Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng”
ĐỨC TIN VÀO GIÁO HỘI


 

Fr. Kennet Baker, S.J.

 

Tín biểu Niceabiểu hiện đức tin chính thức của chúng ta là Công giáo La Mã. Ba phần chính liên quan đến Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong phần cuối cùng, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Giáo hội, Bí tích Rửa tội, sự sống lại và sự sống vĩnh cửu. Chúng ta hãy suy ngẫm về đức tin của chúng ta trong Giáo Hội.

Nếu bạn nghĩ về Giáo Hội trong một phút, thì thật đáng kinh ngạc khi chúng ta nói rằng chúng tôi tin vào "Giáo hội". Kitô hữu ngoài Công giáo không nhìn vào Giáo hội như chúng ta. Đối với nhiều người trong số họ, Giáo hội là một "tai nạn" lịch sử không nằm trong ý định của Chúa Kitô, chỉ là một điều gì đó xảy ra sau cái chết của Chúa Giêsu. Họ không xem Giáo hội như một thân thể có cấu trúc, một thể chế thứ bậc hay một xã hội hoàn hảo được thành lập bởi Chúa Kitô trên Thánh Phêrô, đá tảng”, và sẽ tồn tại cho đến khi Chúa Giêsu Đến Lần Thứ Hai trong vinh quang.

Tuy nhiên, đối với người Công giáo, Giáo hội là tất cả những điều đó và hơn thế nữa. Giáo hội cũng là Dân hành hương của Thiên Chúa trên đường đến vinh quang của Chúa Cha; Giáo Hội là Thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, một thân thể bởi vì Giáo Hội có cấu trúc, hữu hình và lịch sử, và mầu nhiệm bởi vì Giáo Hội được linh hoạt bởi Thần Khí của Chúa Giêsu Kitô; đó là Tân Nương của Chúa Kitô mà Ngài yêu thương Ngài đã hiến mình cho Giáo Hội; đó là một đền thờ gồm nhiều thành phần; đó là một cộng đoàn linh thánh, được duy trì bởi cùng một đức tin và một Bí tích Rửa tội, hoạt động nhờ bảy bí tích do Đấng sáng lập của Giáo Hội trao cho.

Bất kể hình ảnh hoặc những hình ảnh nào được sử dụng để mô tả Giáo hội, không hình ảnh nào trong số đó là hoàn toàn đầy đủ vì Giáo hội là một "mầu nhiệm". Điều này có nghĩa là toàn bộ thực tại của Giáo hội cuối cùng thoát khỏi giới hạn của các khái niệm và hình ảnh của con người.

Nguyên tắc làm cho Giáo hội có thể hiện hữu lúc đầu tiên là từ trên cao, vì Giáo hội là từ Thiên Chúa và vượt quá khả năng của tâm trí con người hiểu được nó. Trong các tác phẩm tranh khảm của Kitô giáo thời kỳ đầu, Giáo hội thường được đại diện bởi con tàu Nôê, giống như Nôê và gia đình ông đã được cứu khỏi trận lụt, Giáo hội là "con tàu" cứu rỗi duy nhất cho chúng ta. Do đó, chúng ta thấy Thánh Cyprianô vào thế kỷ thứ ba nói rằng "ngoài Giáo hội không có sự cứu độ", một ý tưởng đã được lặp lại trong các tài liệu của Giáo hội kể từ thời đó (Vatican II, Hiến chế về Giáo hội, 14). Công thức bị Cha Leonard Feeney hiểu một cách hạn hẹp vào cuối những năm 1940, nhưng khi làm rõ lập trường của Giáo hội về vấn đề Tòa Án Dị Giáo, vào năm 1949, trong một bức thư được Đức Giáo hoàng Piô XII chấp thuận, đã giải thích rằng những người ở trong tình trạng bất khả kháng không biết gì về sự cần thiết thuộc về Giáo hội Công giáo sẽ được cứu độ nếu họ có ít nhất một ước muốn mặc nhiên muốn vào Giáo hội và nếu cõi lòng của họ am hiểu đức ái hoàn hảo (Xem DS 3866-73).

Khi chúng ta nói rằng "chúng ta tin vào Giáo hội", chúng ta đang biến Giáo hội thành một đối tượng của đức tin siêu nhiên và thiêng liêng. Khi chúng ta tin vào một điều gì đó bằng đức tin thiêng liêng, điều này có nghĩa là chúng ta chấp nhận điều đó là sự thật trên chính Lời của Chúa, là Đấng đã mặc khải điều đó cho chúng ta.

