Chuyên mục:
TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN
ĐỨC CẬY - NIỀM HY VỌNG - MỘT NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN QUAN TRỌNG
Chuyển
ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
từ
https://catholictt.org
Kính
mời theo dõi video tại đây:
https://youtu.be/ocCPA49-3No
“Những người hành hương của Hy
vọng” có nghĩa là gì?
Văn
kiện của Đức Giáo Hoàng cho Năm Thánh bắt đầu bằng cụm từ: “Hy vọng không làm
chúng ta thất vọng” (Rôma 5:5). Cụm từ tuyệt đẹp này định hình
cách sống cho năm nay.
“Hy vọng không làm chúng ta
thất vọng!” Những
từ ngữ này có ý nghĩa to lớn khi rất nhiều người và thế giới của chúng ta đang
bên bờ vực tuyệt vọng.

Hãy
nhìn chung quanh và xem xét hệ thống, cơ cấu và con người của chúng ta đang bị
cuốn vào sự tiêu cực nói chung như thế nào. Phương tiện truyền thông ngày nay
và nền văn hóa mà chúng ta xây dựng chung quanh chúng đã trở thành kẻ thúc đẩy sự tiêu cực và tuyệt vọng. Nó rao bán tin tức
và kiếm tiền.
“Hy vọng không làm chúng ta
thất vọng!” Đây
là một thông điệp kịp thời cho một nền văn minh mà sự lo lắng, trầm cảm ở tuổi
vị thành niên và tự tử đang gia tăng. Đây là một chủ đề tuyệt vời để nhắc nhở
chúng ta rằng con đường của chúng ta trên trần thế không
được hướng dẫn bởi những gì chúng ta thấy chung quanh mình mà bởi Chúa Giêsu
Kitô, Đấng mà chúng ta biết và tin cậy - Chúa Giêsu Kitô là chiếc neo chắc chắn cho hy vọng của chúng ta: “Chúng ta có niềm hy vọng đó cũng tựa như cái
neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn, chìm sâu vào bên trong bức màn cung
thánh. Đó là nơi Chúa Giêsu đã vào như người tiền phong mở đường cho chúng ta,
sau khi trở thành vị Thượng Tế đời đời theo phẩm trật Menkixêđê” (Hípri
6:19-20).

Định nghĩa Đức Cậy
Sách
Giáo lý Công giáo định nghĩa Đức Cậy là “nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta khao khát Nước Trời và đời
sống vĩnh cửu là vinh phúc của chúng ta, khi đặt lòng tin tưởng của chúng ta
vào các lời hứa của Chúa Kitô và cậy dựa vào sự
trợ giúp của ân sủng của Chúa Thánh Thần, chứ không vào sức mạnh của chúng ta” (GLHTCG,
số 1817).
Có
ba khía cạnh trong định nghĩa của chúng ta: (1) Đức Cậy là một nhân đức đối thần; (2) Đức Cậy định hướng lại mong muốn của chúng ta hướng tới thiên đàng và Thiên Chúa, và (3) Đức Cậy chuyển niềm hy vọng
của chúng ta vào chính mình sang Thiên Chúa.
Khi
nhìn vào những khía cạnh này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Cậy rất quan trọng
để đưa một người từ giai đoạn môn đệ này sang giai đoạn môn đệ tiếp theo.
Các
nhân đức đối thần liên quan trực tiếp đến Thiên Chúa. Chúng giúp các Kitô hữu
sống trong mối tương giao với Chúa Ba Ngôi. “Chúng giúp các Kitô hữu sống trong tương quan với Ba Ngôi Chí Thánh.
Các nhân đức đối thần có Thiên Chúa Nhất Thể Tam Vị là nguồn gốc, động lực và đối tượng” (GLHTCG, số
1812).
Những
nhân đức này được “Thiên Chúa phú bẩm
trong linh hồn của các tín hữu, giúp họ có khả năng hành động như con cái của
Ngài và đáng hưởng sự sống vĩnh cửu” (GLHTCG, số 1813). Từ đầu đến cuối, tất cả đều là công trình của Thiên Chúa.
Không có các nhân đức đối thần, sẽ không có mối tương giao với Thiên Chúa. Các
nhân đức đối thần hướng lòng mong ước của chúng ta về Thiên Chúa. Chúng là nền
tảng của các nhân đức luân lý và làm cho các nhân đức luân lý đó sống động.
Sách
Giáo lý Công giáo tiếp tục: “Đức Cậy đáp
ứng khát vọng hưởng vinh phúc mà Thiên Chúa đã đặt trong trái tim mỗi người;
đảm nhận những sự mong đợi đang gợi hứng cho các hoạt động của con người; thanh
luyện những mong đợi đó để quy hướng chúng về Nước Trời; bảo vệ khỏi sự nản chí
của tâm hồn; nâng đỡ khi bị bỏ rơi; mở rộng trái tim bằng sự mong đợi vinh phúc
vĩnh cửu. Sự thúc đẩy của Đức Cậy gìn giữ chúng
ta khỏi tính ích kỷ và đưa chúng ta đến với vinh phúc của Đức Mến” (GLHTCG, số 1818)
Đức
Cậy này, vốn không làm chúng ta thất vọng, rất quan trọng. Đức Cậy đưa chúng ta
đến với Thiên Chúa và sự thánh thiện, đến với sự biến đổi về mặt đạo đức và nội
tâm, đồng thời giúp chúng ta luôn hướng tới mục đích cuối cùng của mình. Chúng ta được tạo dựng cho Thiên Chúa và vì Vương Quốc
của Thiên Chúa.

