Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
TÌNH YÊU LÀ ĐIỀU VĨ ĐẠI NHẤT TRONG TẤT CẢ CÁC ĐIỀU RĂN (BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC HỒNG Y BO)

 

Đức Hồng Y Bo - Tổng Giáo Phận Yangon



NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2020

Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, Fratelli Tutti, (Tất cả các anh chị em)

Nhân danh quyền năng của Thiên Chúa hằng sống, yêu thương và giải phóng, tôi cầu chúc tất cả anh chị em các ân sủng – ân sủng sức khỏe dồi dào, ân sủng bình an, ân sủng đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của anh chị em. Trong những lúc thử thách này, hãy để lòng chúng ta được củng cố bằng sự mạnh dạn của đức tin. Chúng ta hãy vui mừng tuyên bố với thánh Tông đồ Phaolô: “Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể chống lại chúng ta !”

Khi bóng tối của đám mây Covid tiếp tục bao trùm chúng ta, người dân Myanmar và Giáo hội đang cố gắng xua tan bóng tối tuyệt vọng đó bằng ánh sáng của lòng trắc ẩn. Giống như Chúa Giêsu, người cảm động trước cái đói của người dân và đã nuôi sống năm nghìn người, Giáo hội Myanmar đang tiếp cận những người gặp khó khăn lớn lao.  Mỗi giáo xứ được yêu cầu chăm sóc ít nhất 50 gia đình trong những tháng tới. Giáo hội sẽ tiếp cận với hàng ngàn gia đình trong những tháng tới.

Chúng tôi đã đề nghị các tòa nhà của chúng tôi được sử dụng làm trung tâm cách ly. Chúng tôi vô cùng cảm kích các tình nguyện viên, các sơ, và các chủng sinh sẽ làm việc trong các trung tâm cách ly. Giáo hội sẽ không đau khổ trong im lặng, nhưng sẽ lắng nghe tiếng kêu của Đức Thánh Cha Phanxicô được nêu lên trong thông điệp mới nhất:  Hãy trở nên người Samaritanô nhân hậu cho nhân loại đang bị thương. Hãy để Tình yêu được thể hiện bằng hành động.

Các bài đọc hôm nay là trọng tâm của Kitô giáo. Ba bài đọc cho thấy bản chất đức tin của chúng ta.  Thông điệp rất đơn giản: Chúa là tình yêu, Nếu bạn có niềm tin vào Chúa, hãy yêu thương nhau.  Trước khi Thiên Chúa tỏ mình ra, loài người đã nghĩ về Thiên Chúa như một nỗi kinh hoàng, một bạo chúa tìm kiếm sự hy sinh của con người. Sự sợ hãi và lo lắng bao trùm tất cả mọi người trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Cho đến ngày nay Cựu Ước thậm chí còn được trình bày với một vị thần giận dữ, báo thù và khát máu - Thiên Chúa - hợp tác với một bộ tộc để giết các bộ tộc khác.

Người Do Thái đã trình bày Thiên Chúa như một người thông luật nhẫn tâm. Có hơn 600 luật trong Torah - năm cuốn sách của Cựu Ước. Mọi thứ được kiểm soát tỉ mỉ bởi lề luật, “khâu vải rách để giết kẻ thù” đều do “luật thiêng liêng” điều chỉnh. Ngay cả việc giết người cũng có một sự hướng dẫn thiêng liêng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Trả thù mọi sự giết chóc. Đừng bao giờ tha thứ cho kẻ thù của anh em.

Lề luật mà không có tình yêu là thờ ngẫu tượng. Đây là những vị thần giả, những ngẫu tượng do trí tưởng tượng của con người tạo ra. Phaolô chỉ ra điều này trong bài đọc thứ hai. Đáng buồn thay, ngày nay nhiều mục sư phái Ngũ Tuần vẫn tiếp tục rao giảng về Thiên Chúa khát máu đang chờ ném hàng triệu người vào lửa đời đời . Khi Đại dịch nhảy múa dọc theo các đường phố trên thế giới, Tin mừng Kitô giáo bị vận dụng như một câu chuyện kể về sự hận thù và lo lắng. Các nhà thuyết giáo nói về thời kỳ cuối cùng, hân hoan khi Thiên Chúa sẽ đến để bắt những người được chọn và bỏ rơi tất cả những người khác. Nhưng Đức Giáo Hoàng rao giảng về một Thiên Chúa nhân từ. Thiên Chúa Tình yêu. Một Thiên Chúa gần gũi với tất cả chúng ta hơn bao giờ hết.  Vị thần Công lý muốn có một thế giới mới hậu Covid. Thiên Chúa mà Môsê đã trải nghiệm trên Núi Sinai tự cho thấy mình là

