Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
THỜI CỦA TỰ DO

 

P. Damien Stampers.

Đối với những người quen thuộc với Lời Chúa, nghĩa là bất kỳ người Công giáo nào còn giữ đạo, các bản văn hôm nay xuất hiện giống như việc đọc lại lịch sử thánh. Đây là những gì Thánh Phêrô đã làm trong bài đọc thứ 2, nói với chúng ta về Nôê và trận lụt như một hình ảnh của phép rửa, là sự cứu thoát của chúng ta. Tin Mừng Thánh Máccô cũng là một bài đọc lại Cựu Ước dưới ánh sáng của Chúa Kitô. Chắc hẳn mọi người đều có trong tâm trí tất cả những hình ảnh của lịch sử thánh có trong Tin Mừng này. Chúng ta hãy đọc lại các bản văn đó và xem coi các bản văn nói gì với chúng ta trong Mùa Chay này.

 

I / Tạo dựng và Phép rửa. (Kn 9 và 1Phêrô 3)

Câu chuyện về Nôê, vào đầu sách Sáng thế, khép lại những câu chuyện sáng tạo. Câu chuyện cho chúng ta thấy một công trình tạo dựng do ý muốn thiện hảo của Thiên Chúa, làm mồi cho bạo lực và tội lỗi. Trận lụt, được Tân ước và các Giáo phụ của Giáo hội đọc lại, trở thành hình bóng của phép rửa bằng cách nhận chìm tội lỗi và thanh tẩy trái đất khỏi bạo lực và tội lỗi này. Hình ảnh mạnh mẽ và bạo lực, nhưng nó biểu trưng rõ ràng cho phép thanh tẩy: cái chết của sự chết và tội lỗi, thứ nước nhấn chìm mọi thứ làm biến dạng công trình tạo dựng. Trận lụt này mở ra con đường dẫn đến một giao ước mới giữa Thiên Chúa và con người, một giao ước mà Thiên Chúa cam kết không còn đụng chạm vào cuộc sống của con người và tôn trọng công trình tạo dựng của mình. Giao ước với Nôê này được thực hiện với tất cả nhân loại, có trước giao ước với Abraham hoặc Môsê.

Tuy nhiên, bài đọc của chúng ta hôm nay quên mất đoạn văn, trong khuôn khổ của giao ước này, con người được yêu cầu làm điều tương tự: dó là không giết bất kỳ con người nào nữa và tôn trọng mọi thụ tạo.

Mùa Chay là thời gian chúng ta chuẩn bị lập lại các lời hứa khi rửa tội. Đó là thời gian chúng ta được yêu cầu suy ngẫm về mối quan hệ của chúng ta với cuộc sống, giao ước của chúng ta với Thiên Chúa, sự tôn trọng của chúng ta đối với anh chị em, sự tôn trọng của chúng ta đối với mọi thụ tạo. Điều này được chuyển thành việc cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Lễ Phục Sinh không phải là lễ mừng công trình tạo dựng mới, một công trình tạo dựng được đổi mới và thanh tẩy trong máu của Chúa Kitô trên thập giá sao?

 

II / Lời kêu gọi tự do trong Thần Khí. (Máccô 1 và Xh)

Chúa Giêsu bị cám dỗ trong 40 ngày theo Tin Mừng Thánh Máccô chương 1 (và trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm khác). Bốn mươi ngày này là một con số của 40 năm trên sa mạc mà người Do Thái đã trải qua sau khi được giải phóng khỏi Ai Cập. Giống như với Chúa Giêsu, điều này diễn ra sau khi lãnh phép thánh tẩy, được tượng trưng bằng việc đi qua Biển Đỏ. Thời gian của sa mạc là thời gian của Giao ước Môsê, thời gian gặp gỡ Thiên Chúa, thời gian của sự cám dỗ. Thời gian để trải nghiệm sự tự do mà Thiên Chúa đã ban cho dân tộc của mình. Chúa Giêsu sống lại lịch sử của dân tộc mình và hoàn thành nó bằng cách không đầu hàng trước cơn cám dỗ.

Mùa chay cũng là thời gian sa mạc dành cho những người đã được rửa tội. Một thời gian nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được tự do trong Chúa Giêsu Kitô và trong sự tự do, chúng ta phải thiết lập giao ước với Thiên Chúa, gặp gỡ Ngài và đối mặt với những cám dỗ của thế giới này. Đó là một hình ảnh về những gì chúng ta được mời gọi cãm nghiệm trong Mùa Chay này.

 

III / Thời sa mạc và mạc khải. (Mc 1 và Isaia 11)

Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15). Chúa Giêsu tiếp nhận những lời của các tiên tri trong Cựu Ước. Sau lời nhắc nhở về công trình tạo dựng và cuộc Xuất hành, đó là thời gian của các tiên tri mà chúng ta được mời gọi suy niệm. Cuộc sống chung với các loài thú dữ đưa chúng ta trở lại cuộc sáng tạo mới và sự trở lại của Đấng Mêsia, được loan báo trong Isaia chương 11 “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển. Đến ngày đó, cội rễ Giêsê sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang. Đến ngày đó, Chúa Thượng sẽ lại giơ tay ra một lần nữa, để chuộc lấy phần sống sót của dân Người” (Isaia 11: 6-11).

Tin Mừng được đề cập hôm nay không chỉ là Tin Mừng của các thánh sử viết, lúc đó các sách Tin Mừng chưa được viết ra, mà là Tin Mừng gồm tất cả Cựu ước và toàn bộ Tân ước. Tin Mừng này, Phúc Âm này, là Lời Thiên Chúa đã đồng hành với chúng ta từ khi tạo dựng, qua cuộc Xuất hành và qua thời các tiên tri, đó là Tin Mừng của Thiên Chúa đã ở với con người từ thuở ban sơ. Tin Mừng đó được hoàn thành và nhập thể trong con người của Chúa Kitô, Đấng tự mình trở thành Tin Mừng và Phúc Âm.

Thời gian Mùa Chay là thời gian chúng ta nhận thức lại mầu nhiệm lớn lao được kiện toàn vào Lễ Phục Sinh, về sự kiện toàn này, là sự liên tục của Lịch sử Thánh, không phải là sự đứt gãy giữa cái cũ và cái mới. Vào Lễ Phục sinh, qua chín bài đọc Đêm Canh thức Phục sinh, chúng ta đọc lại cuộc đời của chúng ta cùng Thiên Chúa từ khi tạo dựng cho đến mầu nhiệm Vượt Qua, là một cuộc sáng tạo mới, một cuộc Xuất Hành mới, một cuộc giải phóng mới, một Giao Ước mới, kiện toàn và nối lại những gì diễn ra trước đó.

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.

https://www.catholique-blois.net/actualite/commentaires-evangile/commentaires-devangile/1er-dimanche-de-careme-b-21-fevrier-2021

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!