Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng”
HÃY ĐỂ ÂN SỦNG THIÊN CHÚA DẪN DẮT CHÚNG TA TRỞ LẠI VỚI NGÀI

 

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN 

Tác giả: Lm Nnamdi Moneme, OMV,

https://catholicexchange.com

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3PfP9QV

 

Thứ Sáu, ngày 25 tháng 3, 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu Cử chỉ Dâng mình cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria bằng cách than thở về thói cố chấp của cõi lòng con người bất chấp những hậu quả tai hại của những lựa chọn tội lỗi và ích kỷ của họ:

Lạy Mẹ thương xót, chúng con đã thường xuyên trải nghiệm sự chăm sóc chu đáo và sự hiện diện bình an của Mẹ như thế nào! Mẹ không bao giờ ngừng hướng dẫn chúng con đến với Chúa Giêsu, là Hoàng Tử Bình An. Tuy nhiên, chúng con đã đi lạc khỏi con đường bình an đó. Chúng con đã quên bài học rút ra từ những thảm kịch của thế kỷ trước, sự hy sinh của hàng triệu người đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh thế giới ... Chúng con trở nên bệnh tật với lòng tham lam, chúng con chỉ nghĩ đến những quốc gia của chúng con và lợi ích của riêng mình, chúng con trở nên thờ ơ lãnh đạm miễn sao thỏa mãn cho được mối quan tâm của chúng con. Chúng con đã chọn phớt lờ Chúa, hài lòng với ảo tưởng của mình, trở nên kiêu ngạo và hung hãn, đàn áp những sinh mạng vô tội,tích trữ vũ khí.” 

[Chú thích của người dịch: Đức Thánh Cha Phanxicô, lời kinh long trọng phó thác và thánh hiến Giáo Hội và toàn thể nhân loại, đặc biệt là Nga và Ukraine, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, trong một buổi lễ lúc 5 giờ chiều, giờ Rôma, Thứ Sáu, ngày 25 tháng 3, 2022. https://www.vaticannews.va/en/prayers/act-of-consecration-to-the-immaculate-heart-of-mary.html ]

Những lời này nhắc nhở chúng ta rằng chỉ những kinh nghiệm đau đớn của chúng ta không thể mang lại sự ăn năn chân chính và lâu dài khỏi tội lỗi và trở lại với Thiên Chúa. Chỉ riêng hậu quả đau đớn của những lựa chọn tội lỗi của chúng ta không thể khiến chúng ta, vốn là Đứa Con Hoang Đàng, “tỉnh ngộ” khi thấy mình đói khát và thiếu thốn, phải xa gia đình và những người thân yêu, bị những người bạn nơi đất khách từ chối và ruồng bỏ, và có những con heo làm bạn đồng hành ganh tị của mình. Điều gì đã làm cho người con biết suy nghĩ lại? Đó có phải là cái đói, nỗi nhớ nhà, sự hối hận, bị từ chối, bị bỏ rơi, hoặc những điều kiện xuống cấp, v.v. không? Sự thật mà nói, không phải tất cả những người nghèo, đói, vô gia cư, bị từ chối, bị bỏ rơi, chết đói và mất nhân tính đều ăn năn và quay trở lại với Chúa. Chỉ những trải nghiệm này thôi là không đủ để đem lại sự hoán cải và duy trì sự hoán cải đó đến cùng. Vậy thì, điều gì đã làm cho người con biết suy nghĩ lại?

Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong một trong hai dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã kể trước dụ ngôn Đứa Con Hoang Đàng. Ngài hỏi: “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai” (Lc 15: 4-5)

Như thế, Chúa Giêsu bày tỏ cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không chỉ đợi tội nhân đi lạc trở về với Ngài mà còn đi tìm kiếm mọi tội nhân cho đến khi tìm thấy người đó. Ngài không bao giờ từ bỏ sự tìm kiếm của Ngài. Ngoài ra, Ngài ban cho tội nhân lạc mất và được tìm thấy không chỉ những lời chỉ bảo, mà Ngài còn vác người đó về nhà trên vai của Ngài. Ngài chỉ vui mừng khi Ngài đã thành công đưa tội nhân về nhà với Ngài trong cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa.

Thật vậy, trong Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa không chỉ tiếp nhận và chào đón những tội nhân hư mất như người cha nhân từ đã tiếp đãi Người Con hoang đàng. Thiên Chúa cũng tìm kiếm họ để đưa họ về với chính Ngài. Do đó, chính ân sủng của Thiên Chúa tác động qua các sự kiện, con người và sự vật, đưa chúng ta ra khỏi tội lỗi và nâng đỡ chúng ta trong hành trình trở về với Chúa. Chính ân sủng này đã vượt qua sự xấu hổ, mặc cảm, hối tiếc, sợ hãi và chán nản của chúng ta trong cuộc hành trình trở về nhà.

Sách Giôsuê kể lại cách Thiên Chúa giải thoát dân Ngài khỏi ách nô lệ và nâng đỡ họ trong cuộc hành trình ăn mana về Đất Hứa, “Hôm sau lễ Vượt Qua, họ đã dùng thổ sản trong xứ, tức là bánh không men và hạt lúa rang, vào đúng ngày đó. Hôm sau, không còn manna nữa, khi họ dùng thổ sản trong xứ; thế là con cái Israel không còn có manna nữa. Năm ấy, họ đã dùng hoa màu của đất Canaan” (Giôsuê 5: 11-12) Điều này cho thấy trước cách ân sủng thiêng liêng tìm kiếm chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi mọi ràng buộc, và nâng đỡ chúng ta trong suốt hành trình về nhà với Thiên Chúa. Chỉ riêng những kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng tăm tối và đau đớn đến đâu, vẫn không thể khiến chúng ta bắt đầu và duy trì được sự hoán cải suốt đời của chúng ta quay về với Thiên Chúa.

