Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
ÔNG STEPHEN HAWKING

 

Hằng ngày, qua báo chí, tin tức chúng ta gặp được những gương sống tích cực, những con người đã hoàn thành sứ mạng làm người của họ. Thế nhưng dù những tấm gương này rất đáng cho ta ngưỡng phục, nhưng chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc noi theo gương sống của họ. Hay nói một cách khác, ta gặp được họ trong báo chí, sách vở, nhưng ta vẫn chưa gặp được họ trong cuộc sống riêng của ta. Tại sao?

Khi nhìn những người thành đạt, chúng ta thường nhận định họ theo theo tiêu chuẩn “có” (tài năng, sắc đẹp, địa vị). Nhưng đối với những người này, những điều họ “có” cũng chưa đủ để  giúp họ cảm nghiệm được giá trị cuộc sống cho đến một lúc nào đó họ khám phá ra họ “là.” Như thế, khi chúng ta nhìn người khác vì họ “là” thì chúng ta sẽ dễ thấy họ trong mình, và mình cũng trong họ. Còn khi chúng ta nhìn người khác theo tiêu chuẩn họ “có” thì ta khó tìm thấy họ trong ta, và ta trong họ. Đó cũng là rào cản lớn trong việc giúp cho ta có đủ nội lực tập sống cao thượng.

* * *

Ông Stephen Hawking, giáo sư vật lý thiên văn tại đại học Cambrige, Anh quốc, được cho là một trong những người thông minh nhất thế giới vì chính ông đã phát triển thuyết Tương đối tuyệt hảo nhất từ thời Einstein. Thế nhưng, khi bác sĩ cho biết ông chỉ có thể sống thêm hai năm nữa vì do chứng bệnh Lou Gehrig, chính lúc đó ông mới nhận ra giá trị của cuộc sống. Ông tâm sự rằng, trước khi phát hiện ra bệnh, ông chẳng tỏ vẻ thích thú gì về cuộc đời, ông gọi đời ông là sự “hiện hữ vô vị.” Sau khi biết cuộc sống mình sắp đến ngày hạn định, ông chợt nhận ra rằng, “Khi sự kỳ vọng của một con người chỉ còn lại số zero, người ấy bắt đầu trân trọng giá trị của từng sự vật và hoàn cảnh hiện tại.” Thật lạ lùng thay, trong thời gian hai năm ngắn ngủi ấy, chính là lúc ông Hawking cảm nghiệm được giá trị cuộc đời hơn bao giờ hết. Ông thấu chạm được ông là ai, và cuộc đời là gì. Với ông, những gì cuộc đời trao ban đều là quà tặng. Những nụ cười, những bước dạo bộ, những ánh bình minh, và thậm chí cả căn bệnh ông đang mang. Tất cả là quà tặng![i] 

* * *

Thưa bạn, lúc khỏe mạnh, ông Hawking có nhiều điều mà nhiều người mơ ước. Ông có trí tuệ, địa vị, bằng cấp, danh tiếng. Thế nhưng ông vẫn cho đời ông là “sự hiện hữu vô vị” cho đến khi ông nhận thức đầy đủ về con người của ông. Căn bịnh, hoàn cảnh tưởng chừng như đánh gục được con người vốn coi mình là sự “hiện hựu vô vị,” nhưng không, khi đặt mình vào “số zero”, mình chợt nhận ra giá trị thật của đời mình. Giá trị thật đời mình không phải những gì mình “có”, nhưng chính là sự cảm nghiệm mình “là.” Chính khi thấu chạm được sự thật về mình “là,” mình sẽ tìm thấy giá trị tuyệt hảo của chính con người mình và của người khác. 

