Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Bài Viết Của
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Hội Đồng Giám mục Việt Nam khóa XIII: Những ưu tư và hy vọng
NÉT VĂN HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG CÔNG GIÁO: GIÁO LÝ CHẾ NGỰ LÒNG THAM LAM
Giaó Phận Hưng Hóa: Lang Thíp, gian nan con đường đem Tin Mừng cứu rỗi các linh hồn
Những động thái mới với giáo dân Công giáo ở Thành phố Sơn La
Giáo xứ Văn Hạnh: Tuần chầu lượt đầy lửa mến với chủ đề Công lý – Hiệp thông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức, người đã làm thay đổi nhận thức của đàn chiên.
Sĩ tử đến trường thi trong vòng tay nhân ái
GP Lạng Sơn – Cao Bằng: Thánh lễ truyền chức cho tân linh mục Dòng Chúa Cứu thế
HAI PHIÊN TOÀ CÁCH 2.000 NĂM: BƯỚC LÙI CỦA NỀN PHÁP LÝ
HỒNG Y PHAOLO GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG: RA ĐI KHI MONG ƯỚC CÒN CHƯA TRỌN
MIẾNG ĐÒN NHỎ CỦA SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH, ĐẠI HOẠ CỦA TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Đất nhà thờ làm công viên - đất công viên làm khách sạn: Hai động thái của một hành trình
Trở lại vùng quê của những người nghèo không biết Tết – bức tranh tương phản của chủ chăn và “đầy tớ”
Hiểm hoạ cho sự thống nhất của Giáo hội Việt Nam – điều lo ngại đã thành hiện thực
Sinh viên giáo phận Vinh: Giao lưu đầu xuân và cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình
CHIẾC TRỐNG SẤM LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐÃ VANG LÊN HỒI TRỐNG GIỤC GIÃ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH.
Giáo phận Hưng Hoá: “Niềm vui trên núi rừng Tây Bắc” hay nỗi đau trong lòng người Giáo dân?
Tản mạn Noel 2008 - Sơn La: Chuyện lạ có thật
CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm
RỰC SÁNG LỬA HIỆP THÔNG – CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN THÁI HÀ
Hà Nội lụt: Cơn hoạn nạn để hiểu tận lòng quan
NHỚ NGUYỄN TRÃI: ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
ĐÔI ĐIÈU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT
GIẢI PHÁP NÀO THẤU TÌNH , ĐẠT LÝ CHO VỤ VIỆC THÁI HÀ?
HÃY ĐỂ CÂU CHUYỆN THÁI HÀ MỘT HỒI KẾT CÓ HẬU
Thái Hà – Điều gì sẽ đến sau dùi cui, roi điện và hơi cay?
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG: ĐỔ DẦU VÀO LỬA – THỬ THÁCH VỚI GIÁO DÂN THÁI HÀ
Cầu nguyện – Người ao ước và những kẻ sợ hãi
“BIẾT THÌ THƯA THỐT” – MỘT VÍ DỤ BI HÀI VỀ TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC
DÒNG CHÚA CỨU THẾ - XỨ THÁI HÀ VÀ NHỮNG CÂU HỎI TẠI SAO?
TÒA KHÂM SỨ - KHẢ NĂNG NÀO SẼ ĐẾN?
TẠI SAO tờ báo “NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM” LẠI XUYÊN TẠC THƠ của LINH MỤC VÕ THANH TÂM?
NẾU VÌ CẦU NGUYỆN MÀ CÓ AI PHẢI ĐI TÙ, TÔI SẼ ĐI THAY
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ
ĐÊM KHÔNG NGỦ Ở TÒA KHÂM SỨ - CHẾT BÊN MẸ, CON SỢ CHI
ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN VÀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC “DÂN CHỦ - PHÁP QUYỀN”?
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ

 

Một nửa vòng tròn khắc nghiệt của một thời đau đớn 

Tôi được nghe câu chuyện về một nửa cái vòng tròn nhân tạo, đó là một nửa vòng tròn được tạo nên trên sân thượng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.

