Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Bài Viết Của
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Hội Đồng Giám mục Việt Nam khóa XIII: Những ưu tư và hy vọng
NÉT VĂN HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG CÔNG GIÁO: GIÁO LÝ CHẾ NGỰ LÒNG THAM LAM
Giaó Phận Hưng Hóa: Lang Thíp, gian nan con đường đem Tin Mừng cứu rỗi các linh hồn
Những động thái mới với giáo dân Công giáo ở Thành phố Sơn La
Giáo xứ Văn Hạnh: Tuần chầu lượt đầy lửa mến với chủ đề Công lý – Hiệp thông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức, người đã làm thay đổi nhận thức của đàn chiên.
Sĩ tử đến trường thi trong vòng tay nhân ái
GP Lạng Sơn – Cao Bằng: Thánh lễ truyền chức cho tân linh mục Dòng Chúa Cứu thế
HAI PHIÊN TOÀ CÁCH 2.000 NĂM: BƯỚC LÙI CỦA NỀN PHÁP LÝ
HỒNG Y PHAOLO GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG: RA ĐI KHI MONG ƯỚC CÒN CHƯA TRỌN
MIẾNG ĐÒN NHỎ CỦA SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH, ĐẠI HOẠ CỦA TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Đất nhà thờ làm công viên - đất công viên làm khách sạn: Hai động thái của một hành trình
Trở lại vùng quê của những người nghèo không biết Tết – bức tranh tương phản của chủ chăn và “đầy tớ”
Hiểm hoạ cho sự thống nhất của Giáo hội Việt Nam – điều lo ngại đã thành hiện thực
Sinh viên giáo phận Vinh: Giao lưu đầu xuân và cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình
CHIẾC TRỐNG SẤM LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐÃ VANG LÊN HỒI TRỐNG GIỤC GIÃ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH.
Giáo phận Hưng Hoá: “Niềm vui trên núi rừng Tây Bắc” hay nỗi đau trong lòng người Giáo dân?
Tản mạn Noel 2008 - Sơn La: Chuyện lạ có thật
CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm
RỰC SÁNG LỬA HIỆP THÔNG – CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN THÁI HÀ
Hà Nội lụt: Cơn hoạn nạn để hiểu tận lòng quan
NHỚ NGUYỄN TRÃI: ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
ĐÔI ĐIÈU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT
GIẢI PHÁP NÀO THẤU TÌNH , ĐẠT LÝ CHO VỤ VIỆC THÁI HÀ?
HÃY ĐỂ CÂU CHUYỆN THÁI HÀ MỘT HỒI KẾT CÓ HẬU
Thái Hà – Điều gì sẽ đến sau dùi cui, roi điện và hơi cay?
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG: ĐỔ DẦU VÀO LỬA – THỬ THÁCH VỚI GIÁO DÂN THÁI HÀ
Cầu nguyện – Người ao ước và những kẻ sợ hãi
“BIẾT THÌ THƯA THỐT” – MỘT VÍ DỤ BI HÀI VỀ TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC
DÒNG CHÚA CỨU THẾ - XỨ THÁI HÀ VÀ NHỮNG CÂU HỎI TẠI SAO?
TÒA KHÂM SỨ - KHẢ NĂNG NÀO SẼ ĐẾN?
TẠI SAO tờ báo “NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM” LẠI XUYÊN TẠC THƠ của LINH MỤC VÕ THANH TÂM?
NẾU VÌ CẦU NGUYỆN MÀ CÓ AI PHẢI ĐI TÙ, TÔI SẼ ĐI THAY
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ
ĐÊM KHÔNG NGỦ Ở TÒA KHÂM SỨ - CHẾT BÊN MẸ, CON SỢ CHI
ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN VÀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC “DÂN CHỦ - PHÁP QUYỀN”?
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT

  

Đất nước Việt Nam đang chuẩn bị đón mừng một năm mới âm lịch bằng Tết cổ truyền. Với truyền thống tự ngàn đời, cái Tết với người Việt Nam dù ở đâu cũng có những điều thiêng liêng sâu sắc, cũng nhiều ý nghĩa lớn lao cho tất cả mọi người với một năm mới mang lời nguyện cầu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công mới, cuộc sống được an bình, ấm no. Tết cũng là một dịp để con cháu nhớ đến gia đình, tổ tiên, anh em, bè bạn gặp nhau qua những chén rượu mừng sau một năm dài vất vả lao động. 