Do đó, sự hiện hữu của Giáo hội, bao gồm cả cấu trúc thiết yếu và đặc điểm nổi bật của Giáo Hội, đã được Đức Giêsu Kitô mặc khải cho chúng ta. Theo đó, chúng ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào một Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô khi chúng ta đọc Tín biểu Nicea.

Vì Giáo hội được thành lập bởi Chúa Giêsu, nhưng trên nền tảng con người của Thánh Phêrô và các Tông đồ khác, nó có cả chiều kích thiêng liêng và con người. Bởi vì Giáo hội cũng là con người, Giáo Hội có một số vụ bê bối khiếm khuyết đôi khi khiến mọi người tránh xa Giáo Hội. Nhưng chúng ta không bao giờ được quên rằng, với tất cả lỗi lầm của các mục tử và người dân của mình, Giáo Hội ấy vẫn là Tân Nương duy nhất của Chúa Kitô. Trên hết, Giáo Hội ấy là mẹ chúng ta kể từ khi Giáo Hội sinh ra chúng ta trong cuộc sống ân sủng siêu nhiên khiến chúng ta thành nghĩa tử của Chúa và người thừa kế của nước trời. Chúng ta không chỉ tin vào Giáo Hội; chúng ta cũng yêu Giáo Hội như một người mẹ, một người sẽ không bao giờ quên chúng ta.

[1]Vậy tôi, một người tù trong Chúa, tôi khuyên anh em hãy đi đứng sao cho xứng với thiên triệu, do đó (Thiên Chúa) đã kêu gọi anh em, hết lòng khiêm nhượng và hiền từ với đức đại lượng, chịu đựng lẫn nhau trong lòng mến; hăm hở duy trì sự hiệp nhất của Thần khí, trong giây liên kết hòa thuận:. (Êphêsô 4: 1-3)

Lạy Chúa, xin giúp Giáo Hội chúng con bước đi một cách xứng đáng với ơn gọi mà Chúa đã ban cho chúng con. Xin giúp chúng con trong tất cả các mối liên hệ của chúng con với nhau để có tâm hồn khiêm nhườnghiền lành. Xin hãy ban cho chúng con biết kiên nhẫn với nhau, gánh vác nhau trong tình yêu. Xin hãy ban cho Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô được hiệp nhất. Xin cho chúng con có thể bước đi cùng Chúa trong khiêm nhường, để Chúa giúp chúng con thấy những sai trái của chúng con.

Các người mưu sự dữ hại tôi, Thiên Chúa lại mưu biến dữ hóa lành, để làm ra như đã thấy hôm nay: là cứu sống cả một dân lớn. Vậy bây giờ, đừng sợ, chính tôi sẽ cung dưỡng các người với các trẻ thơ". Và ông đã an ủi và ngỏ lời tâm phúc với họ. (Sáng thế ký 50: 20).

Lạy Chúa, những gì tà ác kẻ thù muốn gây ra cho Thân Mình Chúa là Giáo Hội của chúng con, chúng con tin rằng Chúa có thể biến thành điều tốt lành. Xin nhắc bảo lòng chúng con điều này. Khi chúng con bị tấn công và nghiền nát từ mọi phía, xin hãy nhắc nhở chúng con về sự trung tín của Chúa để chúng con biết dùng mọi thứ vì vinh danh của Chúa. Xin cho chúng con biết không sợ hãi nhưng tin tưởng vào sự lo liệu của Chúa cho Gia Đình Giáo Hội chúng con. Xin cho chúng con không chỉ là những người đọc Lời của Chúa mà còn là những người tin theo thực hành Lời Chúa. Xin tăng thêm đức tin cho chúng con, lạy Chúa.

 

Tác giả

Father Kenneth Baker, S.J., đảm nhận việc biên tập Tạp chí Homiletic & Pastoral vào tháng 4 năm 1971 và giữ vị trí này trong gần bốn mươi năm. Năm 1983, cha đã xuất bản một bài chú giải gồm ba tập về đức tin được gọi là Những nền tảng cơ bản của Công giáo Tập 1, Tín điều và Điều răn; Tập 2, Thiên Chúa, Ba Ngôi, Sáng tạo, Chúa Kitô, Mẹ Maria; và Tập 3, Ân Sủng, Giáo hội, Bí tích, Cánh Chung.

https://www.catholiceducation.org/en/culture/catholic-contributions/faith-in-the-church.html

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.



[1] ND: thêm vào.

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!