Dù nhiều khi muốn khép lại một quá khứ buồn vì nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai theo thời gian. Nhưng quá khứ chỉ được khép lại khi hiện tại và tương lai không còn sự đe dọa của cái bóng ma có nguy cơ tái hiện hoành hành bất cứ lúc nào. Bởi mầm mống của cái quá khứ buồn đau vẫn còn manh nha những chồi mới độc hại hơn nên vẫn phải suy nghĩ về nó. 

Một nửa vòng tròn ấy, cần được ghi vào lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam như một nhân chứng, vật chứng cho một giai đoạn, một thời đại đầy đau thương của Giáo hội – Thời đại Cộng sản. 

Một nửa vòng tròn ấy được nhìn nhận với những con mắt khác nhau, nhưng tất cả trong sâu thẳm tâm hồn, đều nghĩ đến nguyên nhân sinh ra nó và không ai không khỏi bùi ngùi lẫn xót xa.

Đó là nửa vòng tròn được tạo ra bởi bước chân trong những đêm không ngủ của Cố Hồng y Phạm Như Khuê trong những ngày Ngài bị “bó gối” tại Tòa Giám mục Hà Nội.

Chuyện kể rằng: Đêm đêm, khi người Hà Nội đã chìm vào giấc ngủ sau một ngày lo toan chuyện xếp hàng với sổ gạo, tem phiếu thực phẩm và muôn vàn khó khăn của cuộc sống thời kỳ “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội” thì trên sân thượng ngôi nhà Tòa Giám mục, có một con người vẫn không thể nào đi vào giấc ngủ - Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê. Những khi đó, Ngài lại bước những bước nặng nề suy tư về những đau khổ, những khó khăn của Giáo hội, đang đặt gánh nặng lên đôi vai của Ngài.

Những bước chân nặng nề của Ngài, qua năm tháng dài, đã làm mòn đi lớp gạch lá nem được lát trên mái sân thượng, để lại một nửa vòng tròn. Vì sao lại chỉ một nửa vòng tròn? Đó là vì, phía bên Nhà thờ Lớn thì trống trải, gió lạnh từng đêm đã ngăn bước chân Ngài đi về phía đó, hay có những mối hiểm nguy có thể xảy ra với Ngài bất cứ lúc nào nếu có ai biết được giờ đó Ngài vẫn đi lại và suy nghĩ? 

Nghĩ đến những năm tháng đó, chắc ai đã từng sống ở một xã hội khác, đất nước khác và ngay cả những người sống trên đất nước này nhưng sinh sau đẻ muộn cũng không thể nào tưởng tượng nổi những điều gì đã xảy ra với Giáo hội nơi quê nhà.

Một giáo hội được coi là khởi sắc và phát triển mạnh mẽ sau những cơn bách hại khốc liệt của một số thời đại phong kiến Việt Nam. Hàng chục ngàn con người đã lấy máu mình tưới cho thấm đẫm mảnh đất này, để nêu cao lòng kiên trinh của mình vào Thiên Chúa. Hàng trăm Thánh tử đạo Việt Nam được công nhận trong những năm qua đã nói lên sự khắc nghiệt và khốc liệt của một thời đau khổ. Những hạt máu đó đã sinh sôi nảy nở nên một thế hệ những người công giáo Việt Nam kiêu hùng, dũng cảm.

Cũng chính những giáo dân kiêu dũng kia, được phát triển mạnh mẽ, như cây mùa xuân đâm chồi nẩy lộc để chuẩn bị đón một mùa đông giá lạnh và khắc nghiệt của lịch sử Giáo hội – Thời đại Cộng sản. 

Với thời đại đó, khi cơn bão cộng sản tràn vào đất nước Việt Nam, kéo theo những cuộc chiến tranh liên miên để chiến đấu vì hệ tư tưởng Cộng sản, cả đất nước ngập chìm trong lửa đạn. Giáo hội đã hứng chịu nhiều nhất những đau khổ của giai đoạn đó. Bởi Giáo hội đã phải hứng chịu một lúc hai cuộc chiến, cuộc chiến bằng bom đạn bạo tàn và cuộc chiến “cách mạng văn hóa và tư tưởng” cũng tàn bạo không kém nhằm áp đặt thứ tôn giáo vô thần cộng sản lên trên cả dân tộc, cả đất nước.

