Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Fr. Huynhquảng
Bài Viết Của
Fr. Huynhquảng
Tiết độ
Hang Động Sợ Hãi
Chú Báo Đêm
Chuyện đời…
Nhân đức
Tự do của người nô lệ
Tự do ở xứ người
Tự do trong giới hạn
Chính mình
Miền Đất Không Ai Chết
Christopher Reeve
Tự do
Têrêsa – Bông Hồng Nhỏ
Mục tử trung tín
Tình bạn
Chiếc vĩ cầm
Khuôn mặt bên kia tường
Nông trại Koinonia
Cụ già bán rau
Tham lam - Quảng đại (bài 3)
Tham lam - Quảng đại (bài 2)
Giống nhau và khác nhau
Áo khiêm tốn
Tham lam – Quảng đại (bài 1)
Chú pha trà
Bài học của nước
Con ngựa
Chiếc cổng
Liệu pháp REBT
Phục hổ
Cứ dấu này
Thuỷ tự hạ
Chuyến xe đò
Nghĩ Khác
Rượu hay Nước
Green Latern
Ông Stephen Hawking
Góp Một Tay [i]
1. Kiêu ngạo – Khiêm nhượng
Nói ngay bây giờ
ÁO KHIÊM TỐN

Trong một vương quốc rộng lớn giàu sang nọ, trong khi nhà vua và mọi người điều hạnh phúc và vui tươi, riêng chàng hoàng từ luôn tỏ ra âu sầu, buồn chán; dường như chàng thiếu một điều gì đó mà không diễn tả thành lời được.

 Lo lắng trước tình trạng của hoàng tử, nhà vua hỏi ý kiến các đại thần và lương y nhằm tìm cách giúp hoàng tử. Ban đầu người ta tưởng rằng do thất tình mà hoàng tử gặp chứng ưu phiền, nhưng sau một thời gian tìm hiểu, nhà vua được một đại thần cho biết là nếu nhà vua tìm được ai có chiếc áo khiêm tốn và cho hoàng tử mang chiếc áo ấy, hoàng tử sẽ bình phục và hạnh phúc.

Ngay sau đó, nhà vua yêu cầu quân lính tìm xem ai đang mang áo khiêm tốn để xin cho hoàng tử. Sau một thời gian, người ta nghe danh một tu sĩ được cho là thánh thiện và khiêm tốn. Giả dạng một thương gia giàu có, nhà vua gặp vị tu sĩ để xin áo khiêm tốn. Nhà thương gia mở lời, “Thưa ngài, nghe danh thánh thiện và sự khiêm tốn của ngài đã lâu, hôm nay tôi hân hạnh được diện kiến ngài. Tôi nghe người ta đồn rằng, ngài được một vị thần nào đó đã cho ngài chiếc áo tu sĩ; có phải nhờ chiếc áo này mà ngài nên thánh thiện và khiêm tốn phải không?” Vị tu sĩ tỏ vẻ khó chịu đáp ngay, “Có ai cho tôi cái áo này đâu, chiếc áo tu sĩ này là thành quả của bao năm tu luyện và học tập.” Người thương gia tiếp, “Xin ngài cho tôi chiếc áo của ngài đang mang được không? Tôi muốn con tôi được thánh thiện và khiêm tốn như ngài.” Vị tu sĩ nhìn người thương gia liền đáp, “Không được, tôi nhờ chiếc áo này mà danh tiếng của tôi vang xa, nay cho ông thì còn ai biết đến tôi nữa.” Nghe xong, người thương gia từ giả buồn rầu vì biết rằng ông chưa thực sự tìm được người có chiếc áo khiêm tốn.

