Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
HÃY ĐỨNG NGOÀI CUỘC (2)

   

“Không được đánh nhau! Các con làm mẹ phát điên bây giờ.” Bà mẹ la lên từ phòng bên cạnh. 

“Cu Trí không để con xem tivi.” Bé Hồng mét mẹ như vậy. 

Cậu bé nói lại: “Chị không để con xem chương trình của con.” 

Với cái thở dài, bà mẹ đi vào phòng tivi để giải quyết cuộc chiến.

Thái độ của bà mẹ cho một ám chỉ đối với cuộc chiến đó. Con trẻ cãi nhau giành tivi. Bà mẹ chán nản. 

“Đừng làm mẹ nổi điên bây giờ”, bà mẹ nói trong sự buồn chán. 

Thật khó tin, nhưng đây là mục đích của cuộc chiến, nó làm cho bà mẹ phát điên. Điều nầy cho thấy đó là phương tiện lôi kéo sự chú ý của bà có hiệu quả nhất. Bà vào cuộc như một nhà trọng tài. Cuộc chiến làm bà chán, giữ bà trong sự hồi hộp, làm bà phải ngưng tất cả, và đi giải quyết vấn đề. Thật ra, nó đã khiến bà có sự chú ý và phục vụ không mấy thích hợp. 

Bà mẹ có thể không bị làm chán nản bỡi việc tranh chấp giữa hai đứa trẻ bao lâu bà nhận thức rằng bà không phải làm bất cứ điều gì về vấn đề đó. Càng có nhiều cảm giác về trách nhiệm đối với con cái và lợi ích của chúng thì càng thêm nhiều thất vọng khi thấy con cái mình như thế. Kết quả đương nhiên là chúng ta không thể ra khỏi những vấn đề của chúng. Sự tranh luận về chương trình tivi là của hai đứa trẻ. Đó không là chuyện của bà mẹ. Khi bà mẹ ý thức về nguyên tắc nầy, bà không còn cảm thấy chán chường nữa. Bà chỉ cần đi làm việc bà đang làm và hãy để cho chúng giải quyết vấn đề của chúng. Chắc chắn là khi bà mẹ không chạy đến thì một đứa sẽ chạy đi tìm bà, bấy giờ bà mẹ có thể trả lời: 

“Mẹ xin lỗi, con đang có vấn đề, nhưng mẹ nghĩ con có thể giải quyết vấn đề đó với nhau.” 

Bà hãy trao trách nhiệm lại cho chúng nó và từ chối đi vào chuyện không phải của mình. Bà cũng nên tước đoạt khỏi chúng những kết quả được mong đợi cho rằng: tranh cãi như vậy là có ích.

Hãy nhớ rằng bất cứ giải quyết bằng cách nào, cha mẹ cũng chỉ làm cho vấn đề thêm rắc rối, tồi tệ thêm khi cha mẹ can thiệp vào. Khi có một cha mẹ can thiệp vào, họ tước đoạt con cái khỏi cơ hội học hỏi làm sao giải quyết những xung đột riêng của chúng. Chúng ta đều đã có kinh nghiệm về những trường hợp có sự xung đột về quyền lợi, và tất cả chúng ta phải phát triển những khéo léo trong việc đối phó với những tình trạng xung đột như thế. Chúng ta phải học cách “Cho” và cách “Nhận.” 

Mỗi lần bà mẹ quyết định ai sẽ coi chương trình nào, bà ta đặt mình như kẻ có quyền và con cái không học được gì về sự cộng tác, sự thích nghi, hoặc trò chơi công bằng. Bao lâu chúng ta còn làm thay cho con trẻ, chúng không thể học cách tự xếp đặt cho chính chúng. Điều nầy áp dụng cho sự tranh chấp và sự phát triển tự lập. Một đứa trẻ mà mọi trận chiến đều được giải quyết cho nó sẽ không bao giờ biết cách giải quyết những tình trạng khó khăn, và sẽ đi đến sự tranh chấp mà không có mục đích nào. 

Thật rất khó cho cha mẹ để thấy tại sao những trận chiến giữa con cái thì không phải là công việc của cha mẹ. Họ xem đó là bổn phận của họ phải dạy chúng không chống đối nhau. Và họ có lý. Chúng ta nên dạy chúng không tranh chấp. Nhưng vô phúc, sự can thiệp và việc làm trọng tài không mang lại kết quả nầy. Trong khi nó có thể chận đứng những đứa trẻ đang giao đấu ngay tức khắc, nhưng không dạy cho chúng làm sao để tránh những lần xung đột kế tiếp, hoặc làm sao để giải quyết những xung đột trong cách thế khác. 

Nếu những can thiệp của chúng ta thỏa mãn được con cái thì tại sao chúng nên ngưng tranh chấp. Nếu một cuộc đấu đá không sinh một kết quả nào khác hơn là sự bầm mặt hay chảy máu mũi thì đứa trẻ đó không có khuynh hướng giải quyết xung đột của nó trong cách thế khác sao? Nếu vết thương đau bỡi cuộc đấm đá không suy giảm bỡi những kết quả phụ thuộc khác, đứa trẻ có thể cố gắng tìm cách để tránh khỏi phải mang thêm một vết thương đau khác. Trong cách thế đó, mỗi đứa trẻ có thể phát triển cảm giác trách nhiệm đối với việc xử thế với anh chị em với nhau. Bà mẹ có thể giúp trong việc săn sóc cái lỗ mũi chảy máu nhưng không được đúng về phía nào, không được phê bình đứa nào đúng đứa nào sai. “Mẹ xin lỗi con bị tổn thương trong khi đánh nhau” – chỉ nói vậy cũng đủ rồi. 

Và sau đây là sự chia xẻ của một bà mẹ trong nhóm chúng tôi: 

“Chồng tôi và tôi bắt đầu phớt lờ cuộc chiến của hai đứa con. Thường ngày một đứa chạy đến mách chuyện về đứa khác và chúng ta thường nhảy vào cuộc chiến. Đó là một chuyện đau đầu. Tôi cảm thấy căng thẳng suốt ngày bỡi những vụ kiện cáo đó. Đoạn tôi bắt đầu nói với chúng: 

“Mẹ nghĩ các con có thể giải quyết vấn đề cho chính các con.” 

Và tôi bắt đầu giữ yên lặng. Ngay tức khắc tôi phớt lờ bất cứ cái gì xảy ra và cũng ngay tức khắc chúng nó cũng không đến để kiện cáo nữa. Một ngày kia tôi nghe đứa em nói: 

“Em sẽ đi mét mẹ điều chị làm.” 

Đứa lớn nói: “Có nói cũng vô ích. Mẹ cũng sẽ nói: con có thể tự giải quyết điều đó.” 

Đó là lần cuối cùng tôi nghe. Tôi có thể nói cho các bạn rằng điều đó đã tạo nên một sự khác biệt – không phải ở phía nào nữa, cũng không cảm thấy giận dữ khi đứa nầy lạm dụng đứa kia. Tôi đã học được rằng hầu hết các trận chiến là để gây sự chú ý, và rằng đứa trẻ hơn có thể tự lo cho nó tốt hơn là bạn nghĩ. 

Bây giờ tôi rất vững tin rằng bố mẹ nên đứng ngoài vòng tranh chấp của những đứa con, không chỉ vì lợi ích của chúng nhưng cũng vì điều đó sẽ làm giảm bớt khoảng chín mươi phần trăm những căng thẳng mà do việc nuôi con trẻ mang đến”. 

Lm. Lê văn Quảng.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!