Với Giáo hội, hệ thống đào tạo linh mục hầu như đóng cửa. Các giám mục, linh mục đi ra khỏi nơi cư ngụ phải được nhà nước cho phép. Nhiều linh mục bị triệu hồi, di chuyển không theo điều động của đấng bản quyền. Thậm chí những khi thiếu thốn linh mục trầm trọng, vẫn có những linh mục nằm dài ở Tòa Giám mà không được đưa đến nơi có nhu cầu.  

Hệ thống Giáo hội trên miền Bắc Xã hội chủ nghĩa hầu như bị cách ly với thế giới bên ngoài. Tất cả những vấn đề của Giáo hội hoàn vũ, của những Giáo hội bạn, của Tòa Thánh Vatican đều là chuyện của thế giới khác. Vì vậy, bản văn của Công đồng Vaticano II kết thúc từ giữa những năm 60 nhưng chỉ đến được miền Bắc Việt Nam vào những năm sau khi đất nước thống nhất.

Bên cạnh hệ thống Giáo hội bị suy kiệt do bao vây tứ bề, thì một mô hình “giáo hội nhà nước” được hình thành và manh nha phát triển bằng một cái tên “Ủy ban Liên lạc Công giáo Việt Nam” vào tháng 3/1955. Ủy ban đó đặt dưới sự lãnh đạo của mặt trận, mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản. Một tờ báo rất kêu mang tên “Chính nghĩa”, tiền thân của tờ “Người Công giáo Việt Nam” sau này – Thực chất, tờ báo này chỉ mang danh, người Công giáo Việt Nam đâu có mặt trong tờ báo đó. Tờ báo quốc doanh này, chỉ là một phần trong chiến lược xây dựng một Giáo hội mang bản sắc dân tộc – lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin - Staline làm kim chỉ nam cho mọi hành động, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt theo đúng nghị quyết của Đảng. 

Ở “Giáo hội nhà nước” đó, cũng có các linh mục, các ông trùm, ông chánh… và đầy đủ hàng ngũ giáo dân từ nông dân đến trí thức. Đã có lần, một linh mục giữ một trọng trách rất lớn trong cái Ủy ban này, sau khi giảng ở nhà thờ mà bị người giáo dân luôn nhìn với ánh mắt nghi kỵ đã nói: “Khi có một con quỷ và một con người đi trên một con đường, thì phải dựa vào nhau mà đi tới đích, lúc đó quỷ sẽ là quỷ, và người lại là người”. 

Tiếc thay, khi đi chưa đến đích, với sự quỷ quyệt và mánh lới của mình, quỷ đã làm cho người nhiều phen thân bại danh liệt, và cuối cùng, trong một đại hội mà mình bị hạ bệ khi đã già nua, vị linh mục “người” ấy mới chua xót khóc trước hội trường: “Tôi theo Đảng từ mấy chục năm nay nhưng đến nay, Đảng đã không tin tôi nữa” – Điều này, tôi được nghe từ một linh mục tham dự đại hội lúc đó.

Nhưng dù sao thì theo Đảng vẫn được những điều mà linh mục khác không bao giờ có vinh dự nhận hay được, đó là khi đến nghĩa trang, vị linh mục này nhận được những vòng hoa của Trung ương Đảng và Nhà nước gửi tới đắp vào bay phất phơ trên mộ như ngao ngán cho một cuộc đời đã trót làm tôi hai chủ. 

Cũng có những vị thiếu thông tin, ngây thơ tin vào những điều tưởng thật.  Hoặc trong những hoàn cảnh bó buộc, phải chọn lựa những điều ít bất lợi hơn. Nhưng rồi, sự nói dối lại hay cùng. Người ta đã nhận ra bản chất vấn đề bằng những cái nhìn đơn giản nhất.  

Vấn đề này, cần phải nhìn thẳng và thừa nhận sự khôn ngoan và sáng suốt của Hàng giáo phẩm Việt Nam thời kỳ đó, nếu không, đất nước chúng ta sẽ có một Giáo hội quốc doanh và một Giáo hội thầm lặng như ở đất nước anh em Trung Hoa, người đồng chí và người bạn vĩ đại của Đảng và Nhà nước, nhưng là kẻ xấu chơi của đất nước, nhân dân chúng ta hiện nay.

