Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Bài Viết Của
JB. Nguyễn Hữu Vinh
Hội Đồng Giám mục Việt Nam khóa XIII: Những ưu tư và hy vọng
NÉT VĂN HÓA TỪ MÔI TRƯỜNG CÔNG GIÁO: GIÁO LÝ CHẾ NGỰ LÒNG THAM LAM
Giaó Phận Hưng Hóa: Lang Thíp, gian nan con đường đem Tin Mừng cứu rỗi các linh hồn
Những động thái mới với giáo dân Công giáo ở Thành phố Sơn La
Giáo xứ Văn Hạnh: Tuần chầu lượt đầy lửa mến với chủ đề Công lý – Hiệp thông.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức, người đã làm thay đổi nhận thức của đàn chiên.
Sĩ tử đến trường thi trong vòng tay nhân ái
GP Lạng Sơn – Cao Bằng: Thánh lễ truyền chức cho tân linh mục Dòng Chúa Cứu thế
HAI PHIÊN TOÀ CÁCH 2.000 NĂM: BƯỚC LÙI CỦA NỀN PHÁP LÝ
HỒNG Y PHAOLO GIUSE PHẠM ĐÌNH TỤNG: RA ĐI KHI MONG ƯỚC CÒN CHƯA TRỌN
MIẾNG ĐÒN NHỎ CỦA SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH, ĐẠI HOẠ CỦA TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Đất nhà thờ làm công viên - đất công viên làm khách sạn: Hai động thái của một hành trình
Trở lại vùng quê của những người nghèo không biết Tết – bức tranh tương phản của chủ chăn và “đầy tớ”
Hiểm hoạ cho sự thống nhất của Giáo hội Việt Nam – điều lo ngại đã thành hiện thực
Sinh viên giáo phận Vinh: Giao lưu đầu xuân và cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình
CHIẾC TRỐNG SẤM LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐÃ VANG LÊN HỒI TRỐNG GIỤC GIÃ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH.
Giáo phận Hưng Hoá: “Niềm vui trên núi rừng Tây Bắc” hay nỗi đau trong lòng người Giáo dân?
Tản mạn Noel 2008 - Sơn La: Chuyện lạ có thật
CẢM NHẬN TRƯỚC NOEL 2008 Ở HÀ NỘI
Vụ Thái Hà: Vài ghi nhận sau phiên sơ thẩm
RỰC SÁNG LỬA HIỆP THÔNG – CẦU NGUYỆN CHO NẠN NHÂN THÁI HÀ
Hà Nội lụt: Cơn hoạn nạn để hiểu tận lòng quan
NHỚ NGUYỄN TRÃI: ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
ĐÔI ĐIÈU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT
GIẢI PHÁP NÀO THẤU TÌNH , ĐẠT LÝ CHO VỤ VIỆC THÁI HÀ?
HÃY ĐỂ CÂU CHUYỆN THÁI HÀ MỘT HỒI KẾT CÓ HẬU
Thái Hà – Điều gì sẽ đến sau dùi cui, roi điện và hơi cay?
BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG: ĐỔ DẦU VÀO LỬA – THỬ THÁCH VỚI GIÁO DÂN THÁI HÀ
Cầu nguyện – Người ao ước và những kẻ sợ hãi
“BIẾT THÌ THƯA THỐT” – MỘT VÍ DỤ BI HÀI VỀ TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC
DÒNG CHÚA CỨU THẾ - XỨ THÁI HÀ VÀ NHỮNG CÂU HỎI TẠI SAO?
TÒA KHÂM SỨ - KHẢ NĂNG NÀO SẼ ĐẾN?
TẠI SAO tờ báo “NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM” LẠI XUYÊN TẠC THƠ của LINH MỤC VÕ THANH TÂM?
NẾU VÌ CẦU NGUYỆN MÀ CÓ AI PHẢI ĐI TÙ, TÔI SẼ ĐI THAY
MỘT VÒNG TRÒN ĐANG KHÉP KÍN VÀ NHỮNG SUY TƯ
ĐÊM KHÔNG NGỦ Ở TÒA KHÂM SỨ - CHẾT BÊN MẸ, CON SỢ CHI
ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN VÀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC “DÂN CHỦ - PHÁP QUYỀN”?
CÓ NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BIẾT TẾT
CẦU NGUYỆN – NGƯỜI AO ƯỚC VÀ NHỮNG KẺ SỢ HÃI

LỐI RA NÀO CHO CÂU CHUYỆN THÁI HÀ?

