Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
CHÚNG TA MỪNG GÌ KHI CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI?


QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3uZFF1j

 

 Lễ Thăng thiên là một trong những lễ trọng của Kitô giáo, sau Lễ Phục sinh bốn mươi ngày và trước Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống mười ngày. Lễ Thăng Thiên là lễ của ánh sáng và niềm vui, vì thế màu sắc của lễ phục phụng vụ là màu trắng.

Chúng ta mừng gì khi Chúa Giêsu lên trời?

Lễ Thăng Thiên kỷ niệm việc Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa, đi vào vinh quang của Thiên Chúa, là Cha của Ngài. Chúa Giêsu chết và sống lại, rồi về trời. Ngài từ biệt các môn đệ của mình nhưng vẫn tiếp tục hiện diện với họ, theo một cách khác. Ngài hứa sẽ gửi cho họ một sức mạnh, đó là Chúa Thánh Thần.

Chúa Giêsu kết hợp với Cha của mình

Việc Chúa Giêsu về trời được kể lại trong các sách Tin Mừng Marcô: Sau cùng, Ngài tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Ngài khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Ngài sau khi Ngài trỗi dậy. Ngài nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ. Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa(16: 19), Luca: “Và đang khi chúc lành, thì Ngài rời khỏi các ông và được đem lên trời (24: 51).

Sách Công vụ Tông đồ cũng tường thuật: Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất. (Công Vụ Tông Đồ 1: 6-8). Sau những lời này, các môn đồ thấy Ngài đứng dậy và biến mất khỏi mắt họ trong một đám mây: Ngài được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói: "Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Chúa Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời.(1: 6-11).

Tin Mừng Luca cho biết: “Sau đó, Ngài dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Ngài rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông thờ lạy Ngài, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Luca 24: 50-53).

Lễ Thăng Thiên nhắc lại sự kết thúc thời gian Chúa Phục Sinh gặp gỡ các môn đệ ở trần thế. “Lần hiện ra cuối cùng được kết thúc bằng việc nhân tính của Ngài đi vào vinh quang Thiên Chúa một cách vĩnh viễn; vinh quang này được tượng trưng bằng đám mây (x.Cv 1,9; Lc 9,34-35; Xh 13,22) và cõi trời (x. Lc 24,51) nơi từ nay Ngài ngự bên hữu Thiên Chúa (x.Mc 16,19; Cv 2,33; 7,36; Tv 110,1)” (GLCG, số 659) Tuy nhiên, theo lời hứa của Ngài, Ngài sẽ luôn ở với các môn đệ, nhưng với một sự hiện diện bên trong, tiềm ẩn và sâu sắc hơn dù họ sẽ không còn nhìn thấy Ngài tận mắt. Chúa Kitô không còn được thấy nữa, nhưng Ngài không bỏ rơi các môn đệ của Ngài. Ngài hứa với họ Chúa Thánh Thần sẽ đến vào Lễ Ngũ tuần: Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống” (Luca 24: 49) hoặc trong sách Công vụ Tông đồ: “Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Chúa Giêsu làm và những điều Ngài dạy, kể từ đầu cho tới ngày Ngài được rước lên trời. Trước ngày ấy, Ngài đã dạy bảo các Tông Đồ mà Ngài đã tuyển chọn nhờ Thánh Thần. Ngài lại còn dùng nhiều cách để chứng tỏ cho các ông thấy là Ngài vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Ngài đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa. Một hôm, đang khi dùng bữa với các Tông Đồ, Chúa Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói tới, đó là: ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần(1: 1-5).

Sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo viết: “Khi cuối cùng được tôn vinh (x. Ga 7,39), Chúa Kitô đến lượt mình, có thể cử Thánh Thần từ nơi Chúa Cha đến với những ai tin Ngài. Ngài thông ban cho họ Vinh Quang của mình (x. Ga 17,22) tức là Thánh Thần, Đấng tôn vinh Ngài (x. Ga 16,14)” (GLCG số 690).