Một thời gian sau, nhà vua được giới thiệu cho biết là có một vị quan rất có tài năng trong việc cai trị dân làng. Nghe như thế, nhà vua nghĩ rằng ông quan này là người đức độ và đang sở hữu chiếc áo khiêm tốn. Tìm đến ông quan dưới dạng người thương gia, nhà vua cho biết là đã nghe danh của vị quan về tài năng và đức độ, “Tôi nghe nói, sở dĩ quan trở nên đức độ và tài năng là nhờ trời cho quan có chiếc áo thần mà mỗi lúc mang nó vào thì người dân luôn phục tùng quan có phải không? ” “Đúng vậy,” quan trả lời và tiếp, “Với chiếc áo này, khi mọi người thấy tôi đi qua đều quì rạp xuống và không một ai dám nhìn thẳng tôi; vì lẽ đó, việc ai trị của tôi rất dễ dàng và thuận lợi.” Với kinh nghiệm làm vua đã lâu, nhà vua hiểu ngay rằng, chỉ vì sợ hãi mà người dân vâng lệnh vị quan chứ không phải tài đức của ông mà làm cho người dân vâng phục.

Trên đường trở về hoàng cung với một thân xác mệt lã, đói khát, và một trái tim buồn lo vì chưa chưa tìm được chiếc áo khiêm tốn cho con mình, nhà vua thấy một người nông dân với nét mặt bình an tự tại vác cuốc đi ngang trước mặt. Nhà vua tự giới thiệu, “Tôi là người bị lạc đường, tôi không có thức ăn, tôi không có chỗ nghĩ, tôi không có áo quần để thay; ông có thể giúp tôi được không?” Chưa kịp dứt lời, người nông dân mau mắn mời người qua đường về căn chòi của mình. Đến nhà, người nông giới thiệu cho vợ con về người khách quí gặp trên đường. Sau đó ông dọn phòng cho vị khách, đưa áo quần cho vị khách thay. Tiếp theo ông mau mắn giúp vợ con ông chuẫn bị cho bữa ăn tối. Sự nhiệt tình vui tươi của người nông dân làm cho nhà vua suy nghĩ. Sau khi tắm rửa, nhìn chiếc áo rách mà người nông dân đưa cho mình, nhà vua lưỡng lự là mình có nên mang nó vào hay không. Sau một hồi, ông cũng đánh liều mang chiếc áo rách vào. Lạ thay, sau khi mang chiếc áo rách vào, ông như muốn chạy xuống bếp để làm việc với gia đình người nông dân; ông cảm thấy thích thú khi rửa chén, lau bàn, dọn dẹp vệ sinh. Ông không còn nghĩ mình là khách và là vua nữa, nhưng là một nông dân với chiếc áo rách. Ông xin ở lại với gia đình người nông dân thêm ít ngày nữa để đi cuốc đất, trồng khoai và trò chuyện với họ. Ông chẳng hề nghĩ đến vương niệm, ngai báu, nhưng luôn thưởng hưởng được sự an bình, vui tươi. Sau vài ngày sống với người nông dân và mang chiếc áo rách của người nông dân, nhà vua nhận ra rằng, đây chính là chiếc áo khiêm tốn sẽ giúp con mình lành bệnh.

Ngày chia tay với người nông dân, nhà vua lấy một thỏi vàng trao cho người nông dân và xin được đổi chiếc áo rách nông dân. Ông nhận ra rằng, không có chiếc áo nào làm cho người ta trở nên khiêm tốn, thánh thiện, và quyền uy nếu chính mình không mang sự thấp hèn, rách nát của đồng loại vào con người mình. Chính khi thực sự chia sẻ tất cả sự thấp hèn ấy, ông thấu chạm được nỗi khổ của con người, vì lẽ đó ông cũng chạm được sự thánh thiện, khiêm tốn, và quyền uy – không phải để thống trị, mà là để yêu và cảm thông chia sẻ.

Ông trở về với chiếc áo rách trên tay; ông mặc chiếc áo ấy cho hoàng tử và gởi hoàng tử sống với người nông dân một vài năm. Quả thật, hoàng tử đã trở nên một con người như vua cha mong muốn.

* * *

Thưa bạn, mục Sống Sao Cho Đẹp mời bạn cùng mang chiếc áo rách khiêm tốn của người nông dân trong từng ngày sống của mình. Nếu chiếc áo tôi đang mang cũng rách, thì chắc một điều tôi không dám chê chiếc áo rách mà bạn tôi đang mang đâu!

Br. Huynhquảng

Tác giả: Fr. Huynhquảng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!