Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng”
TRỞ NÊN MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO NHỮNG NGƯỜI CHUNG QUANH

 

 

Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật tuần này, ngay sau bài giảng Tám Mối Phúc Thật của Chúa Nhật tuần trước, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Các con là  muối cho đời… Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13-14). Điều này làm cho chúng ta nghĩ đến những người đang có mặt trước Chúa Giêsu khi Ngài nói những lời này. Họ là những người đánh cá, những người đơn giản chỉ nghĩ đến những công việc mưu sinh cụ thể mỗi ngày … Nhưng Chúa Giêsu nhìn họ bằng đôi mắt Thiên Chúa của Ngài, và quả quyết của Ngài “Các con là  muối cho đời… Các con là ánh sáng thế gian” có thể được hiểu chính xác là kết quả của các Mối phúc. Ngài muốn nói rằng: Nếu anh em có tinh thần khó nghèo, nếu anh em hiền lành, nếu anh em có tâm hồn trong sạch, nếu anh em có lòng thương xót… anh em sẽ là muối và là ánh sáng thế gian!

 

1. Các con là  muối cho đời.

Bách khoa từ điển Kinh Thánh tiêu chuẩn quốc tế (The International Standard Bible Encyclopedia) cho biết: “Nói chung, muối lấy ra từ Biển Chết bị nhiễm các khoáng chất khác nên muối nguyên chất trong đó dễ bị tan ra, để lại một chất vô vị”. Vì vậy, điều dễ hiểu là Chúa Giêsu mô tả những thứ còn lại đó “Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi” (Mt 5: 13). Từ điển này cho biết thêm: “Dù tạp chất làm cho muối của Biển Chết kém chất lượng hơn muối ở các biển khác, nhưng nó có thể rất dễ tìm ở dọc bờ biển. Do đó, muối này là nguồn cung cấp chính cho xứ Palestin”. Muối là một nguồn tài nguyên quý giá. Trên thực tế vào thời cổ đại, muối là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống được nhiều nền văn hóa sử dụng làm gia vị, bảo quản, khử trùng, dùng trong các nghi lễ, dùng để trả lương và là tiền tệ trao đổi. Những người du mục ở Ethiopia hiện nay vẫn làm như vậy. 

Để hiểu rõ hơn những hình ảnh này, chúng ta nên ghi nhớ rằng Luật Do Thái quy định rằng phải rắc một ít muối lên mọi lễ vật dâng lên Thiên Chúa, như một dấu hiệu của giao ước: “Khi đã làm lễ tạ tội xong, ngươi hãy tiến dâng một con bò tơ toàn vẹn và một con cừu đực toàn vẹn lấy trong đàn chiên dê. Ngươi hãy tiến dâng chúng trước nhan Chúa, các tư tế sẽ rắc muối lên trên chúng và dâng chúng làm lễ toàn thiêu kính Chúa” (Êdêkiel 43; 23-24). Trong sách Lêvi, chúng ta biết lý do tại sao muối được thêm vào của lễ: “Các ngươi phải bỏ muối vào mọi lễ phẩm các ngươi dâng tiến; các ngươi không được để lễ phẩm các ngươi thiếu muối của giao ước của Thiên Chúa xác ngươi; các ngươi phải dâng muối cùng với mọi lễ tiến của các ngươi” (Lv 2: 13). Muối trong Kinh thánh là một mặt hàng có giá trị. Nó có tầm quan trọng đối với người dân và lấy muối của mình để dâng cho Thiên Chúa được coi là một sự hy sinh lớn lao. Đó là một trong những lý do Thiên Chúa yêu cầu dâng muối trong một của lễ. Đó không chỉ là ý thích nhất thời. Việc đó mang tính biểu tượng, cho thấy mối tương quan mà Thiên Chúa muốn có với dân Ngài và cách Thiên Chúa muốn dân Ngài trở thành người bảo tồn trái đất: “Tất cả các phần trích dâng trong các của lễ thánh mà con cái Israel dâng Chúa, Ta đều ban cho ngươi cũng như cho con trai con gái ngươi, chiếu theo một quy luật vĩnh viễn. Đó là giao ước muối muôn đời tồn tại trước nhan Chúa, cho ngươi và dòng dõi ngươi” (Ds 18: 19). 

