Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
KẺ BỊ GHÉT NHẤT Ở CAPHARNAUM

 

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN 

Phêrô Phạm Văn Trung, chuyển ngữ.

theo www.joyfulheart.com

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3E5kwaM

 

Vào một ngày bình thường, người đàn ông bị ghét nhất ở Capharnaum thấy hàng trăm người đi ngang qua trạm thu thuế của mình trên đường ra khỏi thị trấn. Hầu hết mọi người đều bước qua mà không nói một lời nào - trừ khi đó là một lời nguyền rủa. Nhưng khi Lêvi phát hiện một con lừa chất đầy hàng đang đi về hướng đông, ông ta liền lao ra khỏi bóng râm của trạm thu thuế để yêu cầu chủ nhân của nó mở các món hàng. Nếu đó là len hoặc cá khô, da sống hoặc ngũ cốc - hoặc bất cứ thứ gì khác - mà họ đang vận chuyển đến nơi bán, thì ông ta buộc họ phải nộp thuế.

Không hề là một mức thuế nhẹ, có thể là 4% đối với bất cứ thứ gì Lêvi tuyên bố là có giá trị. Tất nhiên, Lêvi rất linh hoạt, vấn đề quan trọng nhất là ông ta vẫn có thể buộc nhà buôn đó phải trả bao nhiêu tùy ý ông ta muốn. Một khi Lêvi thông báo thuế, ông ta không chấp nhận ít hơn một Đênari – tiền công mỗi ngày của một người làm thuê. Về phần mình, để giữ được giấy phép thu thuế, mỗi tuần Lêvi phải trả một số tiền cố định cho người đội trưởng thu thuế. Và rồi bất cứ thứ gì ông ta có thể thu được sau này đều là của ông ta. Và Lêvi thu được rất nhiều!

Một thương gia từ chối trả tiền ư? Lêvi gọi những người lính gần đó đến và tịch thu hàng hóa của người đó ngay tại chỗ. Ông ta thật nhẫn tâm! Đừng tranh luận; chỉ cần trả tiền và nhanh chóng bỏ đi kẻo ông ta đổi ý.

Lêvi chỉ là một bánh răng nhỏ trong bánh xe lớn giúp những kẻ áp bức đáng ghét có thể hút khô máu dân Israel để làm giàu cho Caesar ở La Mã xa xôi. Không ngoa khi nói rằng Lêvi là kẻ bị ghét nhất ở Capharnaum.

Nhưng Lêvi đã hành động kỳ lạ. Sau nhiều giờ cần mẫn tìm cách thu tiền của người khác, ông ta dự các buổi tụ họp ngoài trời do Rabbi Giêsu người Nazarét tổ chức. Những đám đông chen lấn và xô đẩy để có thể nhìn thấy một phép lạ thực sự - một người mù được chữa lành, một người què đi lại được. Đó là kinh nghiệm chỉ có một lần trong đời mà không ai ở Galilê muốn bỏ lỡ.

Lêvi rất thích lắng nghe Lời của Thầy Giêsu. Một câu chuyện mà ông ấy không thể gạt ra khỏi tâm trí của mình. Câu chuyện về một đứa con hoang đàng bỏ nhà ra đi phung phí của cải của cha mình với rượu, đàn bà và xướng ca đàn đúm. Cuối cùng khi anh ta trở về trong tình trạng phá sản, không mong đợi tiếp tục vị trí của mình như một đứa con trai trong gia đình, mà chỉ mong được làm một kẻ cày thuê, đó là kế hoạch của anh ta. Nhưng người cha già nhìn thấy anh ta, liền chạy đến và ôm lấy anh ta. Người con từ chối: “Con không xứng.”  Nhưng người cha khăng khăng, “Con đã chết, con trai à, nhưng bây giờ con còn sống! Hãy lên nhà. Chúng ta sẽ tổ chức một lễ mừng lớn.”

Chúa Giêsu kết luận: “Cha Trên Trời của anh em tha thứ như vậy đấy!”

Một ngày oi bức, Lêvi đang ngồi trong bóng mát của quầy thuế thì ông nhìn thấy một người mà ông nhận ra đang đi trên đường - Thầy Giêsu. Lêvi đứng dậy và bước ra ngoài. Họ nhìn nhau một lúc lâu, Lêvi và Vị Thầy. Và rồi Chúa Giêsu nở một nụ cười thật tươi, đưa tay ra và chỉ nói ba từ: “Hãy theo Tôi!”