“Lạy Chúa, Chúa là một Thiên Chúa từ bi và nhân từ, chậm giận, giàu tình yêu thương và thành tín”. – (Thánh vịnh 86:15)

“Như một người cha có lòng thương con cái, nên Chúa cũng thương xót” – (Thánh vịnh 103: 13)

“Chúa nhân từ  và công bình; Thiên Chúa của chúng ta đầy lòng trắc ẩn”. (Thánh vịnh 116: 5)

Vâng thưa anh chị em, khi chúng ta đi qua biển bão của lo lắng và tuyệt vọng, hãy để đức tin là liều thuốc chủng ngừa cho chúng ta. Đức tin là tin vào một Thiên Chúa, Đấng xuất hiện qua bụi rậm bốc cháy của vô vọng, bệnh tật và sự chết và Ngài tuyên bố: Ta là Đức Chúa đã gọi con ra khỏi lòng mẹ. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa không nghỉ ngơi, không ngơi nghỉ với một tình yêu thương dồi dào và vô điều kiện. Ngài là Chúa giữa mọi nỗi buồn và bóng tối bao trùm, dịu dàng với tình mẫu tử đảm bảo cho chúng ta

Liệu một người mẹ có thể quên đứa con trong bụng mình và không thương xót đứa con mà mình đã sinh ra? “Mẹ nào lại quên con đẻ của mình, cạn lòng thương đối với con dạ nó đã mang? Cho dù chúng quên được nữa, thì phần Ta, Ta sẽ không hề quên ngươi! Này: Ta đã khắc ngươi trên bàn tay Ta, các tường thành ngươi hằng có trước mặt Ta. Những kẻ tái thiết ngươi mau chân lên, quân triệt hạ tàn phá ngươi ra khỏi ngươi rồi!” (Isaia 49: 15-17).

Tình yêu của Chúa không chỉ là tình yêu vô điều kiện; đó là một tình yêu ưu đãi,  một tình yêu của người chăn chiên dành cho những người nhỏ bé nhất và bị lạc mất. Bài đọc đầu tiên hôm nay đưa ra điều này một cách rất cảm động: “Mẹ góa, con côi, các ngươi sẽ không ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp nó và nó kêu oán lên Ta, tiếng nó kêu oán tất Ta sẽ nghe. Và khí nộ Ta sẽ bốc lên.” (Xuất hành 20: 22-23).

Đúng. Thiên Chúa nổi giận khi người nghèo và người dễ bị tổn thương bị đối xử bất công. Anawim của Giavê, những người nghèo của Thiên Chúa được bảo vệ bởi Thiên Chúa. Những ai chống lại người nghèo sẽ bị Chúa tiêu diệt. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rõ điều đó: một giáo hội quên mất người nghèo sẽ bị Thiên Chúa lãng quên. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý giáo hội và một thế giới không vô cảm về nước mắt và sự tan vỡ của những người di cư, góa phụ và những người bị đẩy ra lề xã hội. Ngài đã lưu ý lương tâm thế giới về đại dịch thường trực của nghèo đói, di dân, chiến tranh, và chuyện bị bỏ rơi của những người bị coi là vô dụng đối với xã hội.

Loại xã hội đó, như Thánh Phaolô đã chỉ ra, trở thành những người thờ ngẫu tượng. Ngay cả các nhà thờ cũng có thể như vậy: Những người tôn thờ ngẫu tượng theo các loại Tin mừng thịnh vượng, những người theo đạo Tin lành tôn thờ thần tượng của các nước giàu, những người gọi Đức Giáo Hoàng của chúng ta là xã hội chủ nghĩa vì những lời cầu xin của Ngài cho một trật tự thế giới mới đem tiếng kêu của người nghèo và tiếng kêu của trái đất đến trái tim của nhân loại. Thiên Chúa là Công lý đang bị lãng quên vì các tiện ích.

