Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng”
THÁNH GIA VÀ THÁNH GIUSE


Chúng ta có đang nhìn đến người đứng đầu Thánh gia không?

Tu huynh John M. Samaha, SM

 

Chúng ta biết và trân trọng bao nhiêu về người đàn ông từng là bạn trăm năm của Mẹ Đấng Cứu Chuộc và là cha của Con Mẹ? Chúng ta tôn vinh người đàn ông ấy đến mức nào?

Đối với nhiều người trong chúng ta, điều này có thể gây lúng túng. Thánh Giuse thường bị lãng quên. Và Kinh thánh ít nói về Ngài. Chúng ta dành cho Ngài sự chú ý ít ỏi. Chúng ta ít khi đề cao lòng sùng kính Ngài.

Thánh Giuse thường là thành viên bị lãng quên trong Thánh Gia. Bạn có nhớ hồi còn nhỏ khi chúng ta viết “GMG” ở đầu các bài làm của chúng ta ở các lớp giáo lý không? Điều đó là để nhắc nhở chúng ta phải hướng về Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse khi thực hiện công việc của chúng ta. Chúng ta hình dung các thành viên của Gia đình Thánh luôn ở cạnh bên nhau.

Hãy nhớ rằng Mẹ Maria và Thánh Giuse là một đôi vợ chồng. Trong khi tôn vinh sự trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria, chúng ta không thể bỏ qua đặc ân và hạnh phúc của Thánh Giuse được làm bạn trăm năm của Mẹ Maria. Trong những thế kỷ trước, nhiều tác phẩm nghệ thuật mô tả Thánh Giuse như một ông già. Nhiều khả năng điều này được thực hiện là để không cho phép bất kỳ mối đe dọa nào đối với sự trinh khiết của Mẹ Maria. Nhưng điều này có xu hướng đánh giá thấp mối quan hệ yêu thương của Mẹ Mariavà Thánh Giuse trong tư cách vợ chồng. Bất chấp khuynh hướng thời đại của mình, Thánh nữ Têrêxa Avila khẳng định rằng Thánh Giuse là một thanh niên. Ngày nay, chúng ta thấy có một cách tiếp cận tích cực hơn trong kinh tiền tụng lễ Thánh Giuse: “Thánh Giuse là người công chính, Chúa đã cho kết bạn với Ðức

Trinh Nữ, Mẹ Chúa Trời”.

Năm 1962, ngay cả trước cuộc canh tân phụng vụ của Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thêm vào Giáo luật Rôma về Thánh lễ (nay là Kinh nguyện Thánh Thể I) tên Thánh Giuse ngay sau tên Đức Maria. Ngày nay, Giáo Hội đã liên kết tên Thánh Giuse với tên của bạn trăm năm của Ngài trong mỗi Kinh nguyện Thánh Thể.

Vì Thánh Giuse là bạn trăm năm của Mẹ Maria, nên Ngài cũng là cha của Chúa Giêsu. Chúng ta biết rằng Thánh Giuse không phải là cha ruột của Chúa Giêsu. Nhưng trong trình thuật Tin Mừng của mình về việc Chúa Giêsu bị lạc trong đền thờ, Thánh Luca nói rằng Mẹ Maria nói với Chúa Giêsu: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:48). Kinh tiền tụng lễ Thánh Cả Giuse nói: “Chúa đã trao phó Thánh Gia cho người coi sóc, để người thay quyền Chúa, gìn giữ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, là Con Một Chúa đã nhập thể bởi quyền năng Chúa Thánh Thần”.

Nếu ai đó nghĩ rằng vai trò làm cha của Thánh Giuse không hoàn toàn có thật hoặc không xác thực vì Thánh Giuse không sinh ra Chúa Giêsu về mặt thể chất, hãy để người đó nói chuyện với những cha mẹ nuôi, nhất là những người vừa mang thai một đứa con lại vừa nhận nuôi những người khác. Họ sẽ cho bạn biết vai trò làm cha thực sự của Thánh Giuse.

Thánh Giuse đóng một vai trò rất quan trọng vì Chúa Giêsu “lớn lên về sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và loài người”. Theo truyền thống của người Do Thái, cho đến năm tuổi, trẻ em được chăm sóc và dạy dỗ đặc biệt bởi người mẹ. Nhưng ngoài độ tuổi đó, trẻ em được sự hướng dẫn đặc biệt của cha của chúng. Theo bổn phận và đặc ân, Thánh Giuse là rabbi – thầy dậy trong Thánh Gia để dạy cho Chúa Giêsu đức tin và tập tục của người Do Thái. Thánh Giuse dẫn dắt gia đình mình trong việc thờ phượng Thiên Chúa tại nhà ở Nadarét.

