Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
THIẾT LẬP THÓI QUEN TỐT

 

Tôi thường hay nhắc nhở những người em họ của tôi về vấn đề giáo dục con cái. Rất tiếc, người bố thường hay thiên về lý trí, còn người mẹ thường sống theo tình cảm, nên có nhiều chuyện trục trặïc xảy ra. Và đây là một trong những câu chuyện mà tôi được chứng kiến: 

Ông bố hỏi khi ngồi vào bàn ăn sáng:

- Kim Thùy đâu rồi?

Bà vợ trả lời:

Đêm qua cô bé đi ngủ trễ, bố à!

- Sao vậy?

- Nó muốn gặp bố trước khi đi ngủ.

- Nhưng tôi đã bảo tôi về trễ mà.

- Tôi biết. Nhưng cô bé không hiểu điều đó. Vì thế, tôi để nó thức khuya cho đến khi nó thiếp ngủ.

- Vậy hôm nay nó làm sao đi học.

- Điều đó không thành vấn đề. Mới lớp mẫu giáo mà! Tôi sẽ viết vài chữ nói rằng nó không được khoẻ lắm sáng nay.

- Tôi không biết đó nhé! Xem ra với tôi, cô bé phải giữ một vài luật lệ.

- Vâng, còn có nhiều thời giờ cho nó để học về luật lệ. Nó còn quá nhỏ mà! 

Ông bố nói đúng. Cô bé Kim Thùy cần có thói quen tốt để theo. Thói quen tốt đối với con trẻ cũng giống như bức tường đối với cái nhà. Nó cho biên giới và kích thước cho đời sống. Không có đứa trẻ nào cảm thấy thoải mái trong một tình trạng trong đó nó không biết xác thực mình mong đợi gì? Thói quen cho cảm giác an toàn. Một thói quen được thiết lập cung cấp một cảm giác trật tự từ đó sự tự do lớn lên. Cho phép cô bé tự do thức khuya là từ chối cho cô bé quyền nghỉ đúng giờ, tất nhiên sẽ làm rối loạn ngày hôm sau và cũng từ chối cho nó quyền đi học ngày hôm sau đó. Điều đó không phải là tự do. Cô bé không thể phát triển sự khôn ngoan về những quyết định của nó nếu bà mẹ tước đoạt mất đi những kết quả bằng cách cho một lý do sai lầm để nó khỏi đến trường. Kim Thùy cũng như những đứa trẻ khác học tìm thoải mái trong những giới hạn và trật tự. Chúng ta có biết không: cô bé đang tìm để biết xem cô có thể đi ra ngoài giới hạn được bao nhiêu. Bổn phận của bố mẹ là thiết lập và giữ một trật tự hàng ngày, một thói quen tốt để con cái sống trong hàng ngũ trật tự và gia đình có thể sinh hoạt một cách thoải mái. Hãy nhớ rằng không có đứa trẻ nào là quá trẻ để học một đời sống trật tự. Một khi luật lệ được thiết lập, con trẻ cảm nhận được điều đó và biết phải làm gì như là một vấn đề của cuộc sống. 

Nếu bạn muốn đi từ Sài Gòn đến Hà nội hay từ New York đến Washington DC, bạn không thể ngồi vào bất cứ xe khách nào hay lái xe vào bất cứ con đường nào , nhưng bạn phải chọn lấy những xe hoặc tự lái xe đi vào những con đường nhất định. Cũng thế, chúng ta phải giáo dục con trẻ chúng ta như vậy. Hà Nội hay Washington DC là mục tiêu chúng ta nhắm tới cho cuộc hành trình của chúng ta. Và chúng ta chỉ đến được đó bằng cách phải theo những con đường rõ rệt phải đi. Chúng ta có sự lựa chọn, chẳng hạn như thói quen nào chúng ta muốn thiết lập cho gia đình cũng giống như chúng ta có sự lựa chọn những con đường nào chúng ta sẽ đi để đi đến đích. Thiết lập một thói quen, một trật tự là cần thiết nhưng không nên quá cứng nhắc đến nỗi không có chỗ cho sự tùy cơ ứng biến. Cũng có nhiều cơ hội để thích ứng như nếu cần phải bỏ thói quen đó để đáp ứng một nhu cầu bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, những loại bỏ như thế phải là một bất thường hơn là một luật lệ. Chúng không nên được thực hiện cho sự thoải mái của cha mẹ, cũng không phải cho sự thỏa mãn những ước muốn không mấy tốt đẹp của con trẻ. 

Suốt những tháng hè, Hồng Hà và Hồng Liên đã sống thỏai mái như chúng nó thích. Chúng thức khuya ban đêm, ăn sáng khi thức giấc, bánh kẹo và nước ngọt thì bất cứ lúc nào chúng muốn.. Việc nhà thì gác sang một bên để đi chơi với chúng bạn và còn yêu sách mẹ lái xe để đưa chúng đi đây đó. Vào giữa tháng 8 bà mẹ mới thở dài phàn nàn: “Mẹ rất vui khi trường khởi sự học lại và mọi sự trở lại cuộc sống trật tự bình thường”.