Vì vậy, cái Tết đối với mỗi con người, mỗi gia đình đều được chuẩn bị rất công phu và háo hức. Khắp cõi Việt Nam những ngày này, từ đô thị đến những vùng nông thôn hẻo lánh xa xôi, nơi nơi chuẩn bị những điều cần thiết về vật chất và tinh thần cho những ngày Tết đến, xuân về được ấm no, hoàn hảo. Những ngày này, giá cả tăng lên vùn vụt, lương thực, thực phẩm và mọi thứ tăng cao theo quy luật cung – cầu. 

Nơi nơi, mọi người tất bật, các quan chức đua nhau chúc tết quan lớn, nhân viên chúc tết quan trên… với đầy đủ các thứ của ngon, vật lạ, rượu ngoại và đola. Nhà nước cũng tất bật cho việc chuẩn bị các cuộc vui, các buổi chúc tụng, pháo hoa…  

Nhưng, “có những người nghèo không biết Tết”. Câu thơ của Nguyễn Bính năm nào, tưởng như chỉ có trong thời quá khứ, trong những năm tháng chìm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến thối nát và bóc lột. Nhưng không, vẫn hiển hiện nhiều nơi trên đất nước này, khi cả đất nước đã hội nhập với thế giới, khi cả đất nước đang phát triển với mức độ tăng trưởng được thán phục và ca ngợi.

Chiều 29 tết, chúng tôi đến một vùng quê, cách Thành phố Hà Tĩnh chỉ 30 Km. Xứ Thọ Vực – Giáo phận Vinh, thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.                                          

Xứ Thọ Vực, chỉ cách tỉnh lộ có 2 km. Con đường dẫn vào đây, lép nhép đất đỏ dưới trời mưa phùn, cây cầu treo mảnh mai đưa chúng tôi đến một vùng quê mà ngày 29 tết vẫn thấy lạnh lẽo một không khí ảm đạm, dù mưa xuân đã lất phất bay.

Đón chúng tôi tại nhà xứ, Linh mục quản xứ Phao lô Nguyễn Văn Cừ đã 65 tuổi. Ngài là người chúng tôi có khá nhiều kỷ niệm, những thăng trầm thay đổi trong cuộc đời Ngài quả là nhiều điều đáng nói. Nhưng thôi, chúng ta sẽ trở lại câu chuyện về cuộc đời Ngài trong một dịp khác.  

Dáng vẻ của Ngài khi gặp lại làm chúng tôi ngạc nhiên, mới vài năm Ngài đã thay đổi quá nhiều về sức khỏe. Từ một linh mục nhanh nhẹn, hoạt bát hay nói hay cười với cách khôi hài vốn có, nay khuôn mặt như phù thũng, dáng đi nặng nề khi tiếp khách đã làm cho chúng tôi có nhiều câu hỏi mà khi được giải đáp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. 

Xã Hà Linh, thuộc Huyện Hương Khê có 2 xứ đạo là Xứ Thọ Vực và xứ Vạn Căn. Linh mục Phao lô Nguyễn Văn Cừ được điều về đây quản nhiệm đến nay được 1 năm 2 tháng. Riêng xứ Thọ vực, với 900 nhân danh, giáo dân chủ yếu làm nghề làm ruộng.  

Cuộc sống người dân ở đây đang nghèo khổ dưới mức tưởng tượng của một giáo dân chúng tôi, dù chúng tôi cũng chỉ là những giáo dân ở trong nước, ở một vùng nông thôn không được coi là khấm khá gì. Nhưng những gì đang xảy ra ở nơi đây, quả là khó ai có thể tưởng tượng được nếu không đến đó.   

Nhân dân ở đây, chủ yếu là làm nông nghiệp, nhưng vùng đất nông nghiệp này, càng làm càng lỗ vốn. Cả xã không một trạm bơm tưới tiêu, làm ruộng theo kiểu nhờ trời. Nếu bị hạn hán, bão lụt, thì cả làng nhịn đói. Điện thì khi có khi không, khi chúng tôi đến, khoảng 4-5 giờ chiều, trời âm u mưa, nhưng đèn điện như những con đom đóm le lói. Đã vậy, hệ thống điện qua tay chủ thầu, nên giá điện khi ở thành phố giá điện là 700 đồng/kw, thì ở đây người dân phải trả đến 1800 đồng/kw. Đường đi là đường núi, trơn tuột và ngoằn nghèo, nhỏ nhoi chạy qua các bờ ruộng, việc đi lại là một sự khó khăn. Việc học hành của con em ở đây, đương nhiên là bị ảnh hưởng to lớn. Hàng loạt trẻ em không được đến trường và phải đi bán sức lao động làm kể hầu người hạ ở các thành phố, đến nay con số đã đến khoảng 200 người. 