Khi nhận thức đầy đủ về mình “là” (ai), con người tự nhiên sẽ có cái nhìn tích cực về con người, về cuộc đời, và hoàn cảnh. Những nổ lực không ngơi nghỉ của một vĩ nhân, sự kiên trì đấu tranh cho nhân quyền của một chiến sĩ dân chủ hoà bình, một sự tận tuỵ chăm lo chồng con của mỗi người mẹ, một sự tín trung với lời đoan hứa của một tu sĩ, hay sự chăm chỉ học tập của một học sinh, tất cả những con người này điều biểu lộ rõ khát vọng hoàn thiện con người của họ, nhưng không theo tiêu chuẩn “có,” nhưng theo tiêu chuẩn “là.” Họ là những người đã nhận thức đầy đủ về phẩm giá con người, vì thế họ không ngơi nghỉ trong nổ lực hoàn thiện chính họ trong phận vụ họ đang sống.

Câu chuyện sau đây của linh mục Giuse Trương Đình Hiền[ii] minh hoạ cho thấy sự nổ lực không ngơi nghỉ của những vĩ nhân giữa đời thường khi nhận ra giá trị tích cực trong hoàn cảnh hạn hẹp của mình.

Năm 2003, Phân khoa Xã Hội Học Trường Đại Học Xạ hội và Nhân văn tại  Sài gòn trao bằng cử nhân thủ khoa cho sinh viên Nguyễn Thị Mai, với luận văn đề tài: “Tìm Hiểu Một Số Thuận Lợi và Hạn Chế Trong Tiến Trình Hội Nhập và Phát Triển của Người Khuyết Tật tại Việt Nam.” Khi danh xưng của ứng sinh nhận bằng thủ khoa được xướng lên, mọi người đều kinh ngạc thấy một cô bé bại liệt cả tứ chi được đưa lên lễ đài trên một chiếc xe lăn!  Không kể những nỗ lực của em trong bốn năm đại học, thì muốn viết cuốn luận văn 70 trang kia, em đã chỉ sử dụng hai cổ tay kẹp một chiếc đũa để gõ từng ký tự trên bàn phím vi tính.  Không cần phải đi sâu vào cuộc đời cũng thấy quyết tâm sắt đá của cô gái trẻ này…

Cách đây không lâu, một cô gái khuyết tật âm thầm qua đời trong bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch trước cái nhìn bất lực của các bác sĩ.  Cô đã được đưa vào bệnh viện quá trễ, khi bệnh lao vào thời kỳ cuối đã đặt cô vào tình trạng hấp hối. Cô gái ấy chính là sinh viên Nguyễn Thị Mai, người bạn trẻ đã tốt nghiệp danh dự thủ khoa ngành Xã hội học năm 2003.  27 năm cuộc đời của một cô gái luôn phải nằm sát mặt đất vì không thể nào ngồi được!  27 năm phấn đấu với tật nguyền, với nghèo khó, với thua thiệt, với số phận hẩm hiu, để rồi chưa kịp nở một nụ cười mãn nguyện thì đã về với thiên thu.

* * *

Vậy đó, như một nụ hoa nở cho trọn phận, mỗi con người chúng ta luôn được mời gọi sống hết khả năng làm người của mình. Thấy được nét đẹp nơi chính mình và trân trọng những nét đẹp ấy là khởi điểm cho những suy nghĩ tích cực về mình và về cuộc đời. Những gì mình có, dù là những giá trị vật chất hay tinh thần, những điều ấy cũng chỉ thực sự giá trị khi ta biết dùng chúng để khám phá ra ý nghĩa thật của đời người. Nét đẹp nơi Nguyễn Thị Mai chính là không gom góp những cái “có, được” để chiếm hữu cho mình, nhưng chính là dùng chúng để trang điểm cho mình thêm đẹp và sống trọn vẹn nhân phẩm con người.

Mục Sống Sao Cho Đẹp mời bạn sống tích cực thêm chút nữa, nhưng không phải để bạn “có” thêm điều gì, nhưng mà để bạn hoàn thiện con người mình như mình “là.”

Br. Huynhquảng

 


[i]James Dobson, New Man, October, 1994, p. 36.

[ii] Từ  Suy niệm hằng ngày, Tro Bụi Cuộc Đời.

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!