Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAN-XI-CÔ NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA CHÚNG TA LẠI RẤT QUAN TRỌNG


 

Tom Hoopes | Ngày 15 tháng 6 năm 2020

Vào tháng 1 Đức Giáo Hoàng không thể biết lời nói của Ngài sẽ áp dụng đúng như thế nào cho các sự kiện hiện nay.

“Truyện ngắn có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta, dù ở dạng truyện cổ tích, tiểu thuyết, phim, bài hát, tin tức, ngay cả khi chúng ta không luôn luôn nhận ra điều đó, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói. Những câu chuyện để lại dấu ấn của chúng trên chúng ta, chúng định hình niềm tin và hành vi của chúng ta”.

Ngài không thể biết điều đó khi Ngài viết bài này vào tháng 1, nhưng những nhận xét của Đức Giáo Hoàng về Ngày Truyền thông Thế giới ngày 24 tháng 5 là lý tưởng cho chúng ta trong thời gian phong tỏa này.

Những năm trước Ngài đã đề cập đến những chủ đề quan trọng cho thời đại chúng ta, như bản chất của những người bạn trực tuyến, trí thông minh nhân tạo, và tin giả. Nhưng sau ba tháng “cày phim” trong thời gian phong tỏa, điều phù hợp là Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã chú ý đến những câu chuyện chúng ta đang xem.

 

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói, “Câu chuyện giúp chúng ta hiểu và truyền đạt chúng ta là ai.

Chúng ta biết điều này, từ lịch sử nước Mỹ, tác động như thế nào. Các thế hệ người Mỹ đã được cho làm quen với những vị cha già sáng lập ra nước Mỹ như những vị anh hùng trong những bài học tập trung vào sự cao quý của họ và xem nhẹ tội lỗi của họ. Những câu chuyện này tạo ra một nước Mỹ tự tin và chinh phục. 

Sau đó, những bài học lịch sử bắt đầu tập trung vào những điểm yếu của những người sáng lập và tội lỗi của họ, điều này có lẽ giúp nước Mỹ trở thành một cường quốc khiêm tốnmiễn cưỡng hơn.

Điều thú vị là vở nhạc kịch Hamilton[1], có dàn diễn viên không phải người da trắng và sử dụng nhạc rap[2] ngoài giai điệu chương trình truyền thống, đã thay đổi lời kể truyện một lần nữa, đến nỗi sự nổi tiếng của nó đã ngăn cản kế hoạch thay thế Alexander Hamilton [3]trên tờ 10 đô la bằng Harriet Tubman[4].

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói thêm, “Tôi tin rằng, để không mất phương hướng của mình, chúng ta cần tạo ra sự thật của chính mình trong những câu chuyện tốt lành”.

Vì những câu chuyện chúng ta kể thường có phần mở đầu, phần giữa và phần kết với một bài học về đạo đức và giải pháp, chúng cho chúng ta cơ hội tìm thấy ý nghĩa trong các sự kiện dường như vô nghĩa. 

Do đó, Danh sách của Schindler và Cuộc sống tươi đẹp biến nỗi kinh hoàng của Holocaust[5] thành lời nhắc nhở rằng có tình yêu ngay cả trong bóng tối ảm đạm nhất. Các bộ phim của Chúa Tể những chiếc nhẫn, một câu chuyện về tình bạn vượt qua kẻ thù giết người, là rất phổ biến một phần là do phần đầu tiên của nó đã được phát hành ở Mỹ ngay sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9. 

Trong thời đại của chúng ta, các bộ phim về công lý chủng tộc, từ phim 12 người đàn ông giận dữ đến phim Nhớ những người khổng lồ và 42, có thể thúc đẩy sự hòa hợp chủng tộc.

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói,  “Thường chúng ta quyết định điều gì là đúng hay sai dựa trên các nhân vật và câu chuyện mà chúng ta làm thành các nhân vật và câu chuyện của riêng mình”.

Điều này đặc biệt quan trọng trong thế kỷ 21. Những bộ phim như Báo cáo thiểu số, Cỗ máy [6] hay Tôi là Mẹ năm ngoái giúp chúng ta giải quyết các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo với ít nguy cơ hơn trong thế giới thực. 