Quan sát sự kiện Thái Hà thời gian qua, những người dân Công giáo và không Công giáo đều thấy một điều: Nhiều động tác của nhà nước và của Nhà thờ đang trái ngược nhau. Một bên thì cầu nguyện, một bên thì canh giữ. Mặc dù cả hai đều nói cùng mục đích là để bảo đảm công bằng, pháp luật nghiêm minh, để công lý được thực hiện.

Ngoài những phiên cầu nguyện sáng, trưa, chiều tối hàng trăm người, còn lại thì chỉ vài chục người đến đó cầu nguyện với tượng Mẹ Maria ban ơn và Mẹ Hằng cứu giúp đang được đặt trong khuôn viên khu đất mà Dòng Chúa Cứu thế đã sở hữu từ cuối thế kỷ thứ XIX. Khu đất đang thuộc Giáo họ Nam Đồng, bỗng dưng một ngày xấu trời nào đó, được vinh hạnh là đã “được” Nhà nước quản lý? Rồi đến một ngày xấu trời hơn, khu đất lặng lẽ biến thành của tư nhân (Công ty Cổ phần) khi đó Nhà thờ đã khiếu nại đòi lại nhưng chẳng có hồi âm. Một ngày xấu trời hơn nữa, giáo dân nhận được thông tin là người ta đang chia lô, bán nền trên mảnh đất của cha ông mình bị chiếm đoạt mà không hiểu lý do vì đâu. Vậy là có chuyện.

Cùng với vài chục người ngày đêm cầu nguyện, có hàng trăm lượt chiến sĩ công an, mật vụ hàng ngày và báo, đài đang tìm cách gí sát máy ảnh, máy quay vào mặt những người cầu nguyện một cách trái pháp luật như để khiêu khích, hăm dọa.

Giáo dân kéo nhau đi giữ đất, đòi lại quyền sở hữu của mình, coi đó là trách nhiệm của mỗi người với niềm tin và coi đó đã là “đất Thánh” – đất chỉ để thờ phượng.

Tin đồn loan xa, giáo dân đến với nhà thờ Đức Mẹ Hằng cứu giúp ở Giáo xứ Thái Hà từ xưa đến nay đã đông, giờ càng đông lên gấp bội. Nhất là khi nhất loạt báo, đài nhà nước loan tin, dù là bịa đặt, là kết tội, là lên án, là vu cáo giáo sĩ và giáo dân bằng chiêu thức đàn áp thông tin một chiều… thì với người giáo dân, họ chỉ cần hiểu rằng: Giáo xứ Thái Hà đang nguy cấp, cần những lời cầu nguyện, cần sự hiệp thông của họ.

Cha ông ta đã có câu, “không ai hiểu con bằng lòng cha mẹ” và cũng ngược lại, chẳng ai hiểu cha mẹ bằng con cái mình. Vì vậy, những câu chuyện hoang đường, thêu dệt ác ý của truyền thông nhà nước dù áp đặt bao nhiêu lên người giáo dân, giáo sĩ ở Giáo xứ Thái Hà, người giáo dân vốn đã đặt tất cả niềm tin và niềm hy vọng, phó thác vào đó càng thấy họ đáng tin tưởng hơn. Bởi họ không là cán bộ “của dân, do dân” trong hệ thống công quyền tham nhũng và thối nát hiện nay. Họ đang là những người thực hiện ý nguyện của nhân dân.