Một cách hiện diện mới

Cử hành lễ Chúa Kitô về trời là mừng Đấng Phục Sinh bước vào vinh quang viên mãn và mãi mãi. Đó là một hành vi đức tin. Việc Chúa Giêsu đi vào vinh quang của Thiên Chúa khai mở một nguồn tự do: Chúa Giêsu không bao giờ áp đặt con người, Ngài để con người tự do tin, và do đó thực sự yêu. Chúa Giêsu không ngừng mời gọi mọi người theo Ngài: trong đức tin, họ học cách đọc các dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài và hành động của Ngài, đặc biệt trong việc cử hành các bí tích, nhất là trong bánh và rượu: Bí tích Thánh Thể, trong Lời Ngài, nơi các thừa tác viên của Ngài trên trần thế (giám mục, linh mục, phó tế) ... Việc hoàn tất cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần gian cho phép Ngài hiện diện giữa loài người, không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian vật lý nữa, nhưng ở mọi thời và mọi nơi. Ngài luôn có mặt nơi Dân Thánh của Ngài, nơi hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Ngài, trong những người đói ăn hoặc người bệnh cần được đến thăm, trong phụng vụ cộng đồng cũng như trong lời cầu nguyện âm thầm trong phòng riêng của mỗi người, và khi Ngài muốn thì chúng ta lại có thể thị kiến Ngài bằng con mắt phàm trần của chúng ta, như Ngài đã tỏ mình ra cho các Tông đồ khi xưa. Điều quan trọng nhất là: Đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế(Mt 28:20). Chính Chúa Giêsu hứa chắc như vậy với các Tông đồ khi xưa và với mỗi người chúng ta ngày nay.

Giáo lý Hội thánh Công giáo tóm tắt những cách hiện diện cụ thể của Chúa Giêsu: “Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết, đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta". Đối với Hội Thánh, Ngài hiện diện dưới nhiều hình thức: trong Lời Chúa; trong kinh nguyện của Hội Thánh, "ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy”; trong những người nghèo khổ,  đau yếu, tù đày; trong các bí tích do Ngài thiết lập; trong hy tế thánh lễ và nơi thừa tác viên; "nhất là Ngài hiện diện thực sự dưới hai hình Thánh Thể" (GLCG 1373).

Ý nghĩa của các tầng trời

Việc Chúa Giêsu lên trời không phải là một cuộc du hành vào không gian, đến những ngôi sao xa xôi nhất, bởi vì các ngôi sao cũng chỉ được tạo dựng bằng các yếu tố vật chất như trái đất. Đối với người tin vào Chúa Giêsu, lên trời là lên Thiên Đàng,  là đi đến trạng thái kết hợp với Chúa Giêsu và sống trong tình yêu của Ngài. Ở đây, không có chuyện phép thuật hay những pha hành động ngoạn mục. Khi nói về Thiên đàng, Giáo lý của Giáo hội Công giáo nói Thiên Đàng là cuộc sống viên mãn vì được hiệp thông trong sự sống và tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi, với Đức Trinh Nữ Maria, với các thiên thần và các thánh. Thiên Đàng là mục đích tối hậu và là sự hiện thực các nguyện vọng sâu xa nhất của con người, là tình trạng hạnh phúc tuyệt hảo và chung cuộc.  Lên Thiên Đàng là “được ở với Chúa Kitô” ( x. Ga 14,3; Pl 1,23; 1Th 4,17). Những người được tuyển chọn “sống trong Ngài’, nhưng vẫn giữ, hay nói đúng hơn là tìm được căn tính đích thực của mình, danh xưng riêng của mình ( x.Kh 2,17). Vì sống là được ở với Chúa Kitô; và ở đâu có Chúa Kitô, nơi đó có sự sống, nơi đó là Nước Trời" (x. T.Ambrôxiô chú giải TM-Lc 10,121” (số 1025 1011). Như vậy, Chúa Giêsu không rời xa loài người, nhưng bây giờ, nhờ sự hiện diện của Ngài với Thiên Chúa Cha, là Thiên Chúa ẩn mình" (Is 45,15); … và là vị Thiên Chúa trở nên gần gũi với con người: Khi mặc khải danh thánh, Thiên Chúa đồng thời mặc khải lòng trung tín của Ngài từ muôn thuở và cho tới muôn đời, có giá trị trong quá khứ ("Ta là Thiên Chúa cha ông các ngươi": Xh 3,6) cũng như trong tương lai ("Ta sẽ ở với ngươi": Xh 3,12). Thiên Chúa mặc khải danh thánh mình là "Đấng Hiện Hữu" thì cũng tự mặc khải mình như vị Thiên Chúa luôn hiện diện, có mặt bên cạnh để giải cứu dân mình (GLHTCG số 206-207), từ nay Chúa Giêsu mãi mãi ở gần với mọi người, trong quyền năng và tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho con người: Thầy sẽ không để anh em mồ côi(Gioan 14: 18).

Tại sao chúng ta mừng lễ Thăng thiên với niềm vui?