Những năm có các bộ phim về tận thế thì giống như một cuộc diễn tập với coronavirus. Bởi vì chúng ta đã xem tất cả mọi thứ từ Đấu Trường Sinh T[7] đến Xác Sống[8] (và Thế Chiến Z[9], Sự Lãng Quên[10], Cuộc Đấu Của Ender[11], Chốn Thiên Đường[12] và các bộ phim Marvel[13]), chúng ta đã được mớm trước là sẽ tham gia các sự kiện toàn cầu một cách nghiêm túc. Thật đáng ngạc nhiên với tôi khi mọi người nhanh chóng chấp nhận phong tỏa, hầu như không đặt vấn đềThế nhưng điều đó có ý nghĩa: Chúng tôi đã xem bộ phim đó rồi. 


Một ví dụ độc ác hơn có thể được tìm thấy nơi bạo lực ở một số nơi hợp tác với lý do công lý. 

Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô viết, “Thông thường, thay vì những câu chuyện mang tính xây dựng nhằm củng cố mối quan hệ xã hội và kết cấu văn hóa, chúng ta tìm thấy những câu chuyện mang tính hủy diệt và khiêu khích làm hao mòn và phá vỡ những sợi chỉ mong manh gắn kết chúng ta với nhau như một xã hội.

Tôi đã xem Joker[14] với một người bạn khi nó ra mắt vào mùa thu năm ngoái, và tôi tự hỏi tại sao không ai nói về việc làm thế nào mà một bộ phim khiến những cuộc bạo loạn theo chủ nghĩa hư vô lại trông có vẻ như một điều tốt lành như thếJoker không phải là bộ phim duy nhất nói về “bạo loạn như một cách thể hiện chính mình”. Mặt nạ Guy Fawkes trong phim V báo thù [15] trở thành biểu tượng của sự phản kháng trên toàn thế giới.

 

Tất cả điều này là một lập luận để xem đúng loại truyện.

Tôi luôn là người đề xuất mạnh mẽ việc sử dụng phim để chỉ dạy tính cách, thậm chí lập ra những danh sách riêng của tôi “Những phim dành cho những người đàn ông tương lai và Những phim dành cho những người phụ nữ tương lai.

Nhưng cuối cùng, những gì Giáo hoàng Francis đang ủng hộ không chỉ là xem những bộ phim đạo đức tốt, mà liên kết bản thân chúng ta với những câu chuyện vĩ đại nhất của mọi thời đại.

Kinh thánh là một Câu chuyện của mọi câu chuyện”, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói, “Kinh Thánh cho chúng ta thấy ngay từ đầu một Thiên Chúa vừa là đấng sáng tạo vừa là người kể chuyện. Thật vậy, Thiên Chúa nói lời của mình và mọi thứ trở nên tồn tại.

 

Những ngày lễ lớn Kitô giáo của chúng ta đem lại cho chúng ta câu chuyện của chúng ta.

Trong lịch sử của mỗi người, Chúa Cha xem lại câu chuyện về Con của Ngài đã xuống trần. Mỗi câu chuyện của con người đều có một phẩm giá không thể áp bức được”, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô nói.

Mùa Vọng dạy chúng ta rằng Thiên Chúa đã chú ý đến chúng ta và đến gặp chúng ta; Giáng sinh cho chúng ta thấy rằng ngay cả giá trị của trẻ sơ sinh cũng rất lớn lao; Phục sinh dạy chúng ta rằng sự sống nơi Thiên Chúa mạnh hơn cái chết; Lễ Mình Máu Chúa Ki-tô dạy chúng ta rằng Thiên Chúa liên kết chúng ta lại với nhau trong chính Mình Ngài.

Đây là những câu chuyện nói cho chúng ta biết các ngài là ai, bởi vì các ngài nói cho chúng ta biết ai đã tạo ra chúng ta, những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và nhắc cho chúng ta nhớ rằng Ngài luôn ở bên chúng ta cho đến ngày hôm nay.

