Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Gia đình là nền tảng của xã hội và của Giáo Hội (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm B)
Cùng nhau trừ quỷ và thần tượng (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm B )
(Đón tiếp và phục vụ chính Thiên Chúa) Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm B
“Thầy là Đấng Kitô” (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Ép-pha-tha! – Hãy mở ra!” (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Cái thanh sạch và cái ô uế (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm B)
Ăn thịt và uống máu Chúa Kitô (Chúa nhật XX Mùa Thường Niên – Năm B)
Đức Maria, Mẹ của tất cả chúng ta (Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời)
Chúa Giêsu, lương thực cho người lữ hành (Chúa nhật XIX Mùa Thường Niên – Năm B)
Hãy tìm kiếm lương thực hằng sống (Chúa nhật XVIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa Kitô, lương thực sự sống vĩnh cửu (Chúa nhật XVII Mùa Thường Niên – Năm B)
Mục tử duy nhất (Chúa nhật XVI Mùa Thường Niên – Năm B)
Loan báo Tin Mừng (Chúa nhật XV Mùa Thường Niên – Năm B)
“Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (Chúa nhật XIV Mùa Thường Niên – Năm B)
Bài ca tiến lễ: những điều cần biết
Tin vào Thiên Chúa là Đấng ban sự sống (Chúa nhật XIII Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa luôn đồng hành với chúng ta ( Chúa nhật XII Mùa Thường Niên – Năm B)
Nước Thiên Chúa luôn phát triển (Chúa nhật XI Mùa Thường Niên – Năm B)
Tin và đón nhận ơn cứu chuộc của Chúa (Chúa nhật X Mùa Thường Niên – Năm B)
Bí tích Thánh Thể: mầu nhiệm đức tin (Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô – Năm B)
Tin Thiên Chúa Ba Ngôi (Lễ Chúa Ba Ngôi – Năm B)
Hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần (Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm B)
Đừng để Chúa bị hiểu lầm!
Chúng ta không thuộc về thế gian, nhưng sống trong thế gian (Chúa nhật VII Phục Sinh – Năm B)
“Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm B)
“Anh em hãy yêu thương nhau” (Chúa nhật VI Phục Sinh – Năm B)
Hãy ở lại trong Chúa Kitô (Chúa nhật V Phục Sinh – Năm B)
Mục Tử Nhân Lành (Chúa nhật IV Phục Sinh – Năm B)
Đức tin và bình an (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm B)
Thấy để tin hay tin để thấy (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm B)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm B)
Chúa Giêsu là ai vậy? (Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm B)
Chết để được sống (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)
(Tin để được cứu rỗi) Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B
Ðền Thờ sống động (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm B)
“Hãy vâng nghe lời Người” (Chúa nhật II Mùa Chay – Năm B)
Sống Mùa Chay (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)
Sống năm mới trong tâm tình tạ ơn, hy vọng và phó thác (Tết Nguyên Đán)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
“THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ” (CHÚA NHẬT XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN – NĂM B)

* Để nghe trên Youtube:

https://youtu.be/alFnxJ9KpDk

- Trang Chủ của kênh:

https://youtube.com/@loichualaanhsang

- Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com

 

Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm B

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô (8,27-35)

Khi ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Cêsarê thuộc quyền Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: "Người ta bảo Thầy là ai?" Các ông đáp lại rằng: "Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri". Bấy giờ Người hỏi: "Còn các con, các con bảo Thầy là ai?" Phêrô lên tiếng đáp: "Thầy là Ðấng Kitô". Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với ai cả.

Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều, sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nhìn các môn đệ và quở trách Phêrô rằng: "Satan, hãy lui đi! vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ biết việc loài người".

Người tập họp dân chúng cùng các môn đệ lại, và phán: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống mình".

***

Bài chia sẻ Tin Mừng của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

“Thầy là Đấng Kitô”

Trên đường đi về miền Cêsarê, Chúa Giêsu bất ngờ hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông trả lời: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” Cuộc “thăm dò dư luận” này cho thấy sự nhất trí cao của đám đông. Họ tin rằng Chúa Giêsu là một phát ngôn viên của Thiên Chúa, một ngôn sứ vĩ đại!

Nhưng rồi chúng ta lại có một câu trả lời rất khác biệt đến từ các tông đồ: “Thầy là Đấng Kitô”. Đây là lời tuyên xưng đức tin đẹp nhất, đúng nhất của Phêrô, đại diện cho các tông đồ. Liền sau đó, Chúa Giêsu nói rõ Người sẽ là Đấng Kitô như thế nào, không phải là Đấng Kitô vinh hiển và chiến thắng ở trần gian, mà là Đấng Kitô bị giới cầm quyền ruồng bỏ, là Đấng sẽ bị kết án tử hình và là Đấng sẽ hiến mạng sống mình để cứu chuộc thế gian. Lúc đó, Phêrô và các tông đồ đều không hiểu gì cả. Và sau này trong cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, các tông đồ thì bỏ Thầy, trừ một mình Gioan, còn chính Phêrô thì chối Thầy đến ba lần. Nhưng sau khi sống lại, Chúa Giêsu vẫn tin tưởng sai các ông đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh và trao cho Phêrô sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người.