Đã tám tháng cầu nguyện, nhưng số người đến đó chưa bao giờ đông đúc như những ngày này. Và theo dự tính của những người thông thạo thông tin, trong những ngày tới, con số đó sẽ tăng theo cấp số nhân nhờ phương tiện truyền thông của nhà nước đã khơi dậy trong giáo dân và những người quan tâm lòng tự trọng, sự tò mò, sự hi sinh, sự phản ứng với lối truyền thông lấy thịt đè người, bằng cách ngậm máu phun người đã xử sự đối với người Công giáo xứ Thái Hà.

Qua hệ thống truyền thông cũng như những thông tin người ta nhận được, những ai quan tâm và tinh ý, không ai không thấy một điều: Những bằng chứng gian xảo, những bịa đặt vô lý, những lời đạo đức ân nghĩa càng được phun ra bao nhiêu, càng làm cho mặt mình thêm bỉ ổi bấy nhiêu.

Không ai lại không đặt câu hỏi: tại sao sự kiện ở Thái Hà, mà có những người ở ngay Hà Nội, nhưng chưa được truyền thông nhà nước thông báo thì còn chưa có điều kiện tìm hiểu sự thật, thì những vị tít tận cao nguyên Ban Mê Thuột, mà chưa rõ đã có lần nào đến Hà Nội hay chưa lại có thể lên tiếng?

Ngay ở Hà Nội, sao sự việc ở Thái Hà “không được sự đồng tình của người dân, của giáo dân và giáo sĩ ở Xứ Thái Hà(!)” mà đài TH nhà nước không đi phỏng vấn giáo dân và giáo sĩ ở xứ Hàm Long, xứ Hàng Bột, Kẻ Sét hay Nhà Thờ Lớn gần đó xem họ nói gì?

Thật nực cười cho những màn diễn tồi của mấy cài đài báo nhà nước, khi phỏng vấn được những nhân vật ảo, những nhân vật được tạo dựng nên bằng sự tưởng tượng phong phú ma quái của mình. Đó là những người mà khi tìm địa chỉ thì được khẳng định là đã… chết từ lâu. Đó là những người trong ủy ban đàn két công giáo, đó là những vị trong mặt trận, ở Đoàn thanh niên, hội phụ nữ… toàn là những người trong tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản, ăn tiền dân, nói leo lẻo mà chẳng được tích sự gì ngoài việc làm nặng thêm cái gánh ngân sách, làm còng thêm cái lưng của những bà mẹ nông thôn nghèo.

Hài hước hơn là những tiếng nói “mạnh mẽ” của những “đảng viên Công giáo” (Báo HN mới ngày 25/08/2008) – Không biết Công giáo lập đảng bao giờ mà có đảng viên?- và cả tiếng nói của Bí thư Đảng ủy… của những tổ dân phố với “đông đảo hầu hết bà con tham dự” (Theo TH Hà Nội)(!) mà trên đó người ta đếm đi đếm lại được 6 ông bà già và hai đứa trẻ con nhìn ngơ ngác.

Tôi nghĩ rằng: Những người làm truyền thông ăn lương nhà nước, ăn tiền của dân lại không hiểu một điều đơn giản này hay sao: Với nhiều người dân Việt Nam, nhất là người Công giáo, người ta không lạ gì những người mà quý vị đang dùng tiếng nói của họ, những người đó nói và làm “theo nghị quyết” như điều lệ Đảng đã vạch ra, thì họ nói thế có gì là lạ?

Hay các quý vị cứ nghĩ rằng những lời nói của họ đang là những lời nói có tí ti nào trọng lượng chăng? Một sự nhầm lẫn vô thức của những người làm truyền thông hay là sự ngộ nhận?

Nếu vậy cũng xin quý vị hiểu điều này: Khi đã đi theo tôn giáo vô thần Cộng sản, thì những người đó tự trong bản thân họ đã biết mình không còn là Công giáo. Bởi vì điều đó giống như nước và lửa đối với niềm tin tín ngưỡng. Mà khi đã là vô thần, thì đạo đức, tinh thần, luân lý có gì đáng kể đâu với ý thức “vật chất có trước”? Người dân Việt Nam đã có quá nhiều kinh nghiệm với họ.

