Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm B)
Chúa Giêsu là ai vậy? (Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm B)
Chết để được sống (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)
(Tin để được cứu rỗi) Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B
Ðền Thờ sống động (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm B)
“Hãy vâng nghe lời Người” (Chúa nhật II Mùa Chay – Năm B)
Sống Mùa Chay (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)
Sống năm mới trong tâm tình tạ ơn, hy vọng và phó thác (Tết Nguyên Đán)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
Theo gương Chúa Kitô, chiến đấu chống lại điều ác (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm B)
“Thầy đã thắng thế gian” (Chúa nhật IV Mùa Thường Niên – Năm B"
Chúa mời chúng ta cộng tác (Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm B)
Để nghe tiếng Chúa (Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa muốn mọi người được cứu độ (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình thánh, nơi có tình yêu thương (Lễ Thánh Gia – Năm B)
Lễ Giáng Sinh (Giáng Sinh và Quà Tặng)
Xin vâng để Chúa đến với chúng ta (Chúa nhật IV Mùa Vọng – Năm B)
Nhận ra Chúa trong đời sống hằng ngày (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm B)
Kinh Lạy Nữ Vương
Hãy dọn sẵn con đường của Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm B)
Chờ đợi và tỉnh thức (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm B)
Vương quốc tình yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A)
Bài giảng lễ an táng cho một người tự tử
Biết dùng khả năng mình có để phục vụ mọi người (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ðường nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Yêu Chúa và yêu người (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm A)
Để nhận được ơn đại xá trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm A)
Tiệc cưới Nước Trời (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm A)
(Bài hát) KINH LẠY CHA – KINH KÍNH MỪNG – KINH SÁNG DANH
Tất cả được mời gọi xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm A)
Làm trong vườn nho của Chúa (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa kêu gọi mọi người cộng tác với Người (Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm A)
Phải luôn luôn tha thứ (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Tình liên đới giữa các Kitô hữu (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Được - Mất (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ơn cứu độ dành cho mọi người (Chúa nhật XX Mùa Thường Niên – Năm A)
TẠI SAO VỊ CHỦ TẾ CỨ ĐỨNG TẠI BÀN THỜ TRONG SUỐT THÁNH LỄ?

Chuyên mục:

Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!


Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Giáo Sư Phụng Vụ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3mgM0D6

 

 

Khi tham dự Thánh lễ tại các nhà thờ hay nhà nguyện, thường chúng ta chỉ chú ý đến vị trí của giảng đài (1) là nơi cử hành «phụng vụ Lời Chúa», và nhất là vị trí của bàn thờ, nơi cử hành «phụng vụ Thánh Thể», nhưng có một vị trí cũng cần quan tâm trong khi cử hành Thánh lễ, đó chính là ghế chủ tọa. Vậy vị trí này có ý nghĩa gì đối với vị chủ tế và những người tham dự phụng vụ? Chúng ta có thể nhận thấy tại một số nhà thờ khi cử hành Thánh lễ, sau khi hôn bàn thờ, vị chủ tế đến ghế chủ tọa để cử hành nghi thức đầu lễ, còn ở nhiều nhà thờ khác, vị chủ tế lại đứng tại bàn thờ. Hoặc có những vị chủ tế đứng giảng tại giảng đài, nhưng một số khác lại đứng giảng ngay tại bàn thờ. Vậy theo quy chế phụng vụ, các vị chủ tế có được tùy tiện thay đổi vị trí giảng không? Quy chế phụng vụ nào nói về vị trí của vị chủ tế? Tại sao không có sự thống nhất chặt chẽ giữa các nơi trong phụng vụ Thánh lễ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

Trong sách lễ Rôma, ấn bản mới nhất (2002) (2), phần Quy Chế Tổng Quát (QCTQ) có nói đến «ghế chủ tọa». Vị trí của ghế này thường được đặt ở bên (phải hoặc trái) bàn thờ (như trong sơ đồ) và được nói đến như sau:

 

- QCTQ 50: «Dứt ca nhập lễ, Linh mục đứng tại ghế, cùng toàn thể cộng đoàn làm dấu Thánh Giá trên mình. Tiếp đó, Linh mục dùng lời chào biểu thị cho cộng đoàn biết sự hiện diện của Chúa. Lời chào của Linh mục và câu đáp của cộng đoàn nói lên mầu nhiệm của Hội Thánh được quy tụ.»

- QCTQ 136: «Linh mục đứng giảng tại ghế hoặc tại chính giảng đài hoặc tuỳ nghi tại nơi nào khác thích hợp. Giảng xong, có thể giữ thinh lặng một lát.»

- QCTQ 138: «Sau Kinh Tin Kính, Linh mục đứng tại chỗ, chắp tay, nói mấy lời vắn tắt, mời gọi tín hữu đọc lời nguyện chung» (lời nguyện tín hữu).