Hôm nay chúng ta đến để mừng kính Thiên Chúa của chúng ta, Đấng có thể được định nghĩa một cách đơn giản: Thiên Chúa là tình yêu, Tình yêu là Thiên Chúa. Ý nghĩa duy nhất của sự tồn tại của Kitô hữu là tình yêu. Ơn gọi mọi lúc của mỗi Kitô hữu là yêu thương, đem lòng yêu thương, ở lại trong yêu thương. Thánh Phaolô sẽ vui mừng trong Bài thơ tình yêu của mình: Tình yêu sẽ quyết định tất cả. Kitô giáo là một tôn giáo hai chữ, TÌNH YÊU! Fratelli Tutti. Thiên Chúa Kitô giáo là Thiên Chúa của tình yêu: Thánh Gioan định nghĩa một cách vinh quang: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Gioan 3:16-17).

Tình yêu của Thiên Chúa có vẻ như một tình yêu điên cuồng. Ápraham sẵn sàng dâng con trai mình làm của lễ. Nhưng Thiên Chúa đã ngăn chặn điều đó. Nhưng khi Con của Ngài kêu lên từ Thập tự giá “Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ rơi con?” Chúa đã chọn cách để Con của Ngài phải chết.

Không phải Ngài yêu Con mình ít hơn, nhưng Ngài yêu nhân loại, bạn và tôi, nhiều hơn. Đó là Tình yêu của Thiên Chúa. Ngài là người làm ra con đường cho chúng ta; là người làm ra điều kỳ diệu; ngay cả khi chúng ta quên Ngài, Ngài vẫn tiếp tục cật lực trong tình yêu thương vì lợi ích của chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta là Tình yêu; đó là giao ước mới với bạn và tôi. Chúa Giêsu nói: Thầy ban cho anh em một Điều răn mới, Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.

Chúa Giêsu đã giải phóng chúng ta khỏi mọi lề luật Pharisiêu cũ. Lề luật mang lại tội lỗi, như Thánh Phaolô đã nhận xét. Tình yêu mang đến ân sủng. Tình yêu phải được thể hiện bằng hành động. Tình yêu mà không có hành động là chết, hoàn toàn là một vở kịch trống rỗng. “Ta đừng yêu mến bằng lời nói, bằng đầu lưỡi,

nhưng bằng việc làm thực sự!” (1 Gioan 3:18).

 

Kitô giáo là tình yêu bằng hành động. Quy luật rất đơn giản: Hãy yêu Chúa vì Ngài là nguồn gốc và là đích đến của chúng ta. Trong Ngài, Với Ngài, và Qua Ngài. Ngài là Alpha của chúng ta, Ngài là Ômega của chúng ta. Chúng ta đến từ Ngài, chúng ta sẽ trở lại với Ngài. Nhân loại là tình yêu của Thiên Chúa bằng hành động.

 

Yêu mến Thiên Chúa: hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái với điều răn này. Nhưng Thánh Gioan đặt một câu hỏi rắc rối: Nếu bạn nói rằng bạn yêu mến Thiên Chúa nhưng lại ghét anh em mình, bạn có phải là một tín hữu thực sự không? Không. Nếu chúng ta không thể yêu thương anh chị em của mình, những người mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày, thì làm sao chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta không nhìn thấy? (1 Gioan 4:20). Những người không yêu là những người vô thần thực sự, bị kết án xuống địa ngục của hận thù. Theo đó, một số người tự xưng là Kitô hữu mà không thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của họ còn tồi tệ hơn những người vô thần cứng rắn, những người không tin vào Chúa nhưng làm nhiều điều tốt cho nhân loại đang đau khổ. Quên mất tình yêu; Bạn là người vô thần, bạn không phải là Kitô hữu.