Những năm tháng đó, nhà thờ, nhà nguyện được tận dụng làm kho, làm xưởng, làm chỗ nhốt trâu bò, làm chỗ chứa rơm… Giáo dân xung quanh nhà thờ, nhiều nơi được đưa đi những vùng kinh tế mới xa xôi, để đưa những người lương dân vào nhà thờ, nhà xứ, tạo một sự chia rẽ sâu sắc trong lòng dân tộc. 

Có những nơi, cả nhà thờ, cả khu vực chỉ còn một mình Cha xứ bơ vơ giữa nhà thờ, mà không có bất kỳ ai ở quanh. Giáo dân thỉnh thoảng muốn tiếp tế cho Ngài cân gạo, con cá, nắm muối cũng hết sức bí mật và vất vả. Vị LINH MỤC này cũng đã mất cách đây mươi năm, nhưng những kỷ niệm về Ngài thì vẫn luôn trên môi những người tín hữu. Và Ngài vẫn sống khi Giáo hội phát triển mạnh mẽ những năm sau này, với việc ghi nhớ công lao mà cả đời Ngài đã phải trả giá. 

Bên cạnh khía cạnh vật chất, nhân lực đời sống Giáo hội gần như kiệt quệ, thì về tinh thần, hệ thống báo chí, sách vở, tác phẩm văn học, báo chí, phim ảnh được huy động để đưa đến cho người dân có hai cách nhìn. Người không công giáo, khi đọc các tác phẩm như Bão biển (được đưa vào sách giáo khoa), Ngày Lễ Thánh, Giáp mặt, Cuộc đời bên ngoài… đã nhìn người Công giáo với con mắt coi thường vì phản động, các cha cố đồi trụy, các giáo dân chậm tiến.  

Còn với người Công giáo, họ nhìn cách xử sự với họ khi yếu thế của Đảng và Nhà nước để biết rằng họ chỉ là công dân hạng hai. Điều đó giải thích cho cuộc bỏ phiếu bằng chân của hàng triệu giáo dân và giáo sỹ bỏ ruộng vườn, đất đai mồ mả cha ông tổ tiên bao đời nay để di cư vào Nam năm 1954. 

Tất cả các linh mục, hầu như được chỉ định ở nơi nào nhà nước thấy có lợi cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, còn nhu cầu của giáo dân, của linh mục, giáo phận… chỉ là thứ yếu, việc đi lại của các linh mục phải được phép, nếu không muốn lên công an huyện ngồi nhổ cỏ.

Hàng loạt linh mục được đưa đi học tập trong các trại giam, trại cải tạo hoặc cấm cố tại chỗ. Các chủng sinh được trả về địa phương quản lý lao động sản xuất mà yên tâm lo việc gia đình, “xây dựng con người mới”. Các lễ hội bị dẹp bỏ để tiết kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và vì miền Nam ruột thịt đang “bị giày xéo dưới bàn chân, gót sắt của quân xâm lược Mỹ - Ngụy”.  

Thời đang sống và nửa vòng tròn còn lại

Cuộc sống người Công giáo cũng như của cả nước, với một sức sống bản năng mãnh liệt như cỏ hạn gặp mưa rào đã bừng lên trên mọi bình diện cuộc sống khi đất nước bước vào hội nhập với thế giới. Sau mấy chục năm đóng cửa, đến lúc phải mở cửa cho ánh sáng mang lại những lợi ích vật chất. Đảng quyết tâm “Hòa nhập nhưng không hòa tan” với thế giới. Xã hội được dịp trỗi dậy mạnh mẽ những ham muốn bản năng về tiêu thụ, về vật chất đúng tinh thần chủ nghĩa Mác – Lênin là “vật chất có trước, tinh thần có sau”.  

Tham nhũng lan tràn, ngày càng sâu rộng trên mọi bình diện, xã hội đầy rẫy những tệ nạn về mại dâm, ma túy và sự xuống cấp đạo đức như xe không phanh trên đèo dốc, giáo dục và y tế là những lĩnh vực dễ thấy nhất.

