Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Bài Viết Của
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
MẦU NHIỆM ƠN GỌI (CN 3B TN):
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất.
Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh.
ĐIỀU KỲ DIỆU NGỎ LỜI YÊU ĐÊM TỐI
Đồng tiền hai mặt
Quan trọng là phần cuối (dụ ngôn hai người con đi làm vườn nho) - CN 26A
Sự ghen tị (CN-25A)
Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A)
Con người có hai bộ mặt (CN 22A).
LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Dụ ngôn “Gieo giống” (CN 15 QN A)
Lòng Hiếu Khách
24-6: Tại sao thánh Gioan được mừng ngày sinh?
Vì sao Chúa Con về trời: xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Qua phép lạ Lazarô sống lại: Chúa Giêsu muốn nói gì ? Giáo Hội muốn nói gì? (CN 5A MÙA CHAY)
ĐỆ TAM NHÃN (CN IIA CHAY)
Cám dỗ đến từ đâu và cám dỗ đi về đâu? (CN I MÙA CHAY: CHÚA CHỊU CÁM DỖ)
LUẬT và LỆ
“Muối mất mặn là muối nào?” hoặc “Tại sao muối lại đi cặp với ánh sáng?” (CN 5A TN)
Ba điều Thánh GIUSE cho Chúa GIÊSU.
VÌ ĐÂU GIOAN NGHI NGỜ CHÚA GIÊSU?
CN I MÙA VỌNG năm A: VỌNG TỬ
Thần dân đầu tiên trong Vương Quốc của Vua Kitô
Khi sống lại, người ta…
Lùn chưa chắc đã thấp (CN 31C)
SỰ TƯỞNG LẦM (dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện)
Tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh báo?
Người môn đệ “chất lượng cao”
Người quản lý mang tên Nguyễn Bất Lương (CN 25C)
Luận về chữ “ăn” (CN 22C)
Cửa hẹp là gì? và Cửa hẹp không là gì?
HAI CÁCH HIỂU CÂU KHÓ HIỂU (CN 20C)
Có mấy “loại” bất ngờ và làm sao để “loại” bất ngờ (CN 19C).
BA THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TIỀN CỦA: cần tiền – mê tiền – thờ tiền.
Thân Cha, phận con (CN 17C)
Ai là người thân cận của tôi hay tôi là người thân cận của ai? (CN 15C)
PHẢI CHĂNG NGƯỜI NHÀ THƯỜNG VÔ ƠN? (CN 28C):

Nghe bài tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành 10 người phung cùi và chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa, mà người ấy lại là người ngoại, chắc sẽ làm cho chúng ta một là hãnh diện hai là buồn lo.

Buồn lo vì chúng ta là kẻ có đạo, không phải người ngoại. Chúng ta bị liệt vào số 9 người được chữa lành mà chẳng biết quay lại biểu lộ một hành vi cảm tạ nào.

Nhưng chúng ta cũng có thể hãnh diện, vì theo ngôn từ Thánh Kinh, chúng ta chính là người ngoại. “Không phải là người Do Thái,” theo Thánh Kinh, chính là “người ngoại.” Người Việt-Nam không phải là người Do Thái, nên đích thị là kẻ ngoại.

Nhưng cho dù biện luận để ta là người ngoại hay không là người ngoại, thì cái chính là phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn.

1. Phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn

Có lẽ đúng. Chuyện thường tình là vậy.

Trong các loài sinh vật, có lẽ chỉ có con người mới cần thời gian lâu dài hơn cả để có thể tự lo được các nhu cầu thiết yếu cho đời sống mình. Con trẻ được "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa," chư không sinh ra bỏ lăn bỏ lóc mà vẫn sống như một số con vật.  Suốt bao năm trời đằng đẵng, chúng ta phải luỵ cha mẹ trong tất cả mọi sự. Nhưng rồi có ngày ta thấy cha mẹ trở nên như một nỗi phiền hà quấy rầy chúng ta, hơn là nhìn vào các vị như là những đại ân nhân.