Covid, như ĐTC Phanxicô đã chỉ ra, cho thấy chúng ta nhân đạo là như thế nào. Chúng ta có cảm động trước sự đau khổ của những người bị nhiễm bệnh không? Trái tim chúng ta có xúc động trước những giọt nước mắt và sự tan vỡ của những gia đình đã mất đi những người thân yêu của họ không? Có phải bàn tay của chúng ta đã rộng lượng tiếp cận những người nghèo, những người mất kế sinh nhai và với họ mỗi bữa ăn là một con đường Thập giá to lớn không? Chúng ta chỉ có thể sống sót sau Đại dịch chỉ bằng cách quan tâm đến người khác. Yêu người khác là thách thức lớn nhất hiện nay khi chúng ta được yêu cầu giữ khoảng cách xã hội, không được mỉm cười với người khác, bắt tay, ôm những người thân yêu của mình. Đây là thời gian để nói chuyện với trái tim. Phong tỏa là thời gian để chúng ta mở lòng, trước tiên là với gia đình, sau đó là với những người hàng xóm. Yêu thương thì không có chuyện phong tỏa.

Giáo Hội ở Myanmar sẽ truyền cảm hứng cho những người Công giáo ở Myanmar để tăng cường sự hiện diện của họ thông qua Tình yêu đối với người lạ, Tình yêu đối với người góa bụa, tình yêu đối với trẻ mồ côi và tình yêu đối với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch đói nghèo và lo lắng.  Cách duy nhất để yêu bản thân và yêu Chúa một cách đầy sức mạnh là chia sẻ tình yêu đó với những người đồng hương và phụ nữ đang đối mặt với bóng tối.

Tình yêu này cần được chuyển thành hành động. Giống như Chúa Giêsu, chúng ta cần nhân rộng ổ bánh - lòng quảng đại - của mình. Các Giám mục và các cha xứ kêu gọi gia đình chúng ta hãy chia sẻ những gì chúng ta có với ít nhất 50 gia đình nghèo trong mỗi giáo xứ. 16 giáo phận và lấy số chẵn 20 làm số giáo xứ, chúng ta sẽ có 320 giáo xứ và mỗi giáo xứ hỗ trợ 50 gia đình sẽ là 16.000 gia đình. CBCM và KMSS (ND: Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Myanmar và cơ quan Karuna Mission Social Solidarity) sẽ tiếp tục nhắm đến 5000 gia đình trên toàn quốc. Chúng ta có thể tiếp cận 20.000 gia đình - hoàn thành ước mơ của Chúa Giêsu “Ta đói, anh em đã cho Ta ăn”.

Giáo Hội đang cung cấp các tòa nhà của mình làm Trung tâm cách ly. Khi chúng tôi yêu cầu tình nguyện viên đồng hành với những người bị nhiễm bệnh, 35 chị em và 15 thanh niên đã hào phóng tình nguyện. Chúa Giêsu sẽ đánh giá cao họ: “Ta đau bệnh, anh em đã đồng hành với Ta trong sự phục hồi của Ta”. Giáo Hội sẽ được ban thưởng dồi dào vì sứ mệnh Tình yêu của mình.

Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng ơn cứu độ của chúng ta chỉ phụ thuộc vào hai giới răn: Yêu một Thiên Chúa hằng sống là Đấng giải thoát, và thể hiện tình yêu đó qua hành động quan tâm đến tha nhân. Các cánh cửa của Nhà thờ có thể bị đóng. Nhưng cánh cửa trái tim của chúng ta không bao giờ có thể đóng lại được. 

Không có khẩu trang nào che khuất trái tim của chúng ta. Không có việc rửa tay nào loại bỏ sứ mệnh yêu thương của chúng ta.  Không có 'sự giãn cách xã hội' nào trong sứ mệnh Yêu thương của chúng ta. Việc loan báo Tin Mừng và Phụng vụ của chúng ta có thể bị dừng lại. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta với Agape (ND: tình yêu thương) và Diakonia (thừa tác vụ phục vụ) vẫn tiếp tục. Bởi vì chúng ta sẽ bị phán xét bởi điều răn yêu thương vào những ngày cuối cùng. Đức tin, Hy vọng và Tình yêu: Tình yêu tồn tại mãi mãi .

Cầu chúc anh chị em an toàn và được phúc lành.

 Hồng y Charles Maung Bo, Tổng giám mục SDB của Yangon

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.

https://zenit.org/2020/10/25/love-is-the-greatest-of-all-commandments/

 

Love is the Greatest of all Commandments

Cardinal Bo’s Homily for 30th Sunday of Year

OCTOBER 25, 2020 13:03CARDINAL CHARLES BOSPIRITUALITY

Dear Brothers and Sisters in Christ, Fratelli  Tutti, ( Brothers all)

In the powerful name of the living, loving and liberating God I wish you all graces – the gift of good health, the gift of peace of mind, the gift of meeting all your basic necessities.   During these challenging times,  let our hearts be strengthened with the boldness of faith.  Let us joyfully proclaim with Apostle Paul: “If God is with us who can be against us!”