Như thế, sau bài hát nhập lễ, vị chủ tế không đứng tại bàn thờ mà «đứng tại ghế», tức là ghế chủ tọa, để cử hành nghi thức đầu lễ, nơi đó có để một giá sách, một micro và sách lễ Rôma cho ngài. Ngài đến giảng đài để công bố Tin Mừng (nếu có phó tế thì vị này sẽ công bố Tin Mừng (QCTQ 94); nếu là Thánh lễ đồng tế, thì một linh mục đồng tế sẽ công bố Tin Mừng chứ không phải vị chủ tế (QCTQ 59). Sau bài giảng (tại giảng đài hoặc tại ghế chủ tọa hoặc ở một nơi nào khác, ngoài bàn thờ), vị chủ tế trở về ghế chủ tọa để xướng Kinh Tin Kính và mở đầu phần lời nguyện tín hữu.

- QCTQ 310: «Ghế của Linh mục chủ tế phải nói lên nhiệm vụ của ngài là chủ toạ cộng đoàn và điều hành kinh nguyện. Vì thế, chỗ thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn xuống cộng đoàn, trừ phi kiến trúc thánh đường hoặc những hoàn cảnh không cho phép, ví dụ: khoảng cách quá xa làm cho việc hiệp thông giữa Linh mục và cộng đoàn trở nên khó khăn, hoặc nếu nhà tạm đặt chính giữa phía sau bàn thờ. Phải tránh các loại ngai toà...»

Theo đoạn trên, trong Thánh lễ, ghế chủ tọa nhấn mạnh vai trò và chức vụ của vị chủ tế là «chủ tọa cộng đoàn và điều hành kinh nguyện». Giám mục hay linh mục chủ tế Thánh lễ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người. Vị chủ tế chứng thực rằng trong việc quy tụ các tín hữu, chính Chúa Kitô là Đấng quy tụ, Người nói, Người trao ban Mình Người, Người xây dựng Giáo Hội.

Ghế chủ tọa trong các nhà thờ lấy mẫu của nhà thờ chính của giáo phận, là nhà thờ của giám mục, gọi là nhà thờ chính tòa, trong đó có tòa (cathedra) hoặc ghế giám mục. Tại nơi đây (chứ không phải tại bàn thờ), giám mục cử hành nghi thức đầu lễ.

Ghế chủ tọa của giám mục biểu tượng quyền bính của ngài cũng như dấu chỉ hiệp thông giữa ngài với Đức Giáo Hoàng và với các giám mục khác trên toàn thế giới. Chính tại ghế chủ tọa mà giám mục chất vấn các tiến chức linh mục và phó tế trong nghi thức phong chức. Ghế chủ tọa trong mỗi nhà thờ được coi như là đại diện cho quyền giảng dạy của giám mục giáo phận khi vị linh mục chủ tế ngồi vào đó.

Trong câu «Chỗ (của ghế) thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn xuống cộng đoàn», cụm từ «phía đầu cung thánh» không xác định rõ ràng vị trí trong cung thánh. Vì thế, chúng ta cũng có thể hiểu «đầu cung thánh» là phía sau bàn thờ: vị chủ tế có thể chủ tọa ở ghế đặt sau bàn thờ (có giá sách và micro), nhưng không có nghĩa là ngài chủ tọa tại bàn thờ!

Như thế, chỉ sau phần Phụng vụ Lời Chúa, vị chủ tế mới tiến lên bàn thờ để bắt đầu cử hành Phụng vụ Thánh Thể. Lúc này, các thừa tác viên mới mang lên bàn thờ sách Lễ và những yếu tố phụng vụ khác. Nói cách khác, bàn thờ chỉ là nơi dâng hiến hy lễ và chia sẻ bàn tiệc thánh, nên những gì diễn ra trước đó (nghi thức đầu lễ, Phụng vụ Lời Chúa), vị chủ tế không được đứng tại bàn thờ! (3)

Để hiểu rõ hơn các vị trí khác nhau trên cung thánh, ta có thể so sánh một bữa tiệc gia đình với Thánh Lễ hoặc bữa tiệc Thánh Thể.

Bữa tiệc gia đình và Thánh Lễ có nhiều điểm tương đồng. Cả hai hành động này cũng diễn ra theo bốn giai đoạn.

1. Trước tiên là giai đoạn đón tiếp. Khách đến gõ cửa, chủ nhà mở cửa đón họ. Hai bên chào hỏi vui vẻ. Thánh Lễ cũng diễn tiến như thế: linh mục đón tiếp các tín hữu; các tín hữu chào hỏi nhau. Và Thiên Chúa, qua trung gian vị chủ tế, đón tiếp con cái mình. Đó là chặng đầu tiên của Thánh Lễ, gọi là nghi thức đầu lễ.