Một nữ nhà văn nào đó đã nói đại ý rằng: “Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã qua các loại hình nhà nước, các loại tôn giáo đã hiện diện ở đất nước này. Nhưng chưa bao giờ có chế độ nào, tôn giáo nào dạy cho con dâu biết đấu tố bố chồng, con gái biết vu cáo bố mình cưỡng hiếp mình… như những năm tháng dưới thời cộng sản”.

Vậy thì chuyện vài ông giáo gian, vài ông bí thư đảng ủy, Đoàn Thanh Niên, Ủy ban đàn két có nói những điều bất kính với các linh mục, tu sĩ, giáo dân cũng đâu là chuyện lạ.

Lối hành văn tuyên truyền nói lấy được kiểu như “đây là ý Đảng, lòng dân” thường thấy trên các báo đài nhà nước ở miệng ông Bí thư đảng ủy rằng: “Địa phương chúng tôi có 32% giáo dân đều có chung suy nghĩ: Đảng, Nhà nước không nên chần chừ trước sự việc này”.

Hỡi ôi ông Bí thư Đảng ủy xã. Ông đang học theo cách nói của các quan chức đảng và nhà nước, các ông muốn làm cái gì thì đổ cho dân muốn. Hậu quả thì đổ cho dân chịu. Kỳ thực thì dân đã có khi nào được mở miệng để các ông hỏi một câu? Đã có khi nào ở Việt Nam được có một cuộc trưng cầu xem ý dân muốn gì? Chẳng hạn như câu: “Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và con đường mà Bác Hồ và Đảng đã chọn” là câu thường thấy trên cửa miệng của mỗi nhà lãnh đạo, trên báo chí nhà nước.

Là người dân, đã có khi nào ông được hỏi chưa? Riêng tôi, đã sống gần nửa thế kỷ dưới thời Cộng sản thì chưa có một lần nào. Và chắc chắn chẳng bao giờ có, bởi họ không thích những lời không muốn nghe.

Với cách tuyên truyền như vậy, hiệu quả ngược của nó cũng là điều dễ hiểu. Và dòng người cứ thể đổ về Thái Hà.

Khi những dòng người đổ về Thái Hà ngày càng đông, là khi nhiều kẻ sợ hãi những lời cầu nguyện đang tìm cách bày đặt các mưu ma chước quỷ. Họ sợ hãi lời cầu nguyện thì không có gì là lạ. Lời cầu nguyện là lời hòa bình, là khi mỗi người tự đối diện với lương tâm, với đạo đức của mình, để mà ăn năn, để mà thống hối. Có nhiều kẻ sợ đối mặt với những thứ đó, khi trong tay họ còn cầm vũ khí, gươm giáo và mang một tâm trạng của những kẻ dối trá, hận thù.

Lối ra nào cho sự việc Thái Hà?

Nhiều hoạt động của cả hai bên đã được tăng cường. Phía Nhà thờ đã bằng mọi cách trấn an giáo dân chịu đựng sự nhục mạ và gây hấn. Kiên cường bày tỏ niềm tin tín ngưỡng của mình, hi vọng vào Công lý và Công bằng. Dù đó là một món hàng xa xỉ dưới thời đại ngày nay.

Phía Nhà nước cũng đã có nhiều hoạt động để nhằm vãn hồi tình thế. Nhưng cả hai đã và đang đi theo hai hướng ngược nhau về ý chí và nguyện vọng cũng như cách hành xử.

Ý chí của Nhà thờ là đáp ứng những mong mỏi chính đáng của người dân là được trả lời rành mạch câu hỏi: Vì sao? Có luật pháp văn minh nào mà  tài sản của mình được pháp luật bảo hộ lại được luật hóa cho thế lực khác chiếm đoạt không? Có luật pháp nào mà đem tài sản tôn giáo để biến tướng chia nhau không? Nếu có, thì đó là thứ luật gì? Nếu không, thì những tài sản đó phải trở lại chủ của nó theo lẽ công bằng. Bao giờ thì điều đó xảy ra?