As the darkness of the Covid cloud continues to hover over us,  people of Myanmar and the church are trying to dispel that darkness of despair with the light of compassion.  Like Jesus who was moved by the hunger of the people and fed five thousand people, the Myanmar church is reaching out to those in great need.   Every parish is requested to look after at least 50 families for the coming months.  Church will reach out to thousands of families in the coming months.

We have offered our buildings to be used as quarantine centers.  We deeply appreciate the volunteers, sisters, and seminarians who will be working in the quarantine centers.   Church will not suffer in silence, it will listen to the cry of Pope Francis raised in the latest encyclical:  Be the good Samaritan to the wounded humanity.  Let Love be shown in action.

Today’s readings are the heart of Christianity.  Three readings bring the essence of our faith.  The message is simple: God is love, If you have faith in God, Love one another.  Before God revealed himself, human beings thought of God as a terror, a tyrant who seeks human sacrifice.  Fear and anxiety gripped everyone in the presence of God.   Old Testament is presented even today with a God who is angry, vengeful, and bloodthirsty –  God  – collaborating with one tribe to kill other tribes.

The Jews presented God as a merciless lawgiver. There were more than 600 laws in the Torah – the five books of the Old Testament.   Everything meticulously controlled by law, “stitching a torn cloth to killing the enemy” was governed by ‘sacred laws.’ Even killing had a sacred guidance:  An Eye for an Eye, a tooth for a tooth.  Avenge all killings.  Never forgive your enemy.

Laws without love are idol worship. These were false gods, the idols human imagination made.  Paul points out this in the second reading. Sadly, today many of the Pentecostal pastors continue to preach that bloodthirsty God who is waiting to throw millions into everlasting fire. As the Pandemic dances along the streets of the world, Christian Gospel is manipulated as a narrative of hatred and anxiety.  Preachers speak of end times, rapture when God would come to take the chosen and abandon all other people.  But the Pope preaches a merciful God.   A God of Love.  A God who is closer to all of us more than ever.  A God of Justice who wants a new Post Covid world.   The God Moses experienced on the Sinai Mountain reveals himself as

You, Lord, are a compassionate and gracious God, slow to anger, abounding in love and faithfulness.  — Psalm 86:15

As a father has compassion on his children, so the Lord has compassion:  — Psalm 103:13

The Lord is gracious and righteous; our God is full of compassion.  Psalm 116:5

Yes brothers and sisters,  as we sail through the stormy seas of anxiety and despair,  let faith be our vaccine. The faith that believes in a God who appears through the burning bush of hopelessness, disease, and death and proclaims:  I am the Lord who called you out of your mother’s womb.   Our God is a restless God,  restless with an abounding and unconditional love.  He is the Lord amidst all the gripping  sadness and darkness, tenderly with a maternal love assures us

Can a mother forget the baby at her breast and have no compassion for the child she has borne? Though she may forget, I will not forget you! See, I have engraved you on the palms of my hands; your walls are ever before me. Your sons hasten back, and those who laid you waste depart from you.  Is: 45: 15-17

God’s love is not only unconditional love; it is a preferential love, a pastoral love for the least and the lost.    Today’s first reading brings this out in a very moving way: If you wrong the widow and orphan, my wrath will flare up against you!

Yes.  God gets angry when the poor and the vulnerable are wronged.  The Anawim of Yahweh,  the poor of Yahweh are protected by God. Those who are against the poor will be destroyed by God.   Pope Francis has made it crystal clear: a church that forgets the poor will be forgotten by God.  Pope Francis has brought to the notice of the church and to an uncaring world, the tears and brokenness of the migrants, widows, and those pushed to the margins of the society.   He has brought to notice of the world’s conscience the permanent pandemic of poverty, displacement, war, and neglect of those considered as useless to the society.

That kind of society, as St Paul points out, becomes the idol worshippers. Even churches can be like that:  The idol worshippers of the prosperity Gospels, the idol-worshiping Evangelicals of rich countries who call our Pope as socialist for his pleadings for a new world order that brings the cry of the poor and the cry of the earth to the heart of humanity.  God as Justice is conveniently forgotten.