Muối được sử dụng làm chất bảo quản, có nghĩa là nó rất quan trọng để làm cho mọi thứ tồn tại lâu hơn. Vì vậy, khi nói, “giao ước bằng muối”, điều đó chỉ có nghĩa là giao ước đó là vĩnh viễn và không thể bị phá vỡ, giống như muối bảo quản thực phẩm lâu dài. Trong giao ước, Thiên Chúa và dân của Ngài trao đổi muối như một biểu tượng hữu hình của lòng trung thành và tình bạn, để cho thấy bản chất lâu dài của thỏa thuận của hai phía. Qua muối, Thiên Chúa bày tỏ mối quan hệ bất khả phân ly của Ngài với những người Ngài yêu thương. Người Do Thái đã không quên các giao ước muối của họ với Thiên Chúa. Cho đến ngày nay, vào mỗi thứ Sáu lúc mặt trời lặn, nhiều người giữ đạo Do Thái vẫn chấm bánh mì của họ vào muối như một biểu lộ giữ giao ước với Thiên Chúa.

 

2. Các con là ánh sáng thế gian.

Ánh sáng đối với Israel là một biểu tượng của mặc khải thiên sai, chiến thắng bóng tối của ngoại giáo. Ánh sáng và bóng tối được trình bày rõ ràng trong Kinh thánh. Bóng tối gợi lên kẻ ác chống lại Thiên Chúa: “để giải thoát con khỏi lối sống xấu xa, cứu con khỏi người nói những lời xằng bậy, khỏi những kẻ bỏ đường ngay chính, đi vào nẻo tối tăm” (Châm ngôn 2:13), ám chỉ sự phán xét: “Chúa phán với ông Môsê: "Hãy giơ tay lên trời, cho bóng tối bao trùm đất Ai cập, bóng tối như sờ thấy được." Ông Môsê giơ tay lên trời, và bóng tối dày đặc bao trùm cả đất Ai cập trong ba ngày” (Xuất hành 10:21), và nhất là sự chết: “Trong mồ mả, ai nói về tình thương của Chúa? Cõi âm ty, ai kể lại lòng thành tín của Ngài? Những kỳ công Chúa, nơi tối tăm ai rõ? Đức công chính Ngài, chốn quên lãng ai hay?” (Tv 88:12 ). Ánh sáng là tác phẩm đầu tiên của Đấng Tạo Hóa, thể hiện sự điều hành của Thiên Chúa trong một thế giới không có ánh sáng, chỉ có bóng tối và hỗn loạn: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng…Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm” (Stk 1: 1-5). Trong hành động sáng tạo đầu tiên này, “Thiên Chúa thấy ánh sáng là tốt lành” (St 1,3). Ánh sáng thường được sử dụng như một ám chỉ về sự sống: “vì Ngài cứu mạng con khỏi chết, lại ngăn ngừa kẻo phải hụt chân, để con bước đi trước mặt Ngài trong ánh sáng dành cho kẻ sống” (Tv 56:14), về sự cứu rỗi: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Isaia 9:1), về các điều răn: “Vì huấn lệnh là ngọn đèn, lời dạy dỗ là ánh sáng, và lời quở trách bảo ban là đường dẫn tới sự sống” (Châm ngôn 6:23 ), và về sự hiện diện thánh thiêng của Thiên Chúa: “Trong ba ngày, người ta không nhìn thấy nhau và không ai rời chỗ mình được. Nhưng tất cả con cái Israel đều có ánh sáng tại nơi họ ở” (Xuất hành 10:23). 

Ánh sáng tượng trưng cho sự tốt lành, đối lập với cái ác liên quan đến bóng tối, nên các tác giả Kinh thánh hiểu Thiên Chúa là Ánh sáng tốt lành, là sự thánh thiện tối thượng. Ánh sáng biểu thị sự hiện diện và ân huệ của Thiên Chúa: “Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào?” (Tv 27:1), trái ngược với sự xét xử của Thiên Chúa: “Ngày của Chúa sẽ là gì cho các ngươi ? Ngày đó sẽ là tối tăm, chứ không phải ánh sáng” (Amốt 5:18). Xuyên suốt Cựu Ước, ánh sáng thường xuyên được liên kết với Thiên Chúa và lời của Ngài, với ơn cứu độ, với sự tốt lành, với sự thật, với sự sống. Tân Ước cộng hưởng với những chủ đề này, do đó sự thánh thiện của Thiên Chúa được trình bày theo cách: “Chỉ mình Ngài là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy” (1Tm 6:16). Thiên Chúa là sự sáng: “Ở nơi Ngài là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (1 Gn 1:4) và là ánh sáng vĩnh cửu: “Ngài không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng” (Gc 1:17) là Đấng xua tan bóng tối: “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (1 Gn 1:5)

 

3. Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian

Trong đôi mắt thần thiêng của Chúa Giêsu, chúng ta cũng giống như muối và như ánh sáng.

Giống như muối, môn đệ của Chúa Kitô cũng có sứ mạng:

 Gia tăng chất lượng ‘hương vị” cuộc sống của người khác bằng cách khơi dậy những điều tốt đẹp nơi họ.

