Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
TRÁNH XUNG ĐỘT (2)

 

Bà mẹ nghe tiếng động trong bếp nên bà đi xem thử. Bà khám phá ra cậu bé Bình 4 tuổi leo lên bàn đang vói lấy thẩu kẹo đặt trên giá.

- Con không được ăn kẹo bây giờ, Bình ơi. Gần đến giờ ăn rồi.

Nói rồi bà mẹ bồng nó xuống.

- Con muốn kẹïo bây giờ, Cu bé hét.

- Không được con ơi. Mẹ làm bữa ăn trưa cho con bây giờ.

Cậu bé thét lên:

- Mẹ, con muốn kẹo.

- Bình, con không được hư.

Cậu bé nằm trên sàn thét to và giãy dụa.

- Con có muốn mẹ đánh không? Bà mẹ nổi cơn rồi đó.

- Con ghét! Con ghét!

- Bình, sao con nói vậy? 

Cậu bé càng làm dữ.

- Bình, yên ngay! Đây, mẹ cho con một cái kẹo. Nào, im ngay!

Cậu bé dần dần nhỏ giọng và cuối cùng lấy mẫu kẹo mà mẹ nó đưa cho nó. 

Thoạt đầu, người mẹ khước từ nhưng rồi cậu bé áp lực, bà nhường nhịn. Cậu bé thắng cuộc tranh chấp và củng cố niềm tin vào sức mạnh của cậu. Bà mẹ có thể làm cho cơn giận của cậu bé vô hiệu bằng cách rút lui khỏi hiện trường. Hãy cất kẹo đi và đi vào phòng tắm ngay tiếng la hét đầu tiên của nó. Hãy để cậu bé khóc la trong sự vô ích. Không có sự giận dữ nào có ý nghĩa khi không có khán giả.

Bà mẹ và cậu bé Huy 5 tuổi đi thăm một người bạn vào chiều hôm đó. Cậu bé thích thú thăm viếng đứa con trai của người bạn mẹ. Cậu bé chưa muốn về nhưng vì ép buộc phải về nên đã nổi trận lôi đình, suốt buổi ăn tối, cậu rời phòng ăn vào phòng tắm. Thói quen trong gia đình là nếu ai rời phòng ăn họ không thể trở lại. Trong lúc cậu bé rời bàn, người mẹ thuật lại với người cha về cuộc thăm viếng. Ông ta hiểu. Bà mẹ dọn cất đĩa của cậu bé. Cậu bé trở lại. Khi cậu bé không thấy đĩa của cậu nữa, cậu lăn mình trên sàn nhà nằm vạ bắt chước như bạn cậu. Người mẹ và người bố vẫn tiếp tục ăn tối dường như cậu bé không có ở đó. Họ nghe cậu bé lẩm bẩm: “Đĩa con đâu?” Nhưng họ không quan tâm tới.

Cô bé Thùy Vân mới sinh được 10 tháng, đang bò trên sàn nhà trong khi bà mẹ ũi quần áo. Ũi xong bà mẹ đặt nó vào trong xe của nó. Nó phản kháng và khóc. Bà mẹ phớt lờ đi, nhưng cô bé ngã người ra phía sau, giãy dụa, và khóc ré lên. Bà mẹ đi vào phòng tắm. Mười phút sau, bà trở lại thấy cô bé chơi với cái banh của nó. 

Ngay cả mới 10 tháng tuổi, nó cũng có cách của nó. Bà mẹ đang huấn luyện cô bé chấp nhận trật tự. Bà mẹ kính trọng sự quyết định của cô bé cố gắng làm trận  và bà đã nhường chiến trận cho cô bé, nhưng không chú ý, cũng không chìu theo ý nó. 