Today we come to celebrate our God, who can be defined in a simple way: God is love, Love is God. The only meaning of Christian existence is to love.  The full-time vocation of every Christian is to love, fall in love, stay in love. St Paul will wax with joy in his Poem of Love:  Love will determine everything.  Christianity is a four-letter religion, LOVE!  Fratelli Tutti.  Christian God is God of love:  St John defines gloriously :

God so loved the world, that he gave his only  Son

                  Not to condemn but to redeem.   ( John 3:16).

God’s love looks like a mad love.  Abraham was willing to offer his son as a sacrifice.  But God stopped that.  But when his own Son cried out from the Cross  “Lord, my God, why have you forsaken me?”  God chose to let him die.

Not that he loved his Son less,  but he loves humanity, you and me, more.  That is God’s Love. He is our way maker; miracle worker;  even when we forget He continues to labor in love for our welfare.  Our God is Love; that is the new covenant with you and me.  I give a new Covenant, Jesus says: Love one another as I loved you.

Jesus liberated us from all the old Pharisaical laws.  Law brought sin, as St Paul observed.  Love brings grace.   Love ought to be shown in actions.  Love without action is dead, utmost an empty drama.  ( 1 John 3:18)

Christianity is love in action.  Very simple laws: Love God because he is our origin and destination.  In Him, With Him, and Through Him.  He is our Alpha, He is our omega.  We came from him, we will return to him.   Humanity is God’s love in action.

Loving God:  most of the people are comfortable with this commandment.   But St John asks a troubling question: If you say you love God but hate your brother, are you a real believer?  No.   If we cannot love our brothers and sisters, whom we see every day,  how can we love God whom we do not see?   (1 John 4:20). Those who do not love are the real atheists, condemned to the hell of hatred. Accordingly, some who claim to be Christians and show no love in their daily lives are worse than hardcore atheists who do not believe in God but do many good to the suffering humanity.  Forget Love; You are atheist, you are not a Christian.

Covid, as Pope Francis pointed out, exposed how humane we are. Are we moved by the suffering of those infected? Are our hearts moved by the tears and brokenness of the families those lost their dear ones?  Did our hands reach out with generosity to those poor who lost their livelihood and for whom every meal is a big way of the Cross?  We can only survive the Pandemic only through our concern for others.   Loving others is the major challenge today when we are asked to keep social distance, cannot smile at others, shake hands, hug our dear ones. This is the time for talking with the heart. Lockdown is the time for opening our hearts, first to our families, then to our neighbors. Love has no lockdown.

Church in Myanmar will inspire Catholics in Myanmar to amplify their presence through their Love for the stranger, Love for the widow, love for the orphan, and love for all those who are affected by the pandemic of poverty and anxiety.   The only way to love ourselves and love God in an empowering way is to share that love with our countrymen and women who face darkness.

This love needs to be translated into action.  Like Jesus, we need to multiply our loaves – of generosity.   The Bishops and parish priests appeal to our families to share what we have with at least 50 poor families in every parish. 16 dioceses and taking even 20 as a minimum number of parishes we will have 320 parishes and each parish supporting 50 families will be 16,000 families.  CBCM and KMSS will further target 5000 families nationwide.  We can reach out 20,000 families – fulfilling Jesus’ dream of “I was hungry, you gave me food’.

Church is offering its buildings as quarantine Centres.  When we asked for volunteers to accompany those infected, 35 sisters and 15 youth generously volunteered.   Jesus will appreciate them: “I was  sick, you accompanied me in my recovery.”  The church will be abundantly rewarded for her mission of Love.

Today’s Gospel reminds us our salvation depends on just two commandments: Loving a living and liberating God and showing that love in action through our concern for others.   Doors of the Church may be closed.  But the doors to our heart can never be closed. There is no mask for our heart.  There is no handwashing of our mission of love.  There is no ‘social distancing’ in our mission of Love,.  Our evangelization and Liturgy may be stopped. But our mission of Agape and Diakonia marches on.  Because we will be judged by the commandment of love on the last days. Faith, Hope, and Love: Love lasts forever.

Stay Safe Stay Blessed.

 Cardinal Charles Maung Bo, SDB Archbishop of Yangon

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!