 Bảo vệ ơn gọi nên thánh qua tình yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Họ hy sinh và tha thứ cho nhau. Họ giúp đỡ nhau hết lòng mà không mong nhận lại điều gì. Họ không phán xét người khác và không nói xấu hay đố kỵ họ. Họ chấp nhận mọi người cho dù những người ấy là ai.

 Giữ gìn những người khác tinh sạch bằng cách kiên quyết bảo vệ sự thật trước đôi mắt của Thiên Chúa. Họ không thể thuận theo những người mà họ biết là đang làm những điều sai trái và tội lỗi; họ phải đứng vững trong những gì là sự thật, những gì là tốt lành và những gì là đúng đắn, giúp người khác sửa mình trong tình yêu thương với ơn của Chúa Thánh Thần. 

Giống như ánh sáng, môn đệ của Chúa Kitô phải:

 Tỏa sáng rực rỡ. Trong Chúa Giêsu là ánh sáng thật của thế gian, họ được yêu cầu phản chiếu ánh sáng đó cho những người khác qua lời nói và việc làm, qua lựa chọn và lối sống, ngay cả qua thái độ của họ khi ở trước mặt người khác - dẹp bỏ những đùa cợt dơ bẩn hoặc tục tĩu, trước mắt hoặc trên các phương tiện thông tin. Giống như thành phố trên đỉnh núi và ánh sáng được nhìn thấy chứ không phải bị che đậy dưới đáy thùng, mọi người phải thấy những hành động động tử tế, rộng lượng, tốt bụng và yêu thương của họ. 

Muối ướp mặn và ánh sáng tỏa chiếu không phải dành cho chính chúng nhưng là dành cho mọi thứ chung quanh chúng. Là muối và ánh sáng theo Lời kêu mời cùa Chúa Giêsu, môn đệ của Chúa Kitô không sống qui về chính mình, nhưng là giúp ích cho người khác, dù vị mặn và sự sáng từ cuộc sống của người Kitô hữu đích thực có thể gây ra những chống đối như Chúa Giêsu đã từng nếm trải, vì chúng gây xót buốt cho những thói hư tật xấu hoặc soi rõ và làm lộ ra những góc tối tăm trong tâm hồn của những người chung quanh: “Người Pharisêu và kinh sư hỏi Chúa Giêsu: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa” (Mc 7: 5-8). Người ta thậm chí còn bày mưu tìm cớ giết Chúa Giêsu vì những lời thẳng thật và hành động tốt lành của Ngài nhưng không theo lối nghĩ và cách sống của họ: “Chúa Giêsu lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Chúa Giêsu có chữa người ấy ngày sabát không, để tố cáo Ngài. Chúa Giêsu bảo người bại tay: "Anh trỗi dậy, ra giữa đây! " Rồi Ngài nói với họ: "Ngày sabát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi? " Nhưng họ làm thinh. Chúa Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Ngài bảo anh bại tay: "Anh giơ tay ra! " Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường. Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu lập tức bàn tính với phe Hêrôđê, để tìm cách giết Chúa Giêsu” (Mc 3: 1-6).

Vị mặn và ánh sáng nơi Kitô hữu là bởi Chúa chứ không phải bởi họ. Kitô hữu là người đã được tẩy rửa khỏi bóng tối tội lỗi và sự khô khan lạt lẽo trong tâm hồn, là môn đệ được sai đi và được mời gọi trở thành một Tin Mừng sống động trong cuộc đời. Với một đời sống thánh thiện, họ sẽ “thêm hương vị” cho những môi trường khác nhau, và giống như muối, bảo vệ những môi trường ấy khỏi mục rữa; và họ sẽ tỏa ánh sáng của Chúa qua cách sống bác ái chân thật. Nhưng nếu chính họ đánh mất hương vị này và không sống như muối và ánh sáng, họ sẽ đánh mất giá trị của mình: “Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối. Muối là cái gì tốt. Nhưng muối mà hết mặn, thì anh em sẽ lấy gì ướp cho mặn lại? Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hoà thuận với nhau” (Mc 9: 49). Ướp mặn trần gian và mang lại ánh sáng cho thế giới này là sứ mệnh của Kitô hữu. Tỏa sáng và tỏa hương không phải của riêng mình, mà là của Thiên Chúa, trong Chúa Giêsu Kitô. Nếu một Kitô hữu tắt ánh sáng này và trở nên lạt vị, thì người ấy chỉ là một môn đệ hữu danh vô thực.

Bây giờ tôi tự hỏi mình, tôi muốn sống như thế nào? Là ngọn đèn đang tỏa sáng hay đã tắt ngấm? Là muối còn vị mặn hay đã trở nên lạt lẽo? Chúng ta hãy như những ngọn đèn đang tỏa sáng và muối ướp mặn cho đời! Đây là bản chất của Kitô hữu.

 

Phêrô Phạm Văn Trung.

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!