Trong bữa ăn, cả Mẹ Maria và Chúa Giêsu đều nhìn lên Thánh Giuse ở đầu bàn để cầu nguyện chúc lành. Mỗi năm, khi cử hành đại lễ Vượt Qua, cậu bé Giêsu đóng vai trò của mình và đặt câu hỏi nghi thức với Thánh Giuse: Thưa Cha, tại sao đêm này khác với mọi đêm khác? Sau đó, Chúa Giêsu cùng với Đức Maria nghe thánh Giuse thuật lại những biến cố vinh quang của cuộc Xuất hành và giải thích ý nghĩa của con chiên vượt qua. Và rồi, Chúa Giêsu sẽ nghe Gioan Tẩy Giả tuyên bố Ngài là Con của Thánh Giuse và Mẹ Maria, là Chiên Thiên Chúa, Đấng sẽ cất tội lỗi của thế gian.

Khi Chúa Giêsu trưởng thành, Thánh Giuse đã giới thiệu Chúa Giêsu đến hội đường để tham gia việc thờ phượng. Chúa Giêsu trung thành với các nghi lễ trong hội đường trong suốt cuộc đời của Ngài. Thánh Giuse cũng dạy Chúa Giêsu các kỹ năng làm việc của một người thợ mộc. Qua việc thực hành làm ăn này, Chúa Giêsu đã nuôi sống bản thân và mẹ của Ngài sau khi Thánh Giuse qua đời.

Kinh nghiệm làm cha của Chúa Giêsu được rút ra từ mối quan hệ của Ngài với Thánh Giuse. Khi Chúa Giêsu nói: “Trong các ngươi có ai làm cha, khi con mình xin bánh mà cho đá chăng? Hay là xin cá, mà cho rắn thay vì cá chăng?” (Luca 11: 11) chắc chắn khi đó Chúa Giêsu đã nghĩ đến Thánh Giuse tốt bụng và hiền lành như thế nào khi Ngài lớn lên.

Khi Chúa Giêsu kể dụ ngôn về đứa con hoang đàng, Thánh Giuse có thể là hình mẫu của người cha nhân từ đó. Khi Chúa Giêsu mô tả cách người cha ôm và hôn đứa con trai lạc mất, có lẽ Ngài đang nhớ lại cách Thánh Giuse đã ôm và hôn cậu bé Giêsu sau khi cậu bị lạc trong đền thờ ba ngày.

Khi Chúa Giêsu dạy chúng ta cách cầu nguyện, Ngài đã bắt đầu với cùng một danh xưng thân thương mà Ngài đã xưng hô với Thánh Giuse suốt cuộc đời, “Abba”. Tình cảm sâu sắc của Ngài dành cho Thánh Giuse được thể hiện rõ trong nhiều trường hợp của Tin Mừng. Thánh Giuse đã gây ấn tượng sâu sắc trên Chúa Giêsu.

Nhưng chúng ta có nghĩ đến Thánh Giuse vào Ngày của những người Cha không? Số lượng những bài thánh ca tôn vinh Ngài không nhiều và thoảng khi được người ta hát.

Trong truyền thống Công giáo, một số tước hiệu đáng khen ngợi đã được trao cho Thánh Giuse. Ngài là người bảo trợ của những người lao động, người bảo trợ của các gia đình, người bảo trợ của những người hấp hối, và người bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ. Đây mới chỉ là những tước hiệu quan trọng hơn trong danh sách, còn nhiều tước hiệu khác.

Tuy nhiên, chỉ có hai ngày được dành riêng cho Ngài trong lịch phụng vụ: lễ trọng vào ngày 19 tháng Ba (luôn xảy ra trong Mùa Chay và không bao giờ được cử hành vào Chúa Nhật) và lễ nhớ thánh Giuse Thợ vào ngày 1 tháng Năm. Là một phần của lễ Thánh Gia vào ngày Chủ nhật sau lễ Giáng sinh, Thánh Giuse phần lớn bị lu mờ trước Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Nhiều người nghĩ rằng sẽ là thích hợp khi tôn vinh Thánh Giuse, đặc biệt vào Ngày của những người Cha. Chắc chắn Ngài xứng đáng như vậy.

Phêrô Phạm Văn Trung.

https://udayton.edu/imri/mary/h/holy-family-and-saint-joseph.php

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!