Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
THUỶ TỰ HẠ

 

Ngày 3 tháng 11 năm 2011, một phái đoàn đại diện cho ba quốc gia đến thăm linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý tại trại giam Nam Hà. Ông Claire A. Pierangelo, phó đại sứ Hoa Kỳ tại VN; ông Michael Orona, viên chức chính trị Hoa Kỳ; ông Phillip Stonehouse, phó đại sứ Úc Châu tại VN; bà Joya Donnelly, phó đại sứ Canada tại VN; và một thông dịch viên cho phái đoàn.

Các viên chức cao cấp của ba chính phủ kết hợp cùng nhau vào thăm một tù nhân lương tâm đều có chung một mục đích là muốn đưa linh mục Nguyễn Văn Lý ra nước ngoài trị bệnh tai biến mạch máu não. Di chứng của năm lần tai biến xuất huyết là một khối u trong não, bị liệt nửa thân, tay chân phía phải không cử động được bình thường, đi đứng, sinh hoạt, ăn uống còn gặp nhiều hạn chế. Khác những lần đề nghị trước (ở tù năm 1983-1992, 2001-2005, tạm trả trả t do ngày 15/3/2010 – 24/7/2011), các chính phủ, đặc biệt là Hoa Kỳ và Canada, đã muốn đưa linh mục Lý đi ra nước ngoài định cư theo dạng tị nạn hoặc chữa bệnh, nhưng họ không đưa ra một cam kết nào là linh mục Lý có thể trở về lại VN. Nhưng trong lần thăm gặp lần này, đại diện chính thức của ba nước đề nghị với Lm Lý có thể chọn một trong ba nước trên để đi trị bệnh mà không phải lo bất cứ một khoản phí tổn nào. Quan trọng hơn, họ đều cam kết với linh mục Lý là linh mục Lý có thể trở về VN bất cứ lúc nào sau khi căn bệnh được chữa lành.

Đáp lại thiện chí và lòng nhiệt tình quí báu của đại diện cho các quốc gia trên, linh mục Lý cho biết, “Tôi cám ơn thiện chí nhân đạo của quý vị có trách nhiệm tại quý quốc, về  vấn đề đi ra nước ngoài tôi đã trả lời cho quý vị thời gian trước kia cũng như khi tôi được đưa về Nhà Chung của TGP Huế chữa bệnh thời gian qua. Tôi muốn chữa bệnh tại VN, còn hôm nay xin quý vị cho tôi suy nghĩ và hỏi ý kiến của Giáo Hội và gia tộc. Tôi sẽ có câu trả lời với quý vị sớm nhất có thể.” Ít ngày sau, cán bộ trại giam Nam Hà gọi điện thoại cho gia đình linh mục Lý và yêu cầu gia đình ra thăm linh mục Lý gấp. Không hiểu thực hư thế nào, thân nhân đã thu xếp ra thăm linh mục Lý. Trong cuộc gặp mặt với gia đình ngày 18/11/2011, linh mục Lý thông báo cho gia đình biết việc các viên chức toà Đại Sứ đến thăm linh mục Lý và cho biết lý do của việc viếng thăm của họ. Linh mục Lý cũng nhờ gia đình viết thư cám ơn và trả lời cho các toà Đại sứ trên theo ý như sau: “Tôi chỉ muốn được ở Việt Nam với tình trạng tự do hoặc tiếp tục ở tù cho hết án, chứ không đi ra nước ngoài chữa bệnh.”

* * *

Nguyễn Văn Lý là ai? Mục đích và lý tưởng gì đã làm ông kiên trì theo đuổi ngay cả khi tấm thân đã liệt, sức đã mòn, tuổi đã cao, thế mà ông vẫn trung thành với lý tưởng ấy? Châm ngôn sống mà ông đặt trên bàn giấy, nó được in ra khổ chữ lớn, được bộc giấy plastic và làm quà tặng cho bất cứ ai đến thăm gặp ông: Hãy trao mọi người tất cả lợi lạc & nhận vào mình mọi thiệt thòi.”

Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý sinh năm 1947, thụ phong linh mục vào ngày năm 1974 do Giám mục tử đạo Philiphê Nguyễn Kim Điền. Từ năm 1977, ông bị bắt và bị kết án 20 năm tù vì tội “tuyên truyền chống đối nhà nước.” Ông được trả tự do sau một thời gian ngắn. Năm 1983, ông bị bắt cùng với tội danh tương tự và bị kết án 10 năm. Sau gần 10 năm ở lao tù, ông được trả tự do vào năm 1992. Từ năm 1992, ông bị nhà nước quản chế và không được quyền thi hành sứ vụ linh mục của mình. Năm 2001, ông lại tiếp tục đứng lên dành quyền tự do, trước tiên cho chính ông và sau đó ông muốn khai sáng cho mọi người dân Việt Nam ý thức rõ rằng, quyền tự do tôn giáo là của mỗi người. Với khẩu hiệu, “Tự do tôn giáo hay là chết” ông đã châm một ngọn đuốc mới để kêu gọi ý thức của từng lớp trí thức, giáo sỹ, và cộng đồng quốc tế. Kết quả là ông bị bắt lấn thứ ba và bị kết án 15 năm tù. (Xin mở ngoặc ở đây, vì muốn áp lực tinh thần của linh mục Lý, nhà nước VN đã bắt giam tù 3 người cháu của linh mục Lý từ năm 2001-2004, để buộc ông từ bỏ lý tưởng đấu tranh cho nhân quyền và tôn giáo, nhưng ông vẫn kiên quyết bảo vệ lập trường và lý tưởng của mình). Nhờ sự can thiệp của tổ chức nhân quyền quốc tế, và các chính phủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, ông được trả tự do vào năm 2005. Dù bị quản chế, nhưng linh mục Lý vẫn thực hiện lý tưởng đòi tự do cho chính mình và cho người Việt Nam. Ông đã giúp thành lập khối 8406, đảng Thăng Tiến Việt Nam, tự in báo giấy Tự Do Ngôn Luận mà không xin giấy phép. Ông nhiệt tình truyền bá những tư tưởng tiến bộ về tự do, nhân quyền cho mọi từng lớp nhân dân, nông dân, học sinh, sinh viên, giáo sư, giáo sỹ, và thậm chí cả các cán bộ cộng sản cũng đều là đối tượng cho linh mục Lý chinh phục. Chính lòng nhiệt huyết yêu mến tự do và nhân quyền của mình và cho người khác, ông lại bị bắt lần thứ tư vào năm 2007, ông bị kết án 8 năm tù với phiên toà “Bịt miệng” mà nhiều người trên thế giới đã thấy tấm hình ấy.

* * *

Sức mạnh và động lực gì đã khiến ông kiên trì theo đuổi lý tưởng này? Sao ông không yên phận như bao nhân sĩ trí thức khác? Sao ông không im lặng tìm sự thoả hiệp nhượng bộ để lo việc mục vụ cho giáo dân như nhiều giáo sỹ khác? Vâng! Sức mạnh ấy được xuất phát từ quả tim biết rung cảm trước nỗi đau của đồng loại. Là một linh mục Công Giáo, ông thấy xót xa khi Giáo hội bị ức chế, bị chèn ép, bị uốn nắn bởi nhà nước Cộng Sản nhằm làm công cụ cho nhà nước. Ông thấy xót xa khi các giám mục không được tự do tuyển lựa chủng sinh, không được tự do truyền chức linh mục, không được tự do cử hành các bí tích. Ông thấy xót xa khi các linh mục không được dâng thánh lễ và dạy giáo lý cho cho giáo dân. Ông thấy xót xa cho người dân không được tự do thờ phượng Thiên Chúa mà họ tôn thờ. Đau đớn nhất, xót xa nhất là khi ông nhận thức được rằng ý thức hệ Cộng Sản đã, đang, và sẽ phá hoại nền nhân bản đạo đức của con người. Chính ý thức hệ Cộng Sản đã gây chia rẻ, căm hờn trong mỗi gia đình, nó đã gieo rắc sự dối trá, lường gạt ngay trong môi trường giáo dục mầm non. Và tệ hại hơn, nó đã len lỏi vào lương tâm của các giáo sỹ và đã làm cho một số giáo sĩ tê liệt trước sự ác, bất công mà đúng ra họ phải là người chiến sĩ xung trận chống lại sự ác và bất công.