Có một bà mẹ nọ, vì muốn khuyến khích đứa con nhỏ của mình chăm lo việc nhà, nhất là những công việc lặt vặt, vừa với khả năng của nó, nên hầu như lúc nào bà cũng thưởng cho nó một món tiền nhiều ít tùy theo công việc nặng nhọc. Lần kia, suốt cả một tuần, bà mẹ đau nằm liệt giường liệt chiếu. Thế là con nhỏ phải giúp và cả thay thế mẹ trong nhiều việc, nhưng không thấy mẹ tính thù lao. Cuối tuần, em nhỏ viết một cái hóa đơn ghi những công việc chưa nhận được tiền thưởng gồm : xách nước hai giờ, nấu cơm ba giờ, giặt quần áo năm giờ …, tất cả các thứ tính chung trong một tuần là tám mươi giờ. Xong, em rón rén vào phòng, dúi tờ hóa đơn vào tay mẹ.

Mươi phút sau, bà mẹ đưa cho em tiền thưởng của tám mươi giờ kèm theo một tờ hóa đơn khác, trong đó ghi : công sinh, công dưỡng, công dục, công chăm lo thức trắng khi con đau ốm, công kiếm tiền để đóng học phí cho đi đến trường…, cộng chung không chỉ gấp mười lần con số 80 giờ kia của em, mà là 10 năm đằng đẵng : chưa có mục nào được thanh toán cả ! Cầm tờ hóa đơn trong tay, em nhỏ chợt  hiểu, vội vàng chạy vào xin lỗi mẹ.

Đúng là:       Mẹ nuôi con như trời như bể

         Con nuôi mẹ con kể từng… giây

Có lẽ em bé này mỗi năm khi đến hè hoa phượng nở đã từng đại diện cho lớp đứng ra cám ơn thầy cô về công dạy dỗ. Nhưng về nhà thì dễ quên công ơn lớn lao hơn của mẹ cha. Người trong nhà thì thường vô ơn.

Dale Carnegie đã mô tả trong sách “Đắc Nhân Tâm” (phần 6, chương 4) và ở đây sửa chữa lại cho rõ như sau :

Người chồng đi làm về thường trễ giờ và như thế là ăn sau. Một hôm, về nhà, thay áo quần xong, ngồi trước mâm ăn được dọn sẵn, mở lồng bàn ra, thì có mỗi một dĩa cỏ khô nằm gọn ở chính giữa. Ông chưa kịp nổi cơn bất bình, thì bà vợ lên tiếng: “Làm sao tôi biết là ông phân biệt được thức ăn với cỏ ?  Suốt 20 năm nấu ăn cho ông, có bao giờ ông cho tôi hay rằng các món ăn đó không phải là cỏ khô đâu !” Điều bà vợ muốn nói không phải là chê người chồng không có óc phân biệt cỏ khô với thức ăn, nhưng là không có tấm lòng tri ân đối với người đã nấu nướng cho mình. Hôm nay dọn cỏ khô để cho chồng biết rằng cỏ khô thì khác với các món ăn ông đã từng nuốt trong 20 năm trời qua… Không phải phải có chữ “cám ơn” mới là cám ơn, mà có nhiều lời không có chữ cám ơn mà vẫn cám ơn chân tình : như, “hôm nay em nấu món này ngon quá,” “hôm nay em đi chợ mệt không?” “Món này có khó kiếm lắm không…” v.v…Có cả ngàn câu nói mang nghĩa biết ơn, có cả trăm cử chỉ hàm ý cảm tạ. Người trong nhà thì thường dễ quên làm điều đó. Và đó cũng là điều mà 9 kẻ phong cùi, có lẽ toàn là người Do Thái, quên quay lại cám ơn một người Do Thái khác cùng nhà Israel là Đức Giêsu, kẻ mách nước chữa lành cho mình. Người trong nhà thì thường vô ơn, đó là điểm thứ nhất.

2. Phải chăng “9 người kia” chỉ có vô ơn mà thôi ?   

  Phép lạ chữa lành 10 người phong mà Luca kể hôm nay có một điểm lạ, là Chúa Giêsu đã không nói, không làm một cử chỉ quyền phép nào để cho 10 người cùi lành sạch ngay mà lại sai họ đi trình diện tư tế trước đã. Cũng Luca, 5:12-14 thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành một người cùi khác thì Ngài chữa lành ngay : giơ tay đụng vào anh ta và chữa lành