2. Sau khi đón tiếp khách mời, chủ nhà mời họ vào phòng khách. Đó là giai đoạn trò chuyện. Trong Thánh Lễ, sau nghi thức đầu lễ là phần Phụng vụ Lời Chúa. Qua các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa nói với dân Người; cộng đoàn đáp lại bằng thánh vịnh (hoặc các bài thánh ca Kinh Thánh), bài hát Halêluia, Kinh Tin Kính và lời nguyện tín hữu.

3. Khi đã nói chuyện xong, và nhất là các món ăn đã chuẩn bị xong, chủ nhà mời mọi người vào bàn. Đó là lúc nhập tiệc. Trong Thánh Lễ cũng vậy, sau phần Phụng vụ Lời Chúa là đến giai đoạn bữa tiệc được diễn ra tại bàn thờ. Bữa tiệc bao gồm ba thời điểm: lúc mang bánh và rượu tới, lúc đọc Kinh nguyện Thánh Thể, lúc chia sẻ bánh và rượu thánh. Tất cả được gọi là Phụng vụ Thánh Thể.

4. Thế rồi, sau một bữa tiệc ngon là đến lúc chia tay trở về nhà mình. Trong Thánh Lễ, ta cũng có nghi thức kết lễ (nghi thức sai đi); chủ tế hoặc phó tế nói: «Chúc anh chị em đi bình an», và cộng đoàn thưa: «Tạ ơn Chúa».

Chào hỏi, hàn huyên, ăn tiệc, chia tay. Đây là bốn giai đoạn của bữa tiệc gia đình, và cũng là bốn giai đoạn của Thánh Lễ.

****

Tại tư gia, ta không tiếp đón khách ở nhà bếp hay ở bàn ăn bao giờ, cũng không nói chuyện hỏi thăm nhau ở bàn ăn trong lúc người nhà đang dọn thức ăn lên.

Vậy tại sao ở nhà thờ, nhà của Chúa, nơi linh thiêng và trang trọng, ta không tôn trọng những nơi đặc biệt trong gian cung thánh?

Nếu QCTQ 309 nói rõ: «Tại giảng đài chỉ đọc các bài đọc (Kinh Thánh), thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó, có thể giảng và đọc lời nguyện chung, tức là lời nguyện tín hữu», tại sao người ta lại thấy linh mục lên giảng đài, là nơi để công bố Lời Chúa, để thông tin, thông báo...?

Nếu bàn thờ chỉ được sử dụng từ phần Phụng vụ Thánh Thể, tại sao người ta lại thấy vị chủ tế cử hành nghi thức đầu lễ tại bàn thờ, lại còn giảng tại bàn thờ nữa?

Công đồng Trentô ở thế kỷ XVI, với Sách lễ Đức Piô V ra đời năm 1570, qui định rằng tư tế chỉ đứng tại bàn thờ trong suốt Thánh Lễ, sau khi đọc những lời nguyện ở trước bàn thờ. Vì thế, thói quen này vẫn tồn tại đến hôm nay. Nếu luật phụng vụ sau Công đồng Vaticanô II đã sửa đổi các vị trí và đối tượng trên cung thánh, tại sao từ QCTQ (1969) của ấn bản I của Sách lễ Rôma cho đến nay (2021) là 52 năm, hơn nửa thế kỷ, ta vẫn chưa sửa đổi, vẫn chưa áp dụng đúng đắn và nghiêm túc luật phụng vụ của Giáo Hội?

Nếu mỗi nhà thờ đều có ghế chủ tọa, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội qua vị chủ tế sẽ được nổi bật hơn, ý nghĩa Thánh Lễ sẽ phong phú hơn, phụng vụ Thánh Lễ của Giáo Hội hoàn vũ sẽ thống nhất và hài hòa hơn, đó là một trong những dấu chỉ sự hiệp nhất của Giáo Hội. Mong thay!

---------------

(1) Giảng đài (dịch từ tiếng Hi-lạp ambôn - đỉnh nhỏ - qua tiếng Anh Ambo, tiếng Pháp Ambon) là đài để giảng? Nếu trước tiên đó là nơi «để Lời Chúa được loan báo» (QCTQ 309), tại sao ta không dịch là: bục Lời Chúa, tòa Lời Chúa, đài Lời Chúa...? Mong các chuyên viên ngôn ngữ học kiếm ra từ thích ứng và đúng nhất!

(2) Từ Công đồng Vaticanô II (1962-1965), có ba ấn bản mẫu Sách lễ Rôma: ấn bản I (1970), ấn bản II (1975), ấn bản III (2002).

(3) Chỉ trong một vài trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn khi không gian cung thánh quá nhỏ hẹp, hoặc trong Thánh Lễ chỉ có một người giúp lễ, vị chủ tế mới được cử hành nghi thức đầu lễ ở bàn thờ.

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!