Chúng ta cũng nhớ lại lời Đức Thánh Cha đã mời gọi từng cá nhân và cộng đoàn Kitô hữu cần tạo sự gần gũi giữa truyền thông và lòng thương xót: “Truyền thông, dù ở đâu và bằng cách nào, cũng mở ra những chân trời rộng lớn hơn cho nhiều người. Đây là quà tặng của Thiên Chúa kèm theo một trách nhiệm lớn lao. Tôi muốn dùng từ “sự gần gũi” để nói về sức mạnh truyền thông này. Cuộc gặp gỡ giữa truyền thông và lòng thương xót sẽ mang lại hoa trái vì nó tạo nên được sự gần gũi để chăm sóc, an ủi, chữa lành, đồng hành và chung vui với nhau. Trong một thế giới vụn vỡ, phân mảnh và phân cực, truyền thông với lòng thương xót nghĩa là giúp kiến tạo sự gần gũi lành mạnh, tự do và huynh đệ giữa các con cái Thiên Chúa và mọi người anh chị em của chúng ta trong một gia đình nhân loại duy nhất.” 

Xin cho những người sử dụng mạng lưới thông tin biết can đảm nghe theo tiếng lương tâm chân chính, để dùng phương tiện truyền thông hướng dẫn con người sống trong sự thật, công lý và tình thương.

https://aleteia.org/2020/06/15/pope-francis-on-why-our-stories-are-so-important/?

 

Phê-rô Phạm Văn Trung chuyển ngữ và biên tập. 



[1] ND: một vở nhạc kịch có đề tài lịch sử khô khan, “Hamilton” trở thành cơn sốt nhạc kịch “càn quét” nước Mỹ và thế giới. Được bắt đầu trình diễn từ tháng 2-2015, Với một loạt giải thưởng danh giá như Grammy cho “Album nhạc kịch hay nhất”, Pulitzer cho “Tác phẩm chính kịch” và gần đây là 11 giải Tony, “Hamilton” đã trở thành một trong những vở nhạc kịch thành công nhất trong lịch sử sân khấu Broadway.

https://baodanang.vn/channel/5433/201611/hamilton-cau-chuyen-cho-tat-ca-chung-ta-2525604/

[2] ND: là viết tắt của 3 từ Rhythm - And - Poetry là một hình thức nghệ thuật trong văn hóa Hip hop xuất phát từ Âu Mỹ và được đặc trưng bằng việc trình diễn thông qua việc nói hoặc hô vang lời bài hát, ca từ một cách có vần điệu, kết hợp với động tác nhảy nhót, tạo hình.

[3] ND: Alexander Hamilton là một sĩ quan quân đội, nhà khai quốc, luật sư, chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ. Ông là Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên của Hoa Kỳ, người đã thiết lập hệ thống tài chính - ngân hàng, đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ, khi trở thành Bộ trưởng Ngân khố ông mới 32 tuổi. 

[4] ND: là một Người Mỹ gốc Phi, nhà hoạt động nhân đạo hoạt động chống lại chế độ nô lệ Người Mỹ gốc Phi, là một điệp viên Liên bang trong Nội chiến Hoa Kỳ. Bà là người con thứ tư trong gia đình gồm 9 anh chị em, với cả cha và mẹ đều là nô lệ tại hạt Dorchester, bang Maryland.

[5] ND: là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và nó đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.[4] Một số nhà sử học sử dụng định nghĩa Holocaust còn bao gồm cả năm triệu nạn nhân không phải Do Thái thiệt mạng vì các cuộc thảm sát của Đức Quốc xã, qua đó đưa tổng số nạn nhân lên khoảng 11 triệu người. Hoạt động tàn sát diễn ra trên toàn Đức Quốc xã và các vùng lãnh thổ bị quốc gia này chiếm đóng.

[6] ND: Ex Machina 

[7] ND: The Hunger Games 

[8] ND: The Walking Dead 

[9] ND: World War Z

[10] ND: Oblivion

[11] ND: Ender's Game

[12] ND: Elysium

[13] ND: thường được gọi là Marvel Comics hay đơn giản là Marvel, là một công ty Mỹ chuyên xuất bản truyện tranh và các phương tiện thông tin liên quan.

[14] ND: Năm 2013, tạp chí Time xếp nhân vật Joker ở vị trí số một trong "10 nhân vật điện ảnh phản diện hay nhất" ("Super Bad: 10 Best Movie Supervillains") https://vi.wikipedia.org/wiki/Joker

[15] ND: V for Vendetta (V báo thù) là một bộ phim Mỹ thuộc thể loại hành động - li kì, viễn tưởng, https://vi.wikipedia.org/wiki/V_for_Vendetta_(phim)

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!