Nhìn lại con đường đức tin của mình, có lẽ mỗi chúng ta thấy mình có phần nào giống với Phêrô. Có những đoạn đường chúng ta cảm thấy hăng say dấn thân hết mình, đức tin của chúng ta thật mạnh mẽ, như sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách với Thầy Giêsu; con đường chúng ta đi đầy tràn ánh sáng và niềm vui. Nhưng rồi không thiếu những ngày, nếu không muốn nói là phần lớn quãng đường, chúng ta bước đi trong khô khan, chán nản, chẳng còn hứng thú gì cả, ngay cả việc cầu nguyện và việc bổn phận hằng ngày cũng trở nên nặng nề. Những nỗ lực đòi hỏi dù nhỏ nhất cũng khiến chúng ta thấy mệt mỏi và chúng ta sẵn sàng bỏ mặc tất cả.

Nhưng chúng ta đừng bao giờ tuyệt vọng! Các vị thánh vĩ đại nhất cũng đã trải qua thời kỳ tăm tối của sự hoài nghi tuyệt vọng. Chúng ta hãy nghĩ đến Thánh Phanxicô và Thánh Augustinô. Các ngài đã từng sống như những kẻ không biết Chúa là ai. Nhưng Chúa vẫn chọn các ngài để trở nên những chứng nhân Tin Mừng, những người nói về Chúa cho người khác. Lịch sử của Giáo Hội, cũng như vậy: Giáo Hội đã có những giai đoạn thánh thiện tuyệt vời, nhưng rồi Giáo hội cũng đã có lúc suy thoái và sống tinh thần thế tục. Nhưng không vì những thăng trầm đổi thay này mà Chúa từ bỏ chúng ta, cũng như Người vẫn luôn hiện diện, đồng hành để thánh hóa Giáo Hội. Lịch sử Giáo Hội đã cho thấy rõ điều này từ hơn 2000 năm qua.

Chúa tin tưởng và chờ đợi chúng ta, như Người đã tin tưởng Phêrô, bất chấp những yếu đuối và bất toàn của ông. Chúa không bỏ rơi chúng ta. Người giúp chúng ta hiểu rằng đức tin đích thật không chỉ là những lời tuyên bố mạnh mẽ, hùng hồn mà là thái độ sống đức tin trong cuộc sống hằng ngày. Thánh Giacôbê trong bài đọc II đã nói với chúng ta: “Còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin.” (Gc 2,18)

“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Xưa kia, Chúa Giêsu đặt câu hỏi này cho các môn đệ. Hôm nay Người cũng đặt lại câu hỏi này cho mỗi chúng ta. Là Kitô hữu, mỗi người phải tự mình trả lời câu hỏi này. Chúa không cần chúng ta định nghĩa về Người. Chúa chỉ muốn biết, chúng ta tin vào Chúa như thế nào. Đức tin vào Chúa có làm thay đổi điều gì trong cuộc sống của chúng ta không? Đức tin của chúng ta không chỉ diễn tả bằng lời nói, mà phải bằng hành động. Đọc thuộc lòng Kinh Tin Kính vẫn chưa đủ, tuyên xưng đức tin bằng lời nói vẫn chưa chắc chắn. Chính cuộc sống hàng ngày mới là câu trả lời xác thực nhất cho đức tin của chúng ta.

Như thế, đức tin được xác minh bằng hành động, thường là trong sự kiên trì và trong thử thách. Mỗi người đều có thập giá của mình để vác mỗi ngày. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” Điều kiện này của Chúa Giêsu ngày càng khó được đón nhận trong thế giới hiện đại chúng ta đang sống. Trong khi văn hóa và não trạng hiện đại đều hướng con người về việc tận hưởng những thú vui, tìm thỏa mãn bản thân, sống tự do theo ý mình, thì Chúa Giêsu đề xuất một lôgích hoàn toàn khác và xem ra ngược đời, là phải từ bỏ chính mình, dám chấp nhận mất tất cả, kể cả mạng sống thì mới có được sự sống đích thực. Và đó là lôgích của thập giá, nhưng cũng là lôgích của tình yêu. Không có tình yêu đích thực nào mà không có sự từ bỏ chính mình. Ai không biết quên mình thì cũng sẽ không bao giờ biết yêu thương! Ai không dám hy sinh bản thân mình thì không biết yêu thương đích thực là gì!

“Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” Khi nói điều đó, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta biết sống yêu thương đến cùng, sống trọn vẹn tình yêu với Chúa và tha nhân để đạt được điều cốt yếu và giữ vững niềm tin. Chính Chúa Giêsu đã sống kinh nghiệm tình yêu này khi Người cậy trông, phó thác tất cả vào tình yêu của Chúa Cha cho đến hơi thở cuối cùng. Đấng chịu đóng đinh và Đấng Phục sinh chỉ là một. Tin vào Chúa Giêsu Kitô là tin rằng con đường thánh giá là con đường dẫn đến sự phục sinh. Tin vào Chúa Giêsu Kitô là tin tưởng vào Đấng đã chấp nhận thất bại trước mắt người đời, nhưng là để mở ra cho chúng ta cánh cửa của sự sống viên mãn.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa gia tăng đức tin, đức cậy và đức mến nơi chúng ta. Xin Người ở lại với chúng ta và giúp chúng ta sống trung tín mỗi ngày, trong những niềm vui cũng như những nỗi buồn của chúng ta.

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!