Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
HÃY TỎ RA TRỌNG KÍNH CON TRẺ

 

Cuộc sống dân chủ đặt căn bản trên sự trọng kính hổ tương. Nếu chỉ có một người được kính trọng, không có sự bình đẳng. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta cần tỏ ra trọng kính con trẻ và các quyền lợi của chúng. Điều nầy đòi hỏi sự nhạy cảm trong việc đạt được sự quân bình giữa hai thái cực: quá nhiều và quá ít.

Bà mẹ và ông bố rất hảnh diện về cậu bé Chiến, đứa con đầu của ho,ï mới vừa sinh ra được 2 tháng. Bất cứ khi nào có dịp, họ đều đánh thức cậu bé dậy để nó nhìn những người bạn của họ. Bé Chiến có quyền ngủ. Cả bố mẹ tỏ ra thiếu kính trọng nó khi họ quên mất quyền lợi của nó. Vì thế cu bé thường ngủ ít và hay khóc. Nó được cho bú khi nó khóc ngay cả khi nó vừa được cho bú chỉ một giờ trước. 

Sức khỏe và sự lớn lên của cu bé tùy thuộc vào thức ăn và sự nghỉ ngơi điều độ của nó. Với sự điều độ, bao tử thích nghi vào mẫu mực của việc tiêu hóa cũng như sự nghỉ ngơi. Điều đó giúp cho sự tiêu hóa các thức ăn được dễ dàng và thiết lập một trật tự căn bản kéo dài suốt đời. Thời gian đầu, đứa bé được xem là cái bao tử. Sự giao tiếp đầu tiên của nó với hệ thống trật tự đến nhờ sự cho ăn uống điều độ. Đứa bé và bao tử của nó có quyền đòi hỏi sự điều độ và nếp sống trật tự. Nó có thể tham dự vào việc xếp đặt chương trình cho những lần ăn uống. 

Bác sĩ chuyên về nhi đồng có sự thay đổi trong lời khuyên của họ về thời biểu cho trẻ ăn. Bà mẹ thực hiện chương trình cho ăn theo như bác sĩ yêu cầu, sẽ cảm thấy rằng đứa bé sẽ phát triển một cách điều độ giữa những bữa được cho ăn nếu bà cảm thấy thoải mái và tự tin vào điều bà đang làm. Tuy nhiên, nếu bà cảm thấy lo lắng mỗi khi đứa bé động đậy, bà không giúp nó phát triển theo một  chương trình mà còn khiến nó có những đòi hỏi không mấy thích hợp. Chương trình cho ăn uống bất thường cho thấy sự thiếu trọng kính đứa bé và thiếu tôn trọng trật tự.

Bé Tuyên 9 tuổi, con một và muốn làm vui lòng bố mẹ. Bố mẹ có tiêu chuẩn rất cao cho hành vi xử sự và cho sự học vấn của đứa trẻ. Một chương trình hoạt động được sắp đặt cho nó và một sự hoàn thành tuyệt vời trong nhiều lãnh vực được hy vọng nơi nó. Nếu không đạt được điểm tối đa là một đại họa cho nó. Nó phải là một lãnh đạo trong ngành Hướng Đạo, một ngôi sao trong ngành Thể Dục, một tay Piano cự phách trong ngành Âm Nhạc. Bé Tuyên được xem là một đứa trẻ chói sáng và ngoại hạng bỡi tất cả những người biết nó. Nhưng nó có một lỗi lầm mà bố mẹ nó không thể sửa được là: nó hay cắn móng tay. Nó cũng thường hay có ác mộng và thói quen nhún vai. 

Bố mẹ thật độc ác một cách vô tình trong những mong đợi của họ. Vì cậu bé bị thúc đẩy bỡi ước muốn làm vui lòng bố mẹ, nó dễ dàng được hướng dẫn làm theo những yêu sách đó. Vì nó thông minh hơn bình thường và chịu khó học hành nữa nên có thể thỏa mãn những ước vọng của họ. Nhưng nó tỏ cho thấy những phản loạn bên trong. Nó cảm thấy rằng nó chỉ có ý nghĩa bao lâu nó làm vui lòng bố mẹ và đó là điều ưu tiên hàng đầu của nó. Nó không dám làm mất vị trí của nó bỡi sự phản loạn công khai chống lại những yêu sách của họ. Nó chỉ có thể phản đối trong giấc ngủ. Bố mẹ tỏ ra thiếu sự kính trọng đối với cậu bé như là một con người. Họ dùng nó như một phương tiện để làm vẻ vang danh tiếng họ. Cậu bé không thể kính trọng chính mình khi suốt cuộc đời được hướng dẫn để phục vụ cho ước muốn của bố mẹ cho dẫu là muốn con mình nên vĩ đại.

Chỉ khi chúng ta tin tưởng vào đứa trẻ và khả năng của nó, chúng ta mới tỏ ra kính trọng nó. Nhưng điều nầy không có nghĩa là chúng ta có thể làm những đòi hỏi phục vụ cho những tham vọng của chúng ta.

Bé Kim Chi 18 tháng tuổi, cố gắng leo lên chiếc ghế trong phòng coi Tivi. Cô bé trợt xuống, đụng vào cằm, giập môi. Bà mẹ giữ im lặng khi thấy môi cô bé bắt đầu rướm máu. Bà vẫn vui vẻ nói: “Cưng ơi! Cứ ráng đi con. Con có thể làm được điều đó”. Cô bé liếm môi rướm máu và trở lại chiếc ghế cố gắng tập leo lần nữa. 

Bà mẹ ác phải không? Không chút nào. Nếu bà mẹ đã gây ra vết thương, cô bé đã mất hết can đảm. Và nhờ bà mẹ không bị ấn tượng, cũng không sợ máu, nên bé Kim Chi đã được khuyến khích để cố gắng. Một bài học rất quí giá. 

lm.lêvănquảng.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!