Và họ kiên trì bằng lời cầu nguyện. Họ đi từng bước đi theo sự dẫn dắt của sự thật.

Ý chí của Nhà nước là vãn hồi trật tự đã được thiết lập sau khi đất đai đã bị chiếm đoạt, bị tư nhân hóa và bị bán, khi không thành thì lại thu hồi về “cho nhà nước quản lý”?

Trong quá trình vận hành đó, đã có nhiều điều bất cập xảy ra, trong lời nói, trong hành động và trong cách hành xử. Những điều đó kể lại, thống kê lại thì quá nhiều. Nhưng tựu trung lại là bởi nó không bắt nguồn từ sự thật và công lý công bằng mà bắt nguồn từ sự áp đặt bằng trí tưởng tượng. Mà trí tưởng tượng của ý chí tập thể thì thật là phong phú. Chính vì vậy, mà những văn bản, những hành động, lời nói của các cơ quan công quyền đã đập nhau chan chát. Tự các văn bản đó bác bỏ nội dung của nhau, tự nó vô hiệu hóa nhau… làm cho lòng cán bộ thêm rối, lòng dân thêm tin vững chắc vào cái lý của mình.

Tôi cứ nghĩ mãi về cái từ “được nhà nước thống nhất quản lý” luôn được dùng trong các văn bản đồng nghĩa với ý rằng đó là tài sản của Nhà nước? Vậy một nhà nước, một thể chế được sinh ra ăn tiền của dân để quản lý đất nước, điều hành xã hội thì có cái gì từ ăn, ở, đi lại, thuốc chữa bệnh, mọi sinh hoạt mà nhà nước không quản lý?

Từ những thứ dân ăn, cái gì độc hại, cái gì tốt, nước uống nào hợp vệ sinh… nhà nước đều phải quản lý. Từ việc dân ở đâu, nhà cửa thế nào, dột nát hay cao cấp, mất vệ sinh hay đảm bảo…đều được nhà nước quản lý bằng hộ khẩu, bằng chứng minh nhân dân, bằng thuế. Từ việc đi lại bằng phương tiện giao thông nào ô tô hay xe máy, xe đạp hay đi bộ… đều được nhà nước quản lý bằng đăng ký, bằng biển số. Nhưng không có nghĩa là những thứ dân ăn, những thứ dân mặc, những tiện nghi, phương tiện dân đi lại là của nhà nước.

Bởi vậy, với một nhà nước thích quản lý, thì chuyện đất đai mà “Nhà nước thống nhất quản lý” thì cũng chẳng sao. Trên đất nước này, có khu đất nào mà nhà nước từ bỏ quyền quản lý không? Ngoại trừ Hoàng Sa và một phần Trường Sa, Ải Nam quan… đã được Trung Quốc thống nhất quản lý nhưng nhà nước chưa thấy kiên quyết đòi lại quyền quản lý của mình bằng mọi cách?

Vấn đề là quyền sử dụng thì không đồng nghĩa với quản lý. Và quản lý không đồng nghĩa với chủ sở hữu. Nhưng luôn luôn trong các văn bản, trong các lời nói của quan chức những từ đó được dùng lộn nghĩa của nhau để… đánh lận con đen. Kiểu như của tao là của tao, của mày cũng là của tao.

Và chính việc đất đai của Giáo xứ Thái Hà cũng “được nhà nước thống nhất quản lý” không có nghĩa là của nhà nước. Người quản lý thì không có quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Hết rồi cái thuở người dân chỉ biết mở miệng ra là ơn đảng, ơn chính phủ. Nên những người dân đã ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong cái gọi là Nhà nước pháp quyền, thành quả của ánh sáng văn minh thế giới mang lại. Vì vậy mà các cơ quan công quyền lúng túng chưa biết hành xử ra sao khi mà người dân không chỉ là những ngu trung như thời dưới họng súng độc tài cai trị.