Còn 10 người trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thì họ xin thầy Giê-su chữa, thầy chỉ nói: hãy đi trình diện, mà chẳng chịu tra tay cho thuốc kê đơn. Thầy chỉ phán: “hãy đi trình diện tư tế,” mà chẳng chữa, chẳng hứa gì. Luca ghi: Đang khi đi thì họ được sạch. Có chắc cả 10 người đều được sạch cả không ? Chín người không quay trở lại, làm sao Luca biết có sạch hay không. Chúa Giêsu cũng chỉ đặt câu hỏi nghi vấn “không phải cả 10 người đều sạch hay sao?” Vì thế ta vẫn có quyền nghi ngờ không biết 9 người kia có sạch hay không, chỉ chắc một điều là một người được sạch, người này là người ngoại, người ngoại này quay lại cám ơn Chúa. Nếu điều ta nghi vấn là đúng, thì 9 người Do Thái kia không quay lại vì họ không sạch, và như thế họ không vô ơn, vì họ có sạch đâu mà quay lại cảm tạ.

Nhưng dựa vào câu nói của Chúa Giêsu với người quay lại cám ơn: “Đứng dậy về đi, lòng tin của anh đã cứu anh,” (chứ không phải : “không có chi, anh về đi”) thì ta có thể suy ra rằng giả như 9 người kia cũng được sạch, thì chỉ là cái sạch thân thể, cái sạch bên ngoài, mà chưa được chữa lành cái sạch bên trong. Cái sạch này cần phải “tin” mới được lành. Cái sạch bên trong tức là cái sạch trong suốt, nhìn mọi sự đều bởi Chúa chứ không phải do công sức mình. Biết đâu 9 người kia nghĩ rằng do công mình cất bước đi trình diện, mà được khỏi, chứ chẳng phải phép lạ gì đâu bởi ông thầy Giêsu nào đó.

Không tin thì cũng chẳng thấy đâu là ân huệ để cảm tạ. Vì thế trả lời cho câu hỏi thứ hai: “Phải chăng 9 người kia chỉ có vô ơn mà thôi,” ta phải nói: họ không chỉ vô ơn mà quan trọng hơn họ không tin. Không tin ai thì không hề cảm thấy phải biết ơn người ấy gì cả.

Một trang nhật ký kia ghi những dòng này: “Nếu có ai đưa cho tôi một đĩa đầy cát, trong đó lẫn lộn những vụn sắt nhỏ li ti và nói với tôi rằng hãy lựa ra những mảnh vụn kim loại đó, thì chắc chắn với đôi mắt và đôi tay này tôi không làm nổi. Nhưng chỉ cần một thỏi nam châm thôi, tôi thu ngay được những vụn li ti sắt đó trong đĩa cát đầy. Một trái tim vô ơn thì sánh ví như đôi mắt trần và ngón tay vụng, không làm sao tìm ra được những ân lành của Chúa. Phải có thỏi nam châm là đức tin, thì mới có thể thấy và nhận ra được rằng ơn Chúa thì dẫy đầy trong cuộc sống chúng ta (GN 4, tr. 181).”

Không tin thì không dễ nhận ra mọi sự là ân huệ. Cố tìm mãi, lựa lọc, chỉ thấy vài ba ơn, chẳng đáng cảm tạ. Cuộc sống chung với nhau cũng thế, nếu thiếu tin yêu giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, tìm mãi chẳng thấy ơn. Không phải người trong nhà thì thường vô ơn đâu, nhưng vì chưa tin yêu nhau thôi. Khi có tin yêu nhau, thì nhìn vào đâu cũng là ân phước người này làm cho người nọ. Cũng thế, có đức tin thì thấy đâu cũng là ân Chúa, kể cả nơi tội lỗi đầy tràn vẫn có ân Người chan chứa (x. Rm 5,20).

Thánh lễ là một Mầu Nhiệm Đức Tin: đây là Mầu nhiệm đức tin. Mà thánh lễ cũng là lễ tế tạ ơn. Ta thử đếm xem trong thánh lễ có bao nhiêu chữ tạ ơn. Khởi đầu của Lời Tiền Tụng đã tóm tất cả: Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng phải đạo và sinh ơn cứu rỗi cho chúng con. Hãy tin yêu nhau. Hãy tin yêu Chúa, và hãy dâng lễ tế để tạ ơn Chúa và gia tăng tin yêu nhau. Như thế chúng ta không bị xếp vào số “còn chín người kia đâu” Amen.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

Tác giả: Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!