Đức
Cậy chuyển niềm hy vọng của chúng ta vào chính mình sang Thiên Chúa. Các nhân
đức đối thần không chỉ được ban cho chúng ta để tiếp xúc với Thiên Chúa. Các
nhân đức đối thần còn “là bảo chứng cho sự hiện diện và hành động của Chúa
Thánh Thần trong các năng lực của con người” (GLHTCG,
số 1813).
Nhờ
hoạt động của Chúa Thánh Thần, người môn đệ đi sâu hơn vào tình môn đệ, vào
việc cầu nguyện và vào sự kết hợp với Thiên Chúa, như mối gắn kết hôn nhân, mà
Thiên Chúa hứa với tất cả các tín hữu: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại
trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì
không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15:5). Trong tâm
hồn của người tín hữu, Chúa Thánh Thần thúc đẩy
người đó hướng tới một sự sống nội tại bền bỉ, đó là sự thánh thiện.
Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái
Đức
Tin là “bảo
đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Hípri 11:1). Theo nghĩa này, Đức Cậy là cầu nối giữa Đức Tin và Đức Ái. Không có Đức Cậy, sẽ
không có sự tăng trưởng trong Đức Tin. Không
có Đức Tin và Đức Cậy, sẽ không có sự tăng trưởng trong Đức Ái. Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái - ba nhân đức đối thần -
không thể tách rời. Chúng tác động lên tâm hồn như một thể thống nhất, mỗi nhân
đức thúc đẩy linh hồn đến với Thiên Chúa, đến với dân Chúa và cuối cùng là
hướng đến Đức Ái.
Câu
hỏi sâu xa nhất của con người là, “có gì để hy
vọng?” Nếu không có Thiên Chúa, con
người sẽ xây dựng những đế chế trần gian tàn bạo và độc ác. Khi niềm hy vọng
của con người hướng đến điều siêu việt - đến Thiên Chúa - thì con người bắt đầu
liên quan tới một nhân đức đối thần có khả năng định
hướng lại những mong muốn của mình và quy hướng sự tin cậy của mình vào những
gì là thánh thiêng, mở đường cho Chúa Thánh Thần mang lại sự biến đổi.
Đây
chính là tình thế tiến thoái lưỡng nan. Đức Tin
không có Đức Cậy sẽ không cho chúng ta sự tin tưởng để hành động. Không có sự
tăng trưởng trong mối tương giao của chúng ta với Thiên Chúa. Không có sự biến
đổi về mặt đạo đức. Không đáp ứng - hoặc không đáp lại một cách đầy
đủ tiếng gọi thiêng liêng của tình yêu Thiên
Chúa và tình yêu tha nhân.
Từ
khởi đầu cho đến kết thúc, tất cả đều là công trình của Thiên Chúa. Ân sủng của
Ngài trong linh hồn giúp chúng ta có thể liên hệ với Thiên Chúa và xây dựng một
thế giới nhân bản hơn. Không có các nhân đức đối thần, sẽ không có mối tương
giao với Thiên Chúa.
Mỏ neo Hy vọn
Trong
logo Năm Thánh của chúng ta, chúng ta thấy một mỏ neo. Mỏ neo đó lấy từ bản văn
trong Thư gửi tín hữu Do Thái, trong đó có đoạn: “Chúng ta có niềm hy vọng đó cũng tựa như
cái neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn, chìm sâu vào bên trong bức màn cung
thánh. Đó là nơi Chúa Giêsu đã vào như người tiền phong mở đường cho chúng ta,
sau khi trở thành vị Thượng Tế đời đời theo phẩm trật Menkixêđê”
(Hípri 6:19-20).

Toàn
bộ truyền thống Kinh Thánh, từ Ađam đến Chúa Giêsu, vị Thượng Tế của chúng ta,
cho thấy Đức Cậy giữ chúng ta không chùn bước. Đức Cậy neo chúng ta vào Thiên
Chúa và vào truyền thống của Hội Thánh. Đức Cậy bảo vệ chúng ta khi chúng ta
“ra khơi” để rao truyền Tin Mừng: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” (Lc 5:4). Hoặc khi có nghịch cảnh ở mọi phía: “Chúng tôi bị dồn
ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng” (2 Cr 4:8).
Đức
Cậy là mỏ neo an toàn của chúng ta. “Chúng ta hãy tiếp tục tuyên xưng niềm hy
vọng của chúng ta cách vững vàng, vì Đấng đã hứa là Đấng Trung Tín” (Hípri 10:23). Trái tim của Đức Cậy là tin tưởng
và tín thác vào Đấng đã hứa, Đấng Thành Tín.
Hay
đúng hơn, Đức Cậy là tin vào những lời hứa của Thiên Chúa. Thách thức của Đức
Cậy là gian khổ và nghịch cảnh. Ở đây chúng ta biết rằng những gian khổ và
nghịch cảnh này cũng là vì Thiên Chúa, như Thánh Phaolô hướng dẫn tín hữu Rôma:
“Nhưng không phải chỉ có thế; chúng ta
còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai
gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng, thì được kể là người
trung kiên; ai được công nhận là trung kiên, thì có quyền trông cậy” (Rm
5:3-4).

Sứ điệp chính
Các
nhân đức đối thần là điều cần để được cứu độ, cho đời sống thiêng liêng và cho
sự tăng trưởng trong đời sống luân lý. Đức Cậy hướng chúng ta đến Thiên Chúa và
thúc đẩy sự tín thác của chúng ta vào Thiên Chúa.
Bước hành động
Trong
thời gian thử thách hoặc nghịch cảnh, hãy tập trung vào Thiên Chúa và kêu cầu
Ngài giúp đỡ. Cứ chờ đợi trong lò thử thách để Thiên Chúa củng cố Đức Cậy -
niềm hy vọng của chúng ta: “Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã
đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Ngài ban cho chúng ta” (Rm 5:3-5).

Phêrô Phạm Văn Trung,
Hẹn
gặp lại