Trong một xã hội vốn được nêu cao khẩu hiêu vì hạnh phúc của nhân dân, thì càng ngày chỉ càng thấy hệ thống cán bộ đảng viên sung túc. Con cái họ có những đứa chơi ngông đốt tiền không hết nhưng nhân dân thì ngày càng bần cùng. Sự phân chia khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng.

Người dân Việt Nam vốn anh hùng, cần cù, chịu khó, được sống trong một đất nước:

 

Nước ta ở vào xứ nóng, khí hậu tốt

Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu

Nhân dân dũng cảm và cần kiệm

Các nước anh em giúp đỡ nhiều

(Thơ Hồ Chí Minh) 

Thì nay đã lần lượt làm kiếp tôi đòi cho các nước gần xa không phân biệt là bầu bạn hay kẻ thù. Những cô gái bán mình không cần biết đến tương lai hạnh phúc cho những kẻ có tiền, tàn tật hay già cả ở tận Đài Loan, Hàn Quốc với những cuộc thoát y cho họ ngắm chọn như những món hàng. Những cô gái bước đi làm gái mại dâm cho những nơi xa xôi không cần biết đến ngày mai, chỉ vì họ đã bị bần cùng hóa.  

Tất cả được cho là “mặt trái của cơ chế thị trường”.  

Tất cả những điều đó, đã đặt Giáo hội công giáo trước những thách đố nặng nề. Người Công giáo không đủ sức để giúp đỡ vật chất cho họ. Còn tinh thần ư, sau mấy chục năm, tư tưởng bạo lực đã làm nhiều tâm hồn băng hoại khó có cơ hồi phục.

Việc đưa Giáo hội ra khỏi những cám dỗ, suy đồi của đạo đức xã hội đặt lên vai những chủ chăn hiện tại.

Bênh cạnh những nhu cầu cấp thiết của Giáo hội phát triển như một thanh niên đã lớn, vẫn cứ bó buộc trong chiếc áo cũ ngày xưa nhưng đã bị cắt xén rất nhiều. Vì vậy, đến lúc Giáo hội phải đòi lại những manh áo của mình, đó là đất đai, tài sản bị chiếm đoạt nhằm phục vụ cho tha nhân. Nhưng bằng cách nào, khi mà lòng tham của con người chưa dừng lại, não trạng thù địch vẫn chưa thể gột rửa hay thay đổi. 

Chính những điều cấp thiết đó, đặt lên vai các vị chủ chăn của đoàn chiên đang khao khát sự phát triển, đã trở thành một gánh nặng cho những đôi vai của chủ chăn, cho những mái đầu của người thủ lĩnh. 

Vì vậy, hàng đêm, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt lại tiếp bước trên mái nhà của Tòa Giám mục với những bước chân và cái đầu đầy suy tư của mình. Những bước chân đó, như đã vẽ thêm cái nửa vòng tròn còn lại mà người đã chấp nhận bước tiếp. 

Việc kêu gọi Giáo dân tiếp sức cầu nguyện đòi lại phần đất đai tài sản của mình, như là những hành động cuối cùng bất đắc dĩ khi Ngài cảm thấy sức mình đã quá mệt mỏi bởi sự khiêm nhu, bởi lòng kiên nhẫn đã hết giới hạn khi những công việc, nhiệm vụ vẫn nặng nề mà sức người thì có hạn?

Sự hưởng ứng của đoàn chiên kiên vững và đông đảo, đáp lời chủ chăn, phải chăng là để giúp Ngài cùng khép kín một nửa vòng tròn còn lại.  Để mãi mãi những khổ đau không có cơ hội tái diễn. Để đất nước bước ra khỏi cái vòng tròn đau khổ mình buộc tự vẽ ra? 

Một năm mới sắp đến, khi cái tết đang cận kề, đào Hà Nội đang thu mình trong giá rét để chờ ngày khoe sắc. Giáo hội đang bước qua sự sợ hãi của chính mình để khẳng định vị thế và khả năng đóng góp cho con người, cho tha nhân đau khổ. 

Cầu chúc một mùa xuân thực sự là mùa xuân sẽ sớm đến với Giáo hội và dân tộc Việt Nam.

Hà Nội, Ngày 21 tháng 1 năm 2008.

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Tác giả: JB. Nguyễn Hữu Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!