Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
TÌNH YÊU LỚN HƠN LỖI LẦM

 

 Chúng ta đang bước vào mùa chay. Câu chuyện người con hoang đàng và mối tình phụ tử trong phúc âm thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong mùa nầy, bỡi lẽ đoạn kết của nó quá cao vời, quá tuyệt đẹp vượt xa trí tưởng tượng của con người. Chúng ta hãy trở lại với câu chuyện :

Người cha có hai con. Đứa con thứ thưa với cha: “Xin cha chia gia tài cho con”.

Và người cha đã chia gia tài cho nó. Sau đó, nó ôm lấy tất cả phần gia tài của nó đi phương xa ăn chơi phung phí. Khi đã xài phí hết phần sản nghiệp của nó, chẳng may xảy ra một nạn đói. Nó bắt đầu cảm thấy đói khổ. Nó đi xin một việc làm và người ta đã sai nó ra đồng chăn heo. Ngay cả thức ăn của heo, nó cũng không có đủ để ăn cho đầy bụng.

Những khổ nhục mà đứa con hoang đàng đã phải chịu cho thấy đó là hậu quả của tội, của sự tội lỗi bê tha mà nó đã sống trong quá khứ. Nó đã phung phí mọi sự: tiền của, thời gian, và ngay cả tương lai sự nghiệp của nó. Và rồi, hậu quả tất nhiên phải đến là nó phải chịu nhiều nỗi gian truân, hết khốn cùng nầy đến khốn cùng khác đến nỗi phải đi chăn heo và ngay cả thức ăn của heo cũng không có để ăn.

Các bạn trẻ thân mến ! Khi viết bài nầy tôi muốn chú ý đến các bạn trẻ cách riêng, những người đang ở vào lứa tuổi của đứa con nầy, những người đang có những tâm trạng, những cảm nghĩ, những lối sống gần với đứa con nầy, bỡi lẽ một số người trẻ quá thực tế, thực tế đến độ họ không còn muốn nghĩ gì đến tương lai. Họ chỉ biết sống với hiện tại, dẫu cho cái hiện tại đó thật bấp bênh và bi đát. Vậy thì chúng ta có thể học được bài học gì nơi nguời con lãng tử nầy ?

Câu chuyện đã cho thấy điều nầy: bao lâu còn tiền, còn bạc thì còn nhiều bạn bè đến chung vui, đến thăm viếng. Khi túi tiền đã cạn rồi thì bạn bè ngày nào cũng biến mất, chỉ còn lại một thân, một mình cô đơn trên con đường bất hạnh.

Một điểm khác nữa chúng ta có thể học được ở đây là không thể có một sự thõa mãn sâu xa trong đời sống bê tha tội lỗi. Không có ánh đèn màu, không có bóng hồng nào, cũng như không có ly rượu nồng nào có thể làm tiêu tan nỗi cô đơn, chán chường, thất vọng của một cuộc đời vô nghĩa, không định hướng. Những hậu quả của tội không những có ảnh hưởng đến cá nhân của con người ấy mà còn ảnh hưởng đến những người chung quanh. Sự bê tha của đứa con đã mang lại nỗi buồn cho gia đình nó, đã làm hại đến danh thơm tiếng tốt của gia đình, và đáng buồn hơn hết là đã làm tan nát con tim của người cha già đã hằng yêu thương, ấp ủ và lo lắng cho nó.

Rồi, những gì đã xảy ra cho cuộc đời nó. Một tình trạng hết sức là bi đát, bi đát đến độ phải đi chăn heo và ngay cả cháo heo cũng không có để ăn. Trong cơn

khốn cùng ấy, nó mới mở mắt ra, bấy giờ nó tự nhủ:”Biết bao nhiêu người làm công cho cha tôi có dư thừa thức ăn, ở đây tôi phải chết đói. Tôi sẽ ra đi và trở về nhà cha tôi”.

Cái đói về thể chất đã khiến đứa con hoang đàng biết phản tỉnh và quay trở về nhà cha. Đó không phải là một động lực cao đẹp. Nó trở về vì quá đói, vì kiệt quệ không còn cách nào để sống tồn được nữa, chứ không phải vì yêu hay vì hối lỗi. Nhưng đó là một động lực thiết thực, có hiệu quả cho người con hoang đàng nầy. Nếu nó chưa đói, nó sẽ chưa quay trở về.

