹ hạ cái xe xuống trên đầu đứa em và xoa nhẹ đầu em với cái xe trên tay. 

Bây giờ bà mẹ thật sự tin điều bà đã được nghe. Cả hai đứa trẻ đã cộng tác để làm bà phải quan tâm. Dầu mới 11 tháng, cô bé cũng biết rằng nếu có hét, bà mẹ sẽ chạy đến và cái gì sẽ xảy ra cho anh nó. Và cậu bé cũng biết nếu nó làm cho em nó hét lên, bà mẹ sẽ chạy đến ngay. Con trẻ đã hành động như một tổ hợp để làm bà mẹ vội vàng chạy đến. 

Như một qui luật, khi đứa nầy đe dọa đứa khác với một vật nguy hiểm, bà mẹ có thể yên lặng đến và cất nó đi. Điểm chính ở đây là làm điều đó cách yên lặng mà không cần phải nói gì cả. 

Ngồi vào bàn ăn, cha mẹ không có cơ hội nói chuyện mà không bị con cái cắt ngang câu chuyện. Gia đình gồm có Yến Nhi 4 tuổi và Minh Đức 6 tuổi, là những đứa con riêng của bà thuộc hôn nhân trước, Minh Trí và Yến Thanh, 5 tuổi và 7 tuổi, những đứa con riêng của ông bố. Yến Nhi đong đưa chân đụng vào chân của Minh Trí.  

“Bố ơi, Yến Nhi đá chân con” cu Trí càm ràm. 

Bà mẹ xen vào: 

“Yến Nhi, đừng đụng đậy chân nữa. Để ý cung cách của con.” Yến Nhi ngồi yên ăn. 

“Bố, Minh Đức không để con lấy muối,” Yến Thanh lẩm bẩm. 

“Đức, con chuyển hũ muối sang,” bà mẹ ra lệnh. Cu Đức chuyển hũ muối sang. 

“Mẹ, Minh Trí cứ thúc vào cùi chỏ con,” Minh Đức càm ràm. 

Lần nầy ông bố nặng giọng: 

“Minh Trí để cùi chỏ vào chỗ con.” Cu bé lui cùi chỏ về. 

“Mẹ, Yến Thanh lấy giấy của con” Yến Nhi khóc. 

“Yến Thanh, trả tờ giấy lau miệng cho Yến Nhi,” ông bố ra lệnh. 

Lần lượt hết đứa nầy đến đứa khác kiện cáo, chúng chọc phá nhau và nạn nhân tức khắc kêu cầu công lý. Cuối cùng ông bố nổi cơn: 

“Khi nào thì các con không tranh chấp nhau nữa? Chúng ta không có được một bữa ăn trong bình an sao? Bố chán và mỏi mệt lắm rồi. Bây giờ đứa nào không giữ luật sẽ bị phạt.” 

Bấy giờ, các bé kết thúc bữa ăn mà không gây ra một bất ổn nào khác, nhưng mọi người xem ra căng thẳng và không được vui. 

Sự tranh chấp của con cái khiến cha mẹ bận rộn. Cần lưu ý: mỗi đứa trẻ phàn nàn với cha mẹ riêng nó và cha mẹ phía bên kia cố gắng sửa đổi tình thế. Đứa trẻ phía nầy trêu chọc đứa trẻ phía kia vì đó là cách bảo đảm nhất để tạo nên hành động của bố mẹ. Bố mẹ có khuynh hướng xem con trẻ là bất an và cảm thấy cưỡng bách phải gìn giữ một tiến trình công bình. Vì thế, mỗi đứa bây giờ cố gắng kích động đứa trẻ phía bên kia để giữ bố mẹ mình bận rộn với mình. Chúng làm việc cách khéo léo. 

Trong một vài gia đình, bố mẹ cố gắng bảo vệ con riêng của người bạn mình, nhưng cũng có người bảo vệ con riêng của họ. Nhưng trong mỗi trường hợp, con trẻ thường khích động bất cứ ai đáp trả cách hữu hiệu nhất. 

Vấn đề là con trẻ chỉ ngưng chiến khi bị đe dọa trừng phạt cho thấy rằng mục đích của chúng là gây sự chú ý. Nếu không, sự đe dọa như thế lẽ ra đã dẫn đến sự lộn xộn hơn. Vì thế, mỗi đứa trẻ đều chịu thuần phục sau khi đã thành công trong việc chiếm được sự chú ý của bố mẹ. Điều nầy cũng cho thấy cuộc chiến là giá cho sự chú ý. 

Cả hai bố mẹ chỉ có thể giúp con cái họ khi họ ngưng sự chú ý quá đáng và để cho con cái họ tự giải quyết vấn đề của chúng. Nếu thái độ của con cái họ ở bàn ăn quấy rối sự an bình của gia đình, bố mẹ có thể từ chối ăn uống với chúng cho tới khi nào chúng muốn có một bữa ăn gia đình đầm ấm. Bao lâu có sự bất đồng nổi lên, cả 4 đứa có thể được nói lý do và bị yêu cầu rời khỏi bàn ăn. Trong cách thế đó, chúng mới có thể học sống chung với nhau ở bàn ăn. Trong việc yêu cầu chúng rời khỏi bàn ăn, bố mẹ không nên đi vào xung khắc, không nên dự vào cuộc tranh cãi, và phải tỏ ra cứng rắn. 

Lm. Le van Quang.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!