Từ khi được chuyển về đây, với một linh mục đã 65 tuổi, đã qua những thời gian tù đày trong nhà tù cộng sản, (Linh mục Cừ sau khi đi tù về đã chờ đợi việc mở lại trường và mới được thu phong năm 1999 – khi đã 56 tuổi) nay bệnh tật đầy mình, đó quả là một gánh nặng. Nhất là việc mục vụ ở những họ cách nhà xứ chính đến 5 km đường đi bộ như họ Trại Trăn, đã thực sự là một điều khó khăn với sức khỏe của Ngài. Nhưng ở đó, đã 40 năm nay không có linh mục quản lý, đời sống giáo dân như bị lãng quên, có những đôi vợ chồng lấy nhau đã 30 năm, con cái đã lớn tuổi trưởng thành xây dựng gia đình mà cha mẹ vẫn chưa làm phép hôn phối. Vì vậy Ngài vẫn phải cố gắng đến với họ.

Nhưng ngôi nhà thờ họ đã bị trận lụt vừa qua cuốn trôi đi mất “may mà không vỡ viên ngói nào – Ngài hài hước nói – Vì nhà thờ bằng tranh tre”. Nay giáo dân không thể có nơi mà làm lễ cho họ, để họ lội đường rừng 4-5 km hàng ngày thì không đành. 

Gánh nặng mục vụ, gánh nặng tuổi tác và sức khỏe đã vượt quá sức Ngài. Nhưng gánh nặng nhất của Ngài, lại chính là đời sống nhân dân quá cực khổ của người dân luôn là nỗi day dứt và canh cánh bên lòng mà Ngài bất lực.

 Không chỉ đời sống giáo dân, mà ngay cả linh mục cũng trong cơn túng bấn. Những buổi lễ, bổng lễ là một gói mỳ tôm, vài ba ngàn đồng, những cuộc lễ, tiền “xin cơi” được khoảng 4500 đồng (0.4$) bằng nửa que kem loại thường cho tất cả các khoản, tiền cha xứ, tiền đèn nến… Cả nhà xứ chỉ có mình cha xứ, không nuôi chú nào theo ở, không bõ già nào trông coi, cơm nước. Tiếp chúng tôi, Ngài đang chuẩn bị dùng bữa chiều là một miếng bánh chưng buổi sáng đã dùng một nửa, còn một nửa dành cho buổi chiều.  

Cả nhà xứ khi Ngài về đây, không điện thoại, không nhà vệ sinh, không có những thứ tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống mục vụ. Bằng những cố gắng của mình, Ngài đã dựng được một ngôi nhà để làm nơi học cho giáo dân. Lắp được chiếc điện thoại đã là một cố gắng vượt mức.

Trên diễn đàn Quốc Hội, khi bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói rằng: Có nhiều vùng, người dân chỉ đến ngày Lễ, ngày tết mới có được bữa cơm no, tôi chỉ nghe mà không thấy tin. Nhưng đến đây, thì điều đó là chuyện phổ biến. 

Linh mục Cừ kể: Khi làm ngôi nhà học này, một số giáo dân tham gia, nửa buổi sáng, sợ họ đói Ngài đưa cho mỗi người một gói mỳ tôm để ăn lót dạ, nhưng không thấy ai ăn. Đến khi trở lại, hỏi họ thì mới biết, họ để dành đề đưa về nhà, kiếm thêm nắm rau dại và nấu lên cho cả nhà cùng có cái ăn bữa trưa. Thật quá sức tưởng tượng, khi Việt Nam là một nước nông nghiệp xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới.  

Ngồi nghe kể chuyện về những khó khăn nơi này, chúng tôi hiểu và hết ngạc nhiên khi sức khỏe Ngài chỉ vài năm đã xuống dốc nhanh chóng đến thế.