Rút lui khỏi tình trạng xung khắc là một phương cách tốt nhất. Điều đó không có nghĩa là rút lui khỏi đứa bé. Tình yêu, tình cảm, và sự thân thiện vẫn tiếp tục. Rút lui vào lúc xung đột giúp giữ được tình thân. Khi một đứa trẻ làm mình bực tức, chúng ta thường cảm thấy xa cách, chúng ta có khuynh hướng muốn đập cho một trận. Sự thù nghịch trên cả hai phía làm thiệt hại lớn cho sự quan hệ. Khi chúng ta biết khéo léo trong sự rút lui tức khắc, chúng ta thấy rằng con cái chúng ta đáp lại trong sự bất ngờ. Vì trong con người luôn có ước vọng “muốn thuộcvề”, chúng sẽ cảm thấy một chiến trận trống không vô nghĩa. Điều đó không làm cho chúng thay đổi thái độ, tránh làm trận. Nhưng một khi sự thực hành nầy được thực thi trong gia đình, con trẻ rất nhanh cảm thấy được những giới hạn của chúng. Nếu chúng đi quá giới hạn và cha mẹ rút lui khỏi tình thế, một cách nhanh chóng con trẻ cũng quên đi sự xung khắc và cũng tỏ cho thấy sự ước muốn cộng tác trở lại. Vì sự huấn luyện con cái cộng tác là mục đích của chúng ta, chúng ta có một tiến trình tuyệt vời nhờ đó có thể mang đến sự cộng tác.

Khó thấy được tiến trình nầy đúng như thế nào. Mới nhìn thì dường như chúng ta đang để cho con trẻ xếp đặt một cái gì. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn kỹ hơn vào động lực của đứa trẻ, chúng ta khám phá ra rằng trong hầu hết những tình cảnh xung khắc, nó muốn sự chú ý của chúng ta hoặc muốn lôi chúng ta vào sự đọ sức với nó. Nếu chúng ta cho phép chúng ta làm như thế, chúng ta đi vào con đường của đứa trẻ và củng cố mục đích sai lầm của nó. Vì thế, sự huấn luyện của chúng ta phải được nhắm đến tận căn rễ của vấn đề chứ không phải chỉ trên bề mặt. Dùng ngôn từ để sửa thói quen xấu của đứa trẻ thì quả là vô ích. Nếu chúng ta muốn huấn luyện một đứa trẻ để có hạnh kiểm tốt hơn, chúng ta phải hành động thế nào để gây một sự thay đổi trong cách xử sự của nó. Nếu nó cảm thấy rằng những cố gắng của nó cũng chỉ cho nó một chiến trường trống vắng, nó sẽ mau chóng quay sang một hướng mới khi khám phá ra rằng nó có thể có lợi hơn nhiều bằng cách hợp tác hơn là chống đối. Nếu nó không có cách thế riêng của nó, nó sẽ học chấp nhận những đòi hỏi của tình thế. Như vậy, nó phát triển sự kính trọng đối với thực tại cũng như đối với cha mẹ, những người đại diện cho trật tự xã hội hiện hành. 

Một khi sự huấn luyện qua việc rút lui đã được thiết lập trong gia đình, cũng dễ dàng hơn để đối phó với những xung khắc nơi công chúng. Chúng ta có thể phát triển chiến thuật rút lui vào nhà tắm, là cái xem ra có hiệu quả. Trẻ con rất nhạy cảm. Chúng cảm được sự rút lui của bố mẹ. Chúng ta đã thấy hiệu quả của nó trong những câu chuyện trên đây. Chúng ta gặp phải những thử thách đầy căm go khi con cái chúng ta quấy rầy nơi công chúng. Chúng ta cảm thấy xấu hổ và nhục nhã vì chúng đặt chúng ta vào vị thế của những người bố mẹ xem ra không đủ tư cách làm bố mẹ. Trẻ con hành xử nơi công chúng như chúng được giáo dục ở gia đình. Nếu chúng là bất trị ở gia đình, chúng cũng sẽ bất trị ở nơi công chúng, và chúng ta sẽ nhận điều chúng ta đáng nhận. Vấn đề con trẻ thích làm nhiều bất ổn hơn nơi công cộng vì chúng cảm được sự tổn thương của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng “chiến thuật rút lui vào phòng tắùm trong tinh thần” để bao gồm tất cả những người đang đứng ngoài nhìn. Một lần nữa, khi sự chú ý của chúng ta nhắm vào những đòi hỏi của tình thế chứ không nhăùm vào tiếng tăm chúng ta, chúng ta có chìa khóa để giải quyết vấn đề.   

Lm.levanquang

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!