Lêvi đứng ngây người ra, rồi khuỵu gối xuống. “Thưa Thầy,” ông ta nói, “Thầy đâu biết tôi. Thầy không biết tôi là người như thế nào đâu. Tôi không xứng đáng!”

“Tôi biết rõ anh là người như thế nào,” Chúa Giêsu nói và kéo Lêvi đứng dậy, “và anh đúng là người mà tôi đang tìm kiếm”.

Lêvi lau nước mắt bằng mu bàn tay. Ông không biết phải nói gì. Ông đánh liều: “Vâng được.” Chúa Giêsu gật đầu. Liền đó Lêvi buột miệng: “Vâng, thưa Thầy. Nếu Thầy muốn, tôi sẽ theo Thầy bất cứ nơi đâu!” Và sau đó, gần như là một suy nghĩ muộn màng, “Nhân tiện, thưa Thầy, Thầy cho tôi vinh dự được mời Thầy đến nhà tôi tối nay để dự tiệc không? Tôi muốn Thầy gặp một số người bạn của tôi.”

“Tôi đã hy vọng anh sẽ yêu cầu như thế,” Chúa Giêsu cười nhỏ nhẹ. “Bây giờ ta cùng đi. Chúng ta có những nơi cần phải đến.”

Lêvi đóng cửa quầy thuế và khóa nó lại lần cuối. Ông buông bỏ một “nghề làm ăn” sinh lợi nhiều nhất, nếu người ta có thể gọi như vậy, để đổi lấy một cuộc sống phụ thuộc vào lòng trắc ẩn của mọi người. Nhưng ông không quan tâm nữa. Ông tươi cười rạng rỡ khi đi theo Chúa Giêsu, bước đi trên con đường của Ngài.

Vào giờ đã định, ngôi nhà của ông chật ních khách khứa. Không phải giới thượng lưu của Capharnaum, dĩ nhiên rồi! Họ là những kẻ bị từ chối, những kẻ lừa đảo, những kẻ say xỉn, những người phụ nữ có chồng đã ly hôn vì tội ngoại tình. Tất cả bọn họ đều ở đó, cùng với một vài tên trộm cắp và một vài tay cướp đường khét tiếng nữa.

Thức ăn dồi dào, rượu chảy tràn trề, và Chúa Giêsu dường như đang thích thú vô cùng. Vị Thầy chinh phục những người bạn của Lêvi, từng người một, bằng sự ấm áp chân thực và nụ cười luôn có sẵn của mình.

Có tiếng gõ cửa khô khốc. Đó là một nhóm những người tự cho mình là kinh sư, những người Pharisêu địa phương. “Chúng tôi muốn nói chuyện với ông Giêsu”, họ yêu cầu một cách cộc cằn.

Vị Thầy bước ra cửa.

“Thưa Thầy thánh thiện” họ nói với một giọng mỉa mai sâu kín, “tại sao Thầy lại ăn uống với những kẻ thu thuế và tội lỗi như vậy?”

Chúa Giêsu mỉm cười. Những người khỏe mạnh không cần bác sĩ, những người bị bệnh mới cần bác sĩ. Tôi không đến để kêu gọi những người công chính, nhưng để kêu gọi những người tội lỗi ăn năn. Các ông không vào sao?”

Người lãnh đạo trả lời lắp bắp, nhưng Chúa Giêsu đã quay trở lại bàn tiệc và những người bạn mới của Ngài lại rộn rã chung quanh Ngài.

Đó là một bữa tiệc mừng vui vẻ tại nhà của Lêvi, kéo dài đến tận khuya. Những tiếng cười vang lên từ cửa sổ nhà Lêvi, và vọng dài trên các con đường của thị trấn, nơi những người hàng xóm nhìn ra và rất đỗi ngạc nhiên. Bên trong nhà của Lêvi, Vị Bác Sĩ đang làm việc, ông đang chữa bệnh và tha thứ. Và đêm đó, Chúa Giêsu đã khôi phục lại niềm vui của những người mà bạn khó có thể tưởng tượng được họ là người như thế nào, kể cả một người thu thuế vui vẻ tên là Lêvi, mới bỏ nghề.

Câu chuyện dựa theo các sách Tin Mừng: Mátthêu 9:9-13; Máccô 2:13-17; và Luca 5:27-32.

Bạn có thể dừng tại đây và suy niệm riêng tùy theo tâm tình của bạn, nhưng nếu bạn chưa có ý tưởng gì thêm thì xin mời bạn tiếp tục đọc. Chúc bạn đọc vui vẻ!

“Hãy theo Tôi”.

