Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ

 

Thật là ngược đời và chói tai khi chúng ta nghe những lời chúc phúc của Thiên Chúa: “Phúc cho những người khóc lóc. Phúc cho những người đau khổ” mà không phải phúc cho những người có đời sống vinh hoa phú quí, ngày ngày yến tiệc linh đình…

Câu chuyện sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào ý nghĩa của những lời chúc phúc đó:

Jacob, con người giàu có và có nhiều khả năng. Ông có xe và có cả một đoàn súc vật đông đúc. Ông có hai vợ và đông con. Vào một đêm kia, ông có một cảm giác lờ mờ rằng có một cái gì lạ thường sẽ xảy đến cho đời ông, một cái gì đó sẽ đánh dấu ông muôn đời. Nhưng ông không muốn nói với ai ngay cả những bà vợ của ông. Cũng trong đêm đó, ông chổi dậy đưa hai bà vợ, hai nàng hầu và mười một đứa con đi ngang qua vùng đất Tabbok. Ông đã đưa họ đi qua giòng suối cùng với tất cả đoàn súc vật của ông và chỉ còn lại một mình ông bên kia bờ suối. Xảy đến là có một người đến vật lộn với ông cho tới sáng. Chính bên giòng suối ấy, Jacob đã phải vất vả vật lộn suốt một đêm với thiên thần Chúa.

Đây là biểu tượng của một cuộc chiến trường cửu trên trần gian nầy giữa con người và Thiên Chúa. Đây cũng là biểu tượng của những cố gắng của con người để tìm hiểu, để hòa nhập với ý muốn cứu độ thật khó hiểu của Thiên Chúa. Và cuối cùng, đây cũng là biểu tượng của một cuộc chiến đấu gay go của mỗi một người giữa ý muốn của Thiên Chúa và những cám dỗ lôi cuốn của trần thế, của xác thịt.

Thật vậy, con người lúc nào cũng bị giằng co giữa hai điều phải lựa chọn:

- Phục vụ hay quyền bính.

- Chết trên thập giá hay đóng đinh kẻ thù.

Thật không phải dễ để chúng ta có thể tìm ra được một hợp đề giữa những thái cực đó. Có những lúc cái nầy cần phải được ưu tiên hơn cái khác, và nếu có sự ưu tiên thì sự ưu tiên đó phải là sự từ bỏ chính mình, phải là sự tử đạo mà Thiên Chúa Cha đã dành cho chính Con Ngài.

Chúng ta thấy gì trong cuộc chiến giữa Jacob và thiên thần Chúa ? Nhận thấy không thể làm chủ được Jacob, thiên thần Chúa đã đánh vào đùi của ông thật mạnh và thật đau để ông phải đi khập khễnh.

Trong cuộc chiến giữa Thiên Chúa với con người, để chiến thắng Jacob, Thiên Chúa đã đập ông bị thương, đã làm ông nên người tàn tật để ông biết yếu đuối của mình hầu biết tín thác và sống tựa vào Thiên chúa, cũng như để ông biết sẵn sàng biến đổi thành một con người mới cho một chương trình mới theo ý muốn cứu độ của Thiên Chúa. Ngài muốn đổi tên ông. Ông sẽ không còn là con người cũ Jacob nữa nhưng sẽ trở thành Israel, con người mới của Thiên Chúa.

Israel, con người tàn tật, con người thương vong trong cuộc giao chiến với Thiên Chúa, nhưng bây giờ ông có thể hiểu được ý nghĩa tương quan giữa con người với  Thiên Chúa và giữa con người với nhau.

Trong cái thương vong, cái đau khổ mà ông đã học được từ cuộc chiến ấy, ông hiểu được rằng nhờ đau khổ con người trở nên khiêm tốn, trở nên biết chia xẻ, biết cảm thông với người khác, biết cầu nguyện để xin ơn trên phù giúp, biết cậy trông vào quyền lực của Thiên Chúa chớ không phải cậy trông vào sức mạnh của chính mình.

