Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Mục Tử Nhân Lành (Chúa nhật IV Phục Sinh – Năm B)
Đức tin và bình an (Chúa nhật III Phục Sinh – Năm B)
Thấy để tin hay tin để thấy (Chúa nhật II Phục Sinh – Năm B)
Chúa Kitô đã sống lại, Allêluia! (Chúa nhật Phục Sinh – Năm B)
Chúa Giêsu là ai vậy? (Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm B)
Chết để được sống (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)
(Tin để được cứu rỗi) Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B
Ðền Thờ sống động (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm B)
“Hãy vâng nghe lời Người” (Chúa nhật II Mùa Chay – Năm B)
Sống Mùa Chay (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)
Sống năm mới trong tâm tình tạ ơn, hy vọng và phó thác (Tết Nguyên Đán)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
Theo gương Chúa Kitô, chiến đấu chống lại điều ác (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm B)
“Thầy đã thắng thế gian” (Chúa nhật IV Mùa Thường Niên – Năm B"
Chúa mời chúng ta cộng tác (Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm B)
Để nghe tiếng Chúa (Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa muốn mọi người được cứu độ (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình thánh, nơi có tình yêu thương (Lễ Thánh Gia – Năm B)
Lễ Giáng Sinh (Giáng Sinh và Quà Tặng)
Xin vâng để Chúa đến với chúng ta (Chúa nhật IV Mùa Vọng – Năm B)
Nhận ra Chúa trong đời sống hằng ngày (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm B)
Kinh Lạy Nữ Vương
Hãy dọn sẵn con đường của Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm B)
Chờ đợi và tỉnh thức (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm B)
Vương quốc tình yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A)
Bài giảng lễ an táng cho một người tự tử
Biết dùng khả năng mình có để phục vụ mọi người (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ðường nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Yêu Chúa và yêu người (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm A)
Để nhận được ơn đại xá trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm A)
Tiệc cưới Nước Trời (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm A)
(Bài hát) KINH LẠY CHA – KINH KÍNH MỪNG – KINH SÁNG DANH
Tất cả được mời gọi xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm A)
Làm trong vườn nho của Chúa (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa kêu gọi mọi người cộng tác với Người (Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm A)
Phải luôn luôn tha thứ (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Tình liên đới giữa các Kitô hữu (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
KINH “XIN CHÚA THƯƠNG XÓT” DÙNG TRONG THÁNH LỄ ĐÃ ĐƯỢC DỊCH ĐÚNG CHƯA?    Attach file


Chuyên mục:

Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Giáo Sư Phụng Vụ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3e5OtMt

 

Trong Thánh Lễ, phần nghi thức đầu lễ, sau làm dấu thánh giá, lời chào phụng vụ, linh mục nói vài lời hướng cộng đoàn về ý lễ hôm ấy, rồi mời gọi các tín hữu làm việc thống hối.

Như chúng ta biết, trong Sách Lễ Rôma, có bốn mẫu Hành Động Thống Hối:

1/ Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng... – Xin Thiên Chúa toàn năng, thương xót, tha tội...

2/ Lạy Chúa xin thương xót chúng con – Vì chúng con đã xúc phạm đến Chúa... + Xin Thiên Chúa toàn năng, thương, xót tha tội...

3/ Lạy Chúa, Chúa đã được sai đến để cứu chữa những tâm hồn thống hối... (+ kinh Lạy Chúa, xin thương xót)...  Xin Thiên Chúa toàn năng, thương xót, tha tội...

4/ Nghi thức làm phép nước và rảy nước Thánh (dùng trong các ngày Chúa nhật, nhất là trong Mùa Phục Sinh).

Theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma 2002 (QCTQ), số 52: “Sau hành động thống hối, bắt đầu kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” trừ khi đã dùng kinh này trong hành động thống hối” (đây là trường hợp của mẫu thứ ba).

Sau mẫu số 4 (Nghi thức làm phép nước và rảy nước Thánh), bỏ kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, mà đọc hoặc hát kinh Vinh Danh liền.

Trong phạm vi của bài viết, người viết chỉ đề cập đến kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” và đặt câu hỏi: kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” dùng trong Thánh Lễ hiện nay đã được dịch đúