Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
THUYẾT PHỤC CỘNG TÁC

 

Người ta thường nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, bản tính con người mới sinh đều tốt, và rồi xã hội đã làm hư hỏng nó đi. Nhưng, thực tế cho chúng ta thấy rằng nhiều đứa trẻ ngay từ nhỏ đã sinh phá phách, nghịch ngợm, bướng bỉnh, khiến bố mẹ phải sinh bực bội, khó chịu. Và đây là một trong những bằng chứng chúng ta nhìn thấy mỗi ngày. 

Trong khi bà mẹ thay tã, bé Uyên Mi 8 tháng tuổi, dãy dụa, lăn lộn, chống cự đến nỗi bà mẹ không thể thay tã cho nó được. Bà mẹ chán nản, thở dài, giận dữ đến nỗi bà đã phát cho nó một phát. Cô bé khóc to và khóc một cách tức tưởi. 

Lạ lùng là đứa bé mới 8 tháng, dựa trên nhận thức và hoạt động không lời của nó, đã khám phá ra cách thế làm bà mẹ chán nản. Thường chúng ta không nghĩ: một đứa bé nhỏ như vậy có sự thông minh. Chúng ta có khuynh hướng coi thường chúng, đối xử với chúng như là những đứa khờ khạo, không biết gì. Nhưng bất cứ một người mẹ nào biết quan sát, sẽ thấy những đứa bé dầu rất nhỏ cũng là những đứa thông minh.

Vấn đề của bà mẹ bây giờ là: trước nhất, phải biết huấn luyện cô bé cộng tác vào việc thay tã. Bà mẹ sẽ đạt được sự cộng tác của cô bé nếu bà biết nhận ra mục đích của nó và rồi biết phải làm gì để thoát khỏi sự chán chường một cách thoải mái. Thứ đến, bà mẹ nên xếp đặt lại chương trình để thêm thời gian huấn luyện cho cô bé. Mỗi lần cô bé hành động trong cách thế cản trở công việc thay đồ hay thay tã, bà mẹ nên im lặng và với nụ cười thân tình ôm bé vào lòng và nói với nó: “Uyên Mi, con ngoan nhé! Con cần phải học những chuyện nầy. Con giỏi và dễ thương lắm!” Không thành vấn đề là nó không hiểu được lời mình nói, nhưng nó sẽ hiểu được ý mình muốn nói. Nó cảm được điều mình muốn nhắn nhủ và sẽ đáp lại. Nó cũng sẽ nhăn mày nhíu mặt để diễn tả sự chán chường. Nhưng nếu bà mẹ không thấy khó chịu mà chỉ có tình yêu, nó sẽ hiểu được điều đó. Bà mẹ có thể thả cô bé ra bao lâu nó không còn kháng cự. Bất cứ khi nào cô bé có hành động bất thường, bà mẹ có thể ôm giữ cô bé lại. Như vậy, cô bé sẽ được huấn luyện cho việc cộng tác.

Trong một xã hội dân chủ, chúng ta cảm thấy cần thiết để tái xác định điều chúng ta muốn bằng danh từ chúng ta dùng. Cộng tác là một trong những danh từ nầy. Ngày xưa, khi quyền hành được dành cho những người nắm quyền, cộng tác có nghĩa là làm như người ta được sai bảo. Cấp dưới được đòi hỏi phải cộng tác với cấp trên. Chế độ dân chủ mang lại một ý nghĩa mới cho danh từ nầy. Chúng ta phải làm việc cùng nhau để thỏa mãn nhu cầu của tình cảnh. Trong xã hội dân chủ, chúng ta có sự bình quyền và tự do hơn nên chúng ta cũng phải có trách nhiệm hơn. Không còn sức mạnh của kẻ trên người dưới, chúng ta cần phải cộng tác với nhau nhiều hơn. Chúng ta không thể đòi hỏi con trẻ cộng tác với chúng ta, cũng không thể bảo trẻ con hãy làm như ta bảo. Chúng ta phải nhận thấy nhu cầu cần phải thuyết phục chúng cộng tác.

Thêm vào việc bảo chúng lo dọn dẹp giường chiếu mỗi buổi sáng, bà mẹ cần phải phân chia công tác cho mỗi đứa. Đứa nầy lau dọn nhà tắm, đứa khác hút bụi phòng khách, đứa khác nữa lo đổ rác. Bà mẹ mỗi ngày trước nhất nên nhắc nhở, sau đó mới quở trách, cuối cùng mới la hét, và thông thường hình phạt là để cho công việc được xui chạy. Một lời nhắn nhủ nên được dùng với những đứa con là: “Tốt nhất các con nên cộng tác với nhau, nếu không các con sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Rõ ràng là người mẹ muốn nói: “Hãy làm điều mà mẹ bảo các con phải làm”. Bà đã quyết định điều mà mỗi đứa nên làm và cố gắng bảo chúng làm điều đó. Nhưng thường thì những đứa con bị kích động nổi loạn chống lại phương thức áp  đặt đó và cùng lúc chúng xem ra thành công trong việc kháng cự cách xử sự đó. Thái độ của bà mẹ khi giao trách nhiệm cho con cái chứng tỏ quyết định của bà là “chủ”. Con trẻ đáp trả với thái độ: “ Cứ thử xem đi”. Đây là một sự tranh quyền, không phải là cộng tác. Bà mẹ đang áp đặt ý muốn của mình trên con cái thay vì thuyết phục chúng cộng tác trong cuộc sống chung với nhau. Làm cách nào bà mẹ có thể thuyết phục được con cái chịu cộng tác thật? Bà có thể từ từ thảo luận với tất cả mọi người trong gia đình. Chúng có thể liệt kê các công việc cần phải làm. Bà mẹ nói điều mà bà muốn và rồi yêu cầu họ hoàn thành những điều còn lại. Ông bố và các con có thể chọn lấy những công việc mà họ muốn làm. Trong cách thế đó, bà mẹ tỏ ra kính trọng các con mình. Bà cho một sự lựa chọn và một quyết định. Nếu có ai không chịu làm điều đã được chọn, không cần nói gì, cũng không cần phải làm việc đó. Sau một tuần, bà mẹ có buổi họp mặt. Bà mẹ sẽ bảo: “Cậu Hai đã chọn công việc dọn dẹp phòng coi tivi và sắp đặt gọn gàng, nhưng đã không làm. Chúng ta phải làm gì về vấn đề đó? Danh từ “chúng ta” đặt trách nhiệm chúng ta vào trong nhóm chúng ta thuộc vào, lấy người mẹ ra khỏi vai trò có quyền hành và đặt bà vào trong vai trò lãnh đạo. Mọi đề nghị cần được xem xét cách cẩn thận và cần đạt tới sự giải quyết chung của cả nhóm. Sự áp lực của nhóm tất nhiên có hiệu quả trong khi sự áp lực của người lớn chỉ gây thêm sự nổi loạn. Phương pháp đối phó với những trục trặc, trở ngại nầy thường lấy hình thức của một hội đồng gia đình mà chúng ta sẽ trình bày sau. Điểm mà chúng ta muốn trình bày ở đây đó là: chức năng của gia đình là một nhóm. Một nhóm như thế thúc giục mỗi cá nhân cộng tác với người khác vì ích lợi của tất cả mọi người. Sự chú ý của mỗi phần tử trong nhóm tập trung vào nhu cầu của gia đình như là một toàn thể. Cộng tác có nghĩa là: mỗi người và mỗi phần tử trong gia đình cùng hoạt động với nhau để hoàn thành cái tốt nhất cho tất cả mọi người. 

Sự cộng tác trong gia đình 4 người được so sánh như một chiếc xe 4 bánh và mỗi người là một bánh xe. Tất cả 4 bánh đều phải cùng nhau lăn để chiếc xe được chạy cách tốt đẹp. Nếu một bánh bị trục trặc, cả chiếc xe sẽ không di chuyển được hoặc có khi sẽ bị lật ngược. Mỗi bánh xe đều quan trọng như nhau và không có bánh nào là hoàn toàn quan trọng. Hướng đi mà chiếc xe hướng về được quyết định bỡi cả 4 bánh cùng làm việc chung với nhau. Nếu một bánh tách rời ra, cả chiếc xe sẽ vô dụng vì không xử dụng được. Gia đình cũng vậy, nó cũng cần phải có sự cộng tác của tất cả mỗi phần tử trong gia đình.

Khi chúng ta nói về việc huấn luyện con trẻ cộng tác, chúng ta thử nghĩ sự cộng tác riêng của chúng ta trước. Chúng ta không có ý nói rằng người nầy nên nhường nhịn cho người khác, nhưng là có một cảm giác: mọi người cùng nhau di chuyển trong một sự hòa hợp hướng về một mục đích chung. Khi sự hoà hợp của cuộc sống gia đình rối loạn, chúng ta có thể chắc chắn rằng sự cộng tác sẽ bị ngưng trệ, hoặc bánh xe nầy hay bánh xe khác bị tắc nghẽn. Chúng ta cũng có thể như vậy. 

Mỗi một người trong gia đình đều có thể học nghĩ đến cái gì là tốt nhất cho cả nhóm? Hoàn cảnh đòi hỏi gì? Chúng ta không còn nghĩ đến điều tôi muốn người khác làm. Điều đó áp đặt ý muốn chúng ta lên người khác và như vậy không kính trọng người khác. Cũng không nên nhường nhịn cho những đòi hỏi thái quá của người khác để có sự hòa bình, vì điều nầy vi phạm sự trọng kính chính mình. Để giúp con trẻ học cộng tác, chúng ta phải ý thức về ý nghĩa chính xác của chữ cộng tác, nó ám chỉ sự chấp nhận những luật lệ căn bản chung.

Một trong những trở ngại mà cha mẹ thường gặp phải là quyết định: chúng ta muốn con cái ở tuổi nào có thể giúp những công việc trong nhà. Khi một đứa bé muốn giúp dọn bàn, chúng ta nói: “không được, con còn quá bé. Lúc đó đứa bé nghĩ rằng chúng ta cùng cộng tác mà không cần có nó, vì thế tại sao bây giờ lại nên giúp? Chúng ta phung phí nhiều cơ hội cho phép con trẻ đóng góp. Tuy nhiên nếu đứa trẻ được cho phép, không phải được yêu cầu, đóng góp từ đầu, nó chắc chắn thích thú điều đó và có cảm giác vinh dự về việc hoàn thành của nó. 

Cu Quân 7 tuổi bi cảm cúm một tuần rồi. Cô bé Hoài 5 tuổi rưỡi và Hường 4 tuổi đã chiếm phòng chơi cho chúng nó. Sáng thứ 7 là thời gian lau dọn nhà cữa và mọi người cùng làm việc cho tới khi công việc được làm xong. Hôm nay là ngày đầu tiên cu Quân ngóc đầu dậy sau một tuần cảm cúm. Lúc đến giờ dọn phòng chơi, cu Quân nói: “Con không thấy lý do tại sao con phải giúp dọn phòng nầy. Cả tuần nay con không xuống đây. Con đã không làm phòng nầy trở nên bừa bãi, lộn xộn”. Bà mẹ nói: “Không, mẹ nghĩ là con đã không làm nó nên bừa bãi, dơ dáy. Nhưng mẹ cá với con là bé Hoài và bé Hường sẽ để con giúp nếu con muốn giúp các em con. Cu Quân nghĩ một chặp và rồi đồng ý giúp các em dọn dẹp đồ chơi và lau bụi trong khi bà mẹ dùng máy để hút bụi. Cậu bé nhìn thấy trên chóp giá để đồ chơi mọi thứ được vất vãi lung tung, nó mới đề nghị: “Chúng ta xếp đặt lại để nó xem ra gọn gàng dễ coi hơn”. Và cả 3 đứa trẻ cùng cộng tác làm việc vui vẻ với mẹ chúng. Khi chúng làm xong, bé Hoài tuyên bố: “Bây giờ xem ra đẹp đẽ gọn gàng hơn ở trong nầy”. Cu Quân đồng ý đáp: “Chắc chắn rồi. Và chúng ta đã giúp mẹ làm điều đó”. 

Lúc đầu, cậu bé Quân có vẻ kháng cự và sự kháng cự của nó có thể hiểu được. Nhưng gia đình đã có một quan hệ tốt đẹp. Sáng kiến của bà mẹ đã giúp thuyết phục được sự cộng tác của cậu bé vì bà biết được quan tâm của nó và chuyển sự chú ý đó vào những nhu cầu của tình thế và nhu cầu cần sự giúp đỡ của các em nó. Bà cũng ám chỉ rằng sự giúp đỡ của nó cũng là một vinh dự cho nó vì nó là người anh lớn nhất. Cậu bé khám phá ra rằng nó có thể đóng vai trò lãnh đạo khi nó đề nghị cái giá để đồ chơi cần phải được xếp đặt ngay thẳng gọn gàng. Mọi người đều có thời giờ thích thú, vui vẻ với nhau, cùng nhau hoàn thành một cái gì tốt đẹp.

Lm. Lê Văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!