Cơn bão vừa qua dấu tích còn để lại trên các bức tường nhà xứ bằng những vệt đen ngang mép trên cửa đi, mà nhà xứ đã được xây dựng trên khu đất khá cao ráo, chúng tôi thấy được những gì khốc liệt của một cơn giận giữ của thiên nhiên đã trút xuống nơi đây

Toàn bộ khu vực là một vùng trắng nước mênh mông. Khi Linh mục Cừ, Linh mục Tuấn chống xuồng đi cứu dân, là đi qua những nóc nhà, những bụi cây mà bây giờ Ngài chỉ, chúng tôi mới giật mình vì không thể tượng tưởng nổi là đã có lúc, nước đến mức đó. 

Hậu quả cơn bão, đã được báo chí nói đến nhiều, các bản tin trong nước và trên thế giới đã nhắc đến cơn đại hồng thủy này. Hậu quả của nó đến nay vẫn hiển hiện và đang hoành hành dữ dội cuộc sống người dân nơi đây. 

Khi được hỏi về đời sống người dân sau lũ thế nào? Ngài trả lời, hai tháng nay, nhân dân sống bằng nhiều cách, bằng những thứ rau cỏ có thể ăn được và một ít gạo, mỳ tôm cứu trợ. Hôm qua, nhà xứ đã đi nhận gạo cứu trợ, có hai nhân khẩu, được 5 kg gạo nên Tết đã có gạo ăn.

Sau lụt, Ban Tình thương Giáo phận đã có nhiều cố gắng vận động giúp đỡ, nhưng cũng chỉ có hạn mà thôi, trong khi, sự đói rách của người dân nơi đây, khu vực này quả là cùng cực và lớn lao. Những quần áo cũ, những thùng mỳ tôm đến với giáo dân và lương dân nơi đây, là những món quà hết sức quý báu trong những ngày này. 

Những gì chúng tôi thấy tận mắt nơi đây, bỗng làm cho chúng tôi liên tưởng đến những cuộc liên hoan, chè chén tiền triệu ở các quán xá khi các cán bộ tiếp khách. Những buổi chè chén dồn nhau nốc rượu tây cho đến ói mửa, đến say không còn biết đường về. Những cuộc họp hành liên miên tổn hao biết bao tiền của, công sức và thời gian của hàng hà sa số các cơ quan, đoàn thể mọi ngành, mọi cấp. Những cuộc đại lễ hoành tránh mà tiền chi vào đó không thể tính bằng con số tỷ đồng. Những quảng trường rộng lớn hàng chục hecta đất đai, điện sáng rực suốt ngày đêm và bảo vệ ăn lương túc trực đầy đủ nhưng chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng vào những cuộc lễ tốn kém.  

Tất cả những điều đã nói trên, quả là một Thiên đường và một Địa ngục trên trần gian.

Viết những dòng này, khi mà ngày cuối cùng của một năm âm lịch chỉ còn không đầy 24 tiếng. Giờ khắc giao thừa đón mùa xuân đang đến gần.  

Sang một năm mới, với lời cầu chúc nhiều sức khỏe, an khang, thành đạt, cuộc sống tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa với mọi người. Tôi cũng cầu mong nơi đây, lòng nhân ái cao cả của tất cả những ai có thể, được mở rộng đến với những người dân nơi đây, ngõ hầu giúp họ trong cơn khốn khó hiện nay như lời Chúa đã dạy “khi ta đói, các ngươi đã cho ăn” và “Các con hãy thương yêu nhau, như Thầy đã yêu thương các con”.  

Xin hãy đến với họ bằng những hành động thiết thực nhất của người tín hữu Ki tô dành cho những tha nhân đau khổ.

 

Ghi chú:

Quý vị có thể kiểm chứng thông tin, hoặc liên hệ giúp đỡ qua địa chỉ:

Linh mục: Phaolo Nguyễn Văn Cừ

Xứ Thọ Vực – xã Hà Linh – Huyện Hương Khê – Hà Tĩnh

Tel: 84- 39. 874894

Hoặc Linh mục Phê rô Nguyễn Văn Vinh

Trưởng ban Tình thương Giáo phận Vinh

Hạt Văn Hạnh – xã Thạch Trung – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh.

Tel: 84- 39.858708

 

Hà Tĩnh, Ngày cuối năm âm lịch Đinh Hợi.

·        J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Tác giả: JB. Nguyễn Hữu Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!