Chúng ta phải đáp lại ân sủng này luôn, thứ ân sủng theo đuổi chúng ta để đưa chúng ta trở lại với Chúa.  Người Con Hoang Đàng đã không thụ động khi cảm nghiệm ân sủng này nhưng đã đáp lại một cách nhanh chóng và dứt khoát, Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha …Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha (Lc 15: 18-20). Chúng ta cũng không thể thụ động khi cảm nghiệm những ân sủng như vậy.

Chúng ta hãy đáp lại ân sủng này theo ba cách.

· Trước tiên, chúng ta phải biết ơn Thiên Chúa về những ân sủng của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Không phải ai cũng trải qua cuộc vận động này để trở về với Thiên Chúa với tất cả lòng thành. Chúng ta phải liên tục cảm tạ Thiên Chúa về sự chuyển động đó trong tâm hồn chúng ta để trở về với Ngài. Chúng ta không được tập trung vào hậu quả của những lựa chọn tội lỗi của mình mà bỏ qua sự thúc giục liên tục của ân sủng thầm lặng. Thay vì sống cuộc đời của mình với những tiếc nuối về quá khứ hoặc lo lắng về cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa và khả năng thực hiện cuộc hành trình đó cho đến phút cuối cùng, chúng ta hãy biết rằng ân sủng của Thiên Chúa luôn hiện diện và hoạt động trong cuộc sống của chúng ta, kéo chúng ta trở lại với Ngài.

· Thứ hai, chúng ta phải hy vọng và tin tưởng vào ân sủng này hơn là vào những nỗ lực của chúng ta. Ân sủng của Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta nửa chừng trong cuộc hành trình nhưng sẽ đưa chúng ta trở lại với Ngài nếu chúng ta tiếp tục đáp lại một cách thích hợp. Thiên Chúa nhân từ vẫy gọi chúng ta về nhà cũng như ra sức hành động để đưa chúng ta về nhà với Ngài. Hy vọng trong ân sủng của Ngài cũng có nghĩa là chúng ta không ngừng nỗ lực đáp lại sự thúc đẩy của ân sủng này để trở lại với Thiên Chúa nhiều lần cho đến hơi thở cuối cùng.

· Thứ ba, chúng ta phải tham gia một cách có ý thức vào công việc đó. Điều này có nghĩa là chúng ta cũng trở thành công cụ của ân sủng này trong việc giúp cho người khác hòa giải với Thiên Chúa. Chúng ta cũng muốn chia sẻ với những người khác kinh nghiệm tương tự về ân sủng thiêng liêng này đã thúc đẩy chúng ta trở lại với Thiên Chúa. Theo lời của Thánh Phaolô, “Cho nên, phàm ai ở trong Chúa Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Chúa Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Ngài, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải(2 Cor 5: 17-18)

Ân sủng thiêng liêng đang hoạt động trong việc hòa giải chúng ta với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Cũng bởi ân sủng này, chúng ta cũng đã trở thành những người kết nối lại trong Chúa Giêsu Kitô. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể tách rời khỏi những tai ương và đau khổ của người khác do lựa chọn tội lỗi của họ gây ra. Chúng ta không thể giống như người anh trai dường như hoàn toàn xa cách với những đau đớn của người em và nỗi đau trong lòng của người cha, “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!” (Lc 15: 30).

Chúng ta thấy có quá nhiều sự cố chấp trong thế giới của chúng ta ngày nay mặc dù đã trải qua nhiều kinh nghiệm đau đớn về những lựa chọn tội lỗi của chúng ta. Người vợ / người chồng ngoại tình tiếp tục những thú vui bất hợp pháp ngay cả khi gia đình tan vỡ. Chất cồn bám vào chai rượu của chúng ta ngay cả khi sức khỏe của chúng ta suy giảm. Kẻ đồi bại tình dục tiếp tục sa đọa mặc dù xấu hổ và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kẻ phá thai tiếp tục hủy hoại sự sống vô tội trong bụng mẹ ngay cả khi các bà mẹ bị trầm cảm và muốn tự tử. Danh sách cứ kéo dài. Chỉ riêng những kinh nghiệm đau đớn này không thể hoán cải cõi lòng tội lỗi. Họ phải được tràn ngập ân sủng thiêng liêng nếu họ muốn có được bất cứ sự hoán cải nào trở lại với Thiên Chúa. 

Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu Kitô “đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với họ” (Lc 15, 2) Ngài cũng luôn thông ban ơn cứu độ này cho chúng ta để nâng đỡ chúng ta trong hành trình trở về với Ngài trong thế giới tội lỗi này của chúng ta. Ân sủng này không được ban cho một mình chúng ta mà cho cả thế giới, một thế giới đang bị tổn thương bởi tội lỗi, đã bị định sẵn những hậu quả tai hại của tội lỗi, nhưng vẫn không thể trở về với Thiên Chúa.

Kết hợp với Ngài trong Bí tích Thánh Thể này và có ân sủng của Ngài trong chúng ta, chúng ta không thể và không được tiếp tục thụ động. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện, sống và hy sinh như Ngài để ân sủng này cũng có thể chạm đến trái tim, giải thoát họ khỏi tội lỗi, và nâng đỡ họ trong cuộc hành trình của chính họ trên suốt con đường trở về với Thiên Chúa.

Vinh quang Chúa Giêsu!!! Tôn vinh Mẹ Maria!!!

Phêrô Phạm Văn Trung,

Hẹn gặp lại 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!