Trong những nguyên tắc đấu tranh của ông, nguyên tắc căn bản chính là cần phải “Có một đời sống tâm linh và khiêm tốn vững chắc.” Theo ông, “Hòa bình không phải là hết chiến tranh. Hòa bình không phải chỉ là có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe cộ, bệnh viện, trường học, sân vận động, nhà hát,... Hòa bình trước hết và trên hết là một trạng thái tâm hồn an vui thanh thản với bản thân, từ hòa và nhân ái với người khác cận kề xung quanh trong một môi trường xã hội đạo đức lành mạnh và thân mật tâm giao với Thượng Đế là Cha Nhân Từ vô cùng và thật sự của mình.”[1]

Ông gọi những người người đấu tranh cho nhân quyền tôn giáo tại VN là Người Chiến sĩ dân chủ hoà bình. Ông nhắc nhở chính bản thân ông cũng như những người khác ý thức căn bản về sứ mạng của mình, “Điều duy nhất NCSDCHB cần phải làm trước tiên là bình tâm nhìn lại mình, sám hối, và thiết lập lại sự bình an nội tâm cho chính mình ít nhất tương đối vững chắc rồi mới nghĩ đến việc xây dựng công lý, hòa bình, tự do, dân chủ cách hiệu quả ổn định và vững bền cho xã hội được. Nếu chưa có bình an nội tâm, thì dứt khoát chưa nên nói hoặc làm bất cứ điều gì, dù nhỏ dù lớn đến đâu.”[2]

Thế mới rõ, sức mạnh của một con người không hệ tại ở chỗ có nhiều súng đạn, quyền uy, tài lực, nhưng thực ra nó nằm ở chỗ khiêm tốn, tự bỏ mình. “Vô uý, vô cầu, vô thủ, vô ngã, vô phân biệt” đã trở nên vũ khí của chiến sĩ hoà bình linh mục Nguyễn Văn Lý. Với châm ngôn ấy, rõ ràng ông đang tu tập bản thân để vươn tới lý tưởng sống cho người khác – không tìm ích lợi cho mình. Ông học bỏ mình bằng cách hăm hở nhận mọi thiệt thòi cho bản thân và tiếp tục chọn lựa những những giá trị chân chính phù phợp với lý tưởng của ông, dù sự chọn lựa ấy có làm cho đời ông phải trả giá. Ăn chay cầu nguyện một mình, tuyệt thực biểu tình trong phòng biệt giam, và chọn tiếp tục ở lại trong nhà tù – tất cả điều nói lên sức mạnh thật được xuất phát từ khao khát, “Thuỷ tự hạ - lửa phải chóng thành tro.”[3] Lạ thay, chính những chọn lựa nghịch lý như thế, ông lại trở nên mạnh, mà theo ông, đó là người “vô địch.” Với lý tưởng như thế, không lạ gì ông đã từ chối lời mời thiện chí của các viên chức toà đại sứ Hoa Kỳ, Canada, và Úc.

Những năm tháng tù đày còn lại của ông sẽ vẫn là những năm tháng tiếp tục nhận thêm mọi thiệt thòi. Thế nhưng chính khi ông can đảm đón nhận những thiệt thòi ấy, ông lại được tất cả - Ông ôm trọn được lý tưởng mà suốt đời linh mục của ông theo đuổi – Kenosis – Tự Huỷ Mình.

Giáng Sinh 2011 

Br. Huynhquảng

 
 


[1] Lm Nguyễn Văn Lý, Phác Thảo Chân Dung Người Chiến Sĩ Hòa Bình Việt Nam Hôm Nay, 30-5-2010

[2] Ipid

[3] Nguyễn Văn Lý, Những hạt sương ngọn cỏ, Những vần thơ trong tù Nam Hà, 1992.

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!