Trong thông điệp Deus Caritas Est – Thiên Chúa là Tình Yêu, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, với một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát.” (ÐTC Bênêđitô XVI, Deus Caritas Est, Dẫn nhập, số 1, 25 tháng Giêng năm 2006).

Chỉ có cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô mới minh chứng cho danh nghĩa Kitô hữu của chúng ta. Ngài đã đến để nói chuyện với chúng ta trong cuộc sống cá nhân của chúng ta, qua lịch sử của chúng ta, và chúng ta đón nhận Lời của Ngài ngay giữa những yếu đuối của chúng ta. Người Pharisêu tưởng tượng rằng nguồn gốc của mối quan hệ với Thiên Chúa là lề luật, là sự vâng lời và nỗ lực đạo đức. Trong lời tường thuật tuyệt vời về ơn gọi của Mátthêu, Chúa Giêsu không đề ra bất cứ luật lệ nào. Ngài không trách móc. Ngài sử dụng ngôn ngữ của tình yêu, của sự quyến rũ: một cái nhìn và ba từ: “Hãy theo Tôi”.

“Ông đứng dậy và đi theo Ngài”.

Trong bức tranh của Caravaggio mô tả ơn gọi của Thánh Mátthêu, ngón tay của Chúa Giêsu chỉ vào vị tông đồ tương lai là bản sao chính xác của ngón tay của Thiên Chúa, Đấng tạo ra Adam nơi bức tranh trong Nhà nguyện Sistine do Michelangelo vẽ.

Lời kêu gọi của Chúa Kitô hãy bước theo Ngài là một sự sáng tạo mới. Sau tội nguyên tổ, con người từ chối sự sống thánh thiêng trong mình. Chúa Kitô ban cho chúng ta cuộc sống mới: cuộc sống trong Thiên Chúa. Để chấp nhận sự can thiệp này từ Chúa Kitô, chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta đã đánh mất sự thân tình với Thiên Chúa, rằng chúng ta là tội nhân, và sức người của chúng ta hoàn toàn không đủ để lấy lại ý nghĩa của cuộc đời mình. Kitô giáo không bắt đầu từ việc chúng ta có thiện chí nỗ lực đạo đức, nhưng từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng khiến chúng ta ý thức về sự khốn cùng của mình và khơi dậy trong chúng ta khát vọng hoán cải: “Tôi muốn lòng thương xót, không phải lễ tế. Thực vậy, Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà là để kêu gọi những người tội lỗi.”

Nhưng chúng ta phải làm thế nào, ngày này qua ngày khác, để chính mình được Chúa Kitô tái sinh? Khi nói: “Hãy theo Tôi”, Chúa Kitô không chỉ ra một mục tiêu xa vời mà tôi phải đạt đến một mình, Ngài đang ra hiệu cho tôi theo Ngài, Đấng đang ở bên cạnh tôi. Thánh Ambrôsiô nhận xét rằng khi chúng ta đi lên cầu thang, mỗi bậc lại cách mặt đất một chút, nhưng khoảng cách giữa mỗi bậc vẫn như nhau. Trong đời sống Kitô hữu của chúng ta, Chúa Kitô đưa chúng ta đi từng bước, từng bước một. Ngài là sự sống, sự sống thánh thiêng mới trong tôi; Ngài cũng là chân lý, soi sáng lương tâm tôi và thổi bùng ước muốn đi theo Ngài; cuối cùng Ngài là con đường, từng ngày hiện diện bên tôi.

Cầu nguyện

Con tạ ơn Chúa, Chúa đã kêu gọi con theo Chúa trên con đường nên thánh. Xin dạy con biết để cho mình được kêu gọi mỗi ngày, để lắng nghe lại giọng nói của Chúa đang mời gọi con ra khỏi chính mình và hoán cải. Xin hãy biến con thành khí cụ của Chúa để qua con Chúa có thể nói chuyện với những người của thời đại hiện nay.

Lạy Chúa của con! Chúa là Đấng đã tạo ra con, Đấng đã tạo ra vũ trụ cho con và Đấng Quan phòng đồng hành với con mỗi ngày, xin hãy nói với lòng con hôm nay. Xin hãy làm vang lên trong con lời kêu gọi của Chúa để con biết đi theo Chúa.

Xin giúp con đứng dậy và đi theo Chúa, như Lêvi-Mátthêu. Xin Chúa ban cho con ơn trở thành một Kitô hữu được Chúa lôi cuốn chứ không phải chỉ vì bổn phận. [regnumchristi.org]

Phêrô Phạm Văn Trung,

 Hẹn gặp lại

     

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!