Thánh Luca đã đề cập, sau khi Chúa Giêsu lên trời, các tông đồ trở về Giêrusalem tràn đầy niềm vui (Luca 24: 52). Các ngài không buồn bã như thói thường của con người sau một cuộc chia ly. Tương tự như vậy, người Kitô hữu mừng Lễ Thăng thiên trong niềm vui.

Việc Chúa Giêsu lên trời thực sự là một phần tiếp nối trong toàn bộ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu, là kết quả tất yếu của sự kiện đáng kinh ngạc trong Lễ Phục sinh: Chúa Giêsu chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Ngài sống lại như lời Thánh Kinh. Ngài lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha, và Ngài sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, Nước Ngài sẽ không bao giờ cùng (Kinh Tin Kính Công đồng Nicê - Constantinôpôli). Chúa Giêsu đã cứu độ con người, những kẻ bước đi theo Ngài, nay được kêu gọi từ nay mãi mãi sống kết hợp với Thiên Chúa, Cha của Ngài, để được sống trong vinh quang và niềm vui vĩnh cửu trên trời.

Tất nhiên, đó không bao giờ là chuyện bay vào bầu trời theo nghĩa vòm trời, một khoảng không gian mà chúng ta quan sát trên đầu của chúng ta. Đó là một không gian tâm linh, của Thiên Chúa, là “mầu nhiệm hiệp thông vinh phúc với Thiên Chúa và với tất cả những người ở trong Chúa Kitô…như sự sống, ánh sáng, bình an, tiệc cưới, rượu mới trong Nước Trời, nhà Cha, Thành Giêrusalem Thiên Quốc, Thiên Đàng: "Điều mắt chẳng hề thấy, điều tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ đến, đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Ngài" (1Cr 2,9)” (GLHTCG số 1027). Đó chính là niềm vui khôn tả: Thiên đàng là nơi có Chúa. Đâu có Chúa, ở đó có niềm vui và hạnh phúc. Trái  tim có Thiên đàng tràn đầy niềm vui”. (Đức GM Giuse Vũ Văn Thiên, https://tgpsaigon.net/bai-viet/thien-dang-hoa-nguc )

Trở thành nhân chứng của Chúa Kitô Thăng Thiên.

Hai người đàn ông mặc áo trắng được sách Công vụ Tông đồ mô tả loan báo với các Tông đồ rằng Chúa Giêsu cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời . Và, lúc này, họ khuyến khích các Tông đồ “sao còn đứng nhìn lên trời?” (Công Vụ Tông Đồ 1:11). Các môn đệ của Chúa Giêsu phải quay trở lại với trách nhiệm của mình. Những điều này đã được Chúa Kitô chỉ ra cho họ một cách rõ ràng: trở thành nhân chứng của Ngài trên khắp thế gian bằng cách loan báo về cuộc Tử Nạn và sự Phục Sinh của Ngài, bằng cách làm cho mọi người biết đến Lời của Ngài: Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo(Mc 16,15), và dẫn đưa họ đến nguồn Nước Thánh Tẩy mà Chúa Kitô đã ban cho các Tông Đồ và Giáo Hội. Đây là lệnh truyền không bao giờ hết hiệu lực: “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm Phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dậy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con(Mt 28,19-20) hoặc “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại và phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là những chứng nhân của những điều này” (Lc 24, 45-48).

Việc thăng thiên của Chúa Kitô cũng là một lời kêu gọi dấn bước loan báo Tin Mừng cho trần thế ngày càng nhiều hơn: Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em (Ga 20,21). Đó là một sứ mệnh được gửi đến các Tông đồ cũng như đối với con người mọi thời đại. Đó là sự hòa hợp giữa khát vọng về trời của người Kitô hữu và sự phục vụ mà họ cống hiến cho con người nơi trần thế. (https://eglise.catholique.fr )

Lạy Chúa Kitô, Chúa lên trời, thiên tính và nhân tính của Chúa vĩnh viễn đi vào thượng giới của Thiên Chúa. Từ nơi đó, một ngày kia Chúa sẽ trở lại. Nhưng ngay bây giờ, Chúa là Đầu của Hội Thánh, đi trước chúng con vào Vương Quốc vinh hiển của Chúa Cha, xin ban cho chúng con, là chi thể của Thân Thể Chúa, niềm hy vọng một ngày kia được ở vĩnh viễn bên Chúa. Chúa đã vĩnh viển đi vào cung thánh trên trời, xin Chúa chuyển cầu cho chúng con như là Đấng Trung Gian bảo đảm luôn ban tràn đầy Thánh Thần Bảo Trợ cho chúng con. Amen

Phêrô Phạm Văn Trung 

 Hẹn gặp lại

 

 

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!