Một điều dễ thấy nhất là những từ ngữ do ngay các cơ quan công quyền, nơi sản xuất các văn bản sử dụng đã không thống nhất, và hình như họ không hiểu hay cố tình không hiểu nội dung của những từ ngữ đó khi họ cầm văn bản trong tay?

Họ quản lý cả cộng đồng tôn giáo, với bao nhiêu viện nghiên cứu, bao nhiêu ủy ban tổn hao bao nhiêu tiền dân hàng năm… nhưng những từ ngữ, khái niệm về tôn giáo trong họ vẫn mù mờ, nhiều khi gây phản cảm. Chẳng hạn như việc giáo dục cộng đồng dân Chúa một điều răn thứ ba bịa đặt của Kinh Thánh, một tên gọi Giáo phận Thái Hà được phát ngay trên Truyền hình nhà nước. Những buổi cầu nguyện được coi là hành lễ (!) làm cho người Công giáo bảo nhau rằng: “Bọn đầy tớ của dân chỉ ăn tốn cơm mà không hiểu gì về những điều thiết yếu của ông chủ”.

Và mới đây nhất, các văn bản của UBND Thành phố Hà Nội gửi đến Hội Đồng Giám mục Việt Nam và Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt về vấn đề Dòng Chúa Cứu thế - Xứ Thái Hà mà không hề biết rằng: Dòng Chúa cứu thế thuộc Tỉnh Dòng Chúa cứu thế Việt Nam là cấp trên trực tiếp điều hành họ. Còn cấp cao hơn nữa lại ở Roma, tuy cùng hiệp nhất trong Giáo hội Công giáo, nhưng họ có tổ chức riêng biệt. Bởi vậy, mới có thư hiệp thông của Đức Tổng Giám mục là vì thế.

Với giáo dân Thái Hà, bài học của họ về đất đai nhà thờ dưới thời đại Cộng sản đã hằn lên rất rõ, vì vậy mà họ đã thể hiện ý chí và kiên quyết. Khi họ đã quyết tâm đòi bằng được công lý, kể cả đổ máu của mình, thì đó là bài toán không dễ cho nhà nước “của dân, do dân” hiện nay.

Nhiều kịch bản của việc này đã đặt ra nhưng chưa có kịch bản nào hoàn hảo cho cả hai bên. Với Nhà thờ Thái Hà, từ hơn 65.000 mét vuông đất đai, còn lại chưa đủ 3.000 mét cho cả cộng đồng, thì việc họ kiên quyết đòi lại là điều dễ hiểu.

Nhưng với các cơ quan chức năng và nhà cầm quyền, để mất một miếng mồi hàng trăm tỉ đồng đâu là chuyện dễ khi mà súng đạn sẵn có trong tay? Những chiêu bài, kịch bản của Tòa Khâm sứ khi bị bội tín vẫn còn nguyên mới, do vậy chiêu bài này không dễ đem áp dụng lại ở Thái Hà.

Vậy với hệ thống súng đạn, nhà tù của nhà nước sao không phát huy tác dụng? Kể ra cũng không dễ dàng, khi họ sẵn sàng vào tù, sẵn sàng chịu chết, nếu chính nhà nước muốn phong Thánh cho họ.

Vì vậy, con đường ngắn nhất, vẫn là con đường tự nhìn lại chính mình mà ăn năn, thống hối, cùng nhau sửa chữa lỗi lầm quả quá khứ, để xây dựng một lòng tin cho hiện tại mà hướng tới tương lai.

Và có lẽ một lúc nào đó, cả hai bên cùng phải cầu nguyện, cùng đối diện với chính lương tâm mình mà hành xử, cùng hướng tới một đích chung là xã hội an bình, người dân hạnh phúc.

Dù với cách nào, thì để ổn định xã hội như nhà cầm quyền mong muốn, trước hết cần ổn định lòng dân. Mà để ổn đinh lòng dân, thì cái cần nhất vẫn là điều muôn thưở: Công lý và sự thật, sự công bằng.

Hà Nôi, ngày 26 tháng 8 năm 2008

·         J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Tác giả: JB. Nguyễn Hữu Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!