Quả thật, con người bị khủng hoảng về lý do tại sao đau khổ lại cần phải có, và tự hỏi: không tốt hơn sao nếu có một thế giới không đau khổ, nơi đó không có người tật nguyền, không có kẻ điên, không có người đui, không có kẻ què, không có những chiếc xe lăn, không có những cây nạng gỗ, không có những vành khăn sô…..

Không, không đau khổ, không chiếc băng ca, không vành tang trắng, thế giới nầy sẽ còn nhiều tội lỗi gấp trăm ngàn lần.

Thiên Chúa có thể tạo nên một thế giới không đau khổ. Ngài có thể làm nên một thế giới trong đó mọi người đắm chìm trong hoan lạc. Nhưng không, Ngài đã không làm như thế.

Ngài cho phép chúng ta hưởng một chút niềm vui của cuộc đời nhưng Ngài cũng đòi chúng ta phải làm quen với sự hy tế.

Không cần tưởng tượng đâu xa, hãy nhớ lại những tháng ngày chúng ta còn sống ở Việt nam hay ở bên các trại tỵ nạn. Quanh năm suốt tháng, từ sáng sớm tới chiều tối, trời mưa cũng như trời nắng, chúng ta phải lao động vất vả, cơm không đủ ăn, áo không có mặc, đau không thuốc uống, dẫu thân thể nhọc mệt vì lao lực, nhưng ngày ngày chúng ta vẫn sáng đi lễ, tối đọc kinh, bầu khí gia đình xem ra đạo đức, đầm ấm và hạnh phúc. Bây giờ sống trên những đất nước phù hoa, mọi sự đều sung túc, trời nóng có máy lạnh, trời lạnh có máy sưởi, ra đi có xe cộ, về nhà có truyền thanh truyền hình. Cuối tuần có nhiều thì giờ nghỉ ngơi, có nhiều thì giờ nhậu nhẹt, nhưng người ta không có thì giờ để đi lễ, để thờ phượng Chúa, để cảm tạ muôn hồng ân Chúa đã ban cho cuộc đời may mắn của họ. Và rồi từ đó, hạnh phúc gia đình họ cũng bắt đầu khủng hoảng.

Thật vậy, trong hoan lạc con người sẽ dễ quên mất Thiên Chúa và dễ đi tìm một thần tượng theo sở thích của mình.

Tôi thích lối giải quyết như trong câu chuyện của Jacob. Nó xem ra đơn giản nhưng hữu hiệu. Chính Thiên Chúa đã làm ông đi khập khễnh. Chính Ngài đã gây nên điều đó. Ngài đã để tai ương phá hại mùa màng, để quân thù giết hại dân lành. Ngài có thể can thiệp. Nhưng không, Ngài đã để chúng ta đau khổ.

Nhưng chắn chắn trong khi làm chúng ta đau khổ, Ngài muốn mang lại một cái gì tốt đẹp cho chúng ta từ đó.

Có bị thương vong, chúng ta mới trầm tĩnh con người chúng ta lại. Có khóc, chúng ta mới hiểu được những giọt lệ sầu của những người chung quanh. Có bị giam cầm, chúng ta mới thấy sự quí giá của những tháng ngày được tự do.

Nếu những người Do thái không bị thử thách, không bị đàn áp, không bị bóc lột, không bị khinh khi, không bị nguyền rủa, không bị đánh đập, không bị giết hại, không bị bắt làm thân trâu cày ở miền Aicập, Môisen không thể nào thuyết phục được họ lên đường trở về hứa địa. Nếu sa mạc cũng có đầy những hoa thơm trái ngọt, những giòng suối tươi mát, chắc chắn họ sẽ không thèm trở về đất hứa .

Thật vậy, không có một động lực nào thúc đẩy chúng ta hướng về ngày mai một cách hiệu quả hơn là ĐAU KHỔ. Đó là lý do tại sao thiên thần Chúa đã đánh vào đùi ông Jacob.

Lm. Lê Văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!