Thiên Chúa có thể cho phép mọi hình thức xảy ra để làm con người tỉnh giấc mộng , ra khỏi cơn mê. Với người nầy, Chúa dùng một cơn bệnh; người khác, Chúa để một biến cố hay một tai nạn xảy đến. Nhưng với anh chàng trai trẻ hoang đàng nầy, nạn đói là một phương cách hữu hiệu nhất. Cứ thử hỏi các em đã bỏ nhà ra đi, cái gì đã khiến cho các em quay đầu trở về nếu không phải là đói khổ. Chính vì thế, với anh chàng lãng tử nầy hình phạt đói khổ lại trở thành một hồng ân, vì chính nhờ hồng ân đó mà anh ta mới biết cảnh tỉnh và quay trở về nhà cha để xưng thú tội lỗi của mình:” Thưa cha, con đã phạm tội với Trời và với cha. Con không đáng gọi là con cha nữa. Xin cha hãy coi con như một người làm công”.

Khi con người phạm tội, con người mang mặc cảm với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình. Con người tự lên án chính mình và tự khước từ khỏi những đặc ân đã được trao ban.

Nhưng phúc âm đã viết gì về phản ứng của người cha già trước việc đứa con hoang trở về. Phúc âm viết:” Trong khi nó còn ở đàng xa, người cha già đã trông thấy nó”.

Cứ sự thường mà nói: người già thì mắt kém, nặng tai, quờ quạng, chậm chạp và chân đi run rẩy. Ở đây, phúc âm viết:” Từ đàng xa người cha già đã trông thấy nó và đã vội vàng chạy ra ôm chầm lấy nó”. Cách diễn tả thật đơn sơ nhưng nói lên hết tâm trạng của người cha già.

Mặc dầu đôi mắt đã mờ kém vì tưổi già, nhưng người cha già đã nhận ra con mình từ đàng xa, điều đó chứng tỏ rằng ngày ngày người cha già vẫn luôn trông ngóng, chờ đón đứa con mình trở về. Trong đầu óc, trong con tim và trong đôi mắt của người cha già, chỉ có một hình ảnh duy nhất là hình ảnh đứa con yêu của mình không biết giờ nầy nó đang trôi giạt ở phương trời nào, sướng khổ ra sao, chỉ cầu mong có ngày được gặp lại nó. Chính vì thế, dẫu cho đứa con trở về trong bất ngờ, trong đột ngột, và cả khi nó còn ở mãi đằng xa thì mắt người cha già cũng đã bừng sáng lên trong một trạng thái sung sướng, sung sướng đến quên hết cả mọi sự, quên cả thân già sức yếu, vội vàng chạy ra ôm chầm lấy nó. Trong ánh mắt đầy nghẹn ngào xúc động, người cha già đã đặt lên nó những cái hôn dịu dàng, yêu thương như muốn trấn an, như muốn bảo chứng, muốn nói lên rằng:” TÌNH YÊU CỦA CHA THÌ LỚN HƠN NGÀN LẦN NHỮNG LẦM LỖI CỦA CON. HÃY TRỞ VỀ VÀ SỐNG TRONG TÌNH YÊU CỦA CHA”.

Quả thật, hành động của người cha đã vượt quá xa sự mong đợi của người con cũng như của mọi người. Chính nghĩa cử cao vời đó, người cha già đã đánh động được con tim của đứa con hoang đàng cũng như của mọi người.

Đến đây tôi muốn gói ghém một chút tâm tình đối với anh chị em, những bậc làm cha me. Hãy nhớ rõ điều nầy:” Một trong những nhu cầu thiết yếu sâu xa nhất của con người là nhu cầu cần được yêu”. Mọi người đều muốn mình được yêu mến và quí trọng. Không có gì trong đời sống con người có một ảnh hưởng đau thương và khủng hoảng trầm trọng như cái cảm giác không còn được người khác yêu thương, kính trọng và chấp nhận nữa.

Vợ chồng không kính trọng và chấp nhận nhau sẽ tìm cách ly hôn. Đứa con không được gia đình chấp nhận sẽ tìm cách ly khai và sẽ liều mình đi vào hố sâu của vực thẳm sa đọa. Nhiều người trong số các tù nhân đã cho thấy rằng họ đã đi vào con đường tội ác là vì không có ai thật sự chấp nhận họ.

Hãy quảng đại và tha thứ cho nhau nếu người thân yêu của chúng ta lầm lỗi và biết quay về. Hãy mở rộng vòng tay để chào đón những đứa con hoang trở về và đừng bao giờ nhắc lại cái dĩ vãng không mấy tốt đẹp đó. Hãy giúp họ làm lại cuộc đời và rất có thể họ sẽ trở thành những nhân vật lãnh đạo khiêm tốn và biết cảm thông với người khác hơn chúng ta. Thật vậy, chỉ có SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU mới có thể hoán cải được những cõi lòng chai đá. 

Lm. Lê Văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!