Cho phép con trẻ được tự do thoát khỏi những chương trình làm việc trong suốt mùa nghỉ hè là một chuyện xem ra thông thường với chúng ta. Dĩ nhiên, chương trình và lối sống quen thuộc nên được thay đổi ít nhiều trong mùa nghỉ, nhưng không được đưa đến tình trạng vô trật tự. Chính việc để con trẻ được tự do nhiều trong mùa hè gây cho chúng một ấn tượng rằng công việc hay trường học thì không thoải mái, và rằng được tự do khỏi những đòi hỏi đó là một điều đáng ước ao. Đây là một quan niệm sai lầm. Đi học là một bổn phận của con trẻ trong cuộc sống, cũng như đi làm là bổn phận của người cha và xếp đặt việc nhà là bổn phận của người mẹ. Tất cả những công việc đó đòi phải có thói quen, nếu không, chúng sẽ trở nên rối loạn. Mùa nghỉ xem ra rất cần cho con người. Mỗi mùa nghỉ là một thời gian thay đổi lối sống quen thuộc, một cách thế làm tươi trẻ con người chúng ta. Nhưng nó không có nghĩa là một sự bỏ mất thói quen. Lối sống mùa hè có thể khác với lối sống trong năm học. Giờ ngủ có thể được sắp xếp để gia đình có nhiều thời gian vui vẻ với nhau hơn, giờ ngủ cũng có thể nhiều hơn, thời giờ ăn uống cũng uyển chuyển để thích hợp với sinh hoạt mùa nghỉ. Tất cả những điều nói trên cho thấy có một sự thay đổi cuộc sống giữa mùa học và mùa nghỉ rất là rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta phải giữ hệ thống trật tự, nếu không, sự cộng tác và sự hòa hợp xã hội không thể thực hiện được.

Con trẻ cần sự chú ý của chúng ta. Làm sao để thiết lập một tương quan hòa hợp và vui thích hơn là thời gian nhất định và không thể thay đổi, vì thời gian nghỉ là thời gian của con trẻ. Nếu cả bố mẹ và con cái đều ý thức rằng đó là thời gian để cùng nhau vui vẻ, cả hai bên đều cố gắng loại bỏ những xung đột để tạo cho bầu khí cực kỳ vui thích.

Nhưng ngoài mùa nghỉ ra, cuộc sống nên trở lại bình thường. Chúng ta có thể xem lại một vài trường hợp mà trước đây chúng ta đã đề cập đến. Bà mẹ bảo cô bé đi ngủ đúng giờ. Cô bé không chịu vâng phục và cả hai mẹ con đã đi vào một cuộc xung đột quyền hành mà lẽ ra đã có thể tránh được nếu một thói quen đã thành quen thuộc và nếu cô bé biết rằng bà mẹ thì cứng nhắc về điều đó. Giờ ngủ là giờ ngủ. Không cần nói nhiều. Nếu trẻ con kinh nghiệm sự cứng nhắc của một thói quen, chúng ít khi cảm thấy có hứng khởi để phá luật. Dĩ nhiên, nếu một sự đụng độ quyền hành xảy ra, con trẻ sẽ dùng thói quen như một lợi điểm để tấn công. Chỉ khi thói quen được cảm nghiêm như một vấn đề của cuộc sống, với sự nhấn mạnh trong yên lặng và không cần tranh cãi nhiều lời, cha mẹ có thể áp dụng để phù hợp với hệ thống trật tự trong gia đình. Dĩ nhiên, ở đâu thường có những sinh hoạt chung ở đó dễ dàng có thói quen cho người lớn lẫn con trẻ. Một ví dụ của vấn đề nầy là giờ ăn. Tuy nhiên, phận vụ khác nhau của mỗi phần tử trong gia đình có thể đòi hỏi những thói quen khác nhau. Nhưng những khác nhau nầy phải thật rõ ràng trong những phận vụ khác nhau. Con trẻ một tuổi đi ngủ sớm hơn đứa 9 tuổi, và đứa 9 tuổi dĩ nhiên đi ngủ sớm hơn bố mẹ nó. 

Trong trường hợp của cậu bé không chịu ngồi ăn chung bữa cơm với gia đình, bà mẹ có thể giải quyết vấn đề nếu có một thói quen về bữa cơm chiều và tất cả mọi người trong nhà đều ăn vào giờ đó. Thật có lý để hiểu rằng không ai xếp một bữa ăn tối vào lúc không thích hợp cho mọi người. Mỗi gia đình phải tìm ra một mẫu mực phục vụ cho lợi ích của mọi người trong nhà. Không có một mẫu mực nào là lý tưởng cho hết mọi gia đình. Nhưng thường thì bà mẹ thiết lập mẫu mực và luật lệ để gia đình tuân giữ và phát triển. Mỗi khi có đứa trẻ nào phá lệ, bà mẹ bắt buộc phải nhấn mạnh cách yên lặng rằng thói quen đó cần phải được tuân giữ. Việc phá lệ chỉ có khi cha mẹ cho phép mà thôi. Cũng vậy, bà mẹ thường thiết lập những mẫu mực để gia đình tuân theo và sống. Chẳng hạn, giường chiếu phải ngăn nắp trước khi đi làm những công việc thường ngày, phòng xem tivi phải gọn gàng sạch sẽ trước khi ông bố về nhà, bữa ăn tối chúa nhật phải được bày dọn trong phòng đặc biệt, và cách thế gia đình cần cử hành cho những ngày đại lễ. Đây là truyền thống văn hóa cần phải truyền lại cho con cháu. Những điều đó trở thành thói quen tốt đẹp mà chúng ta cần phải sống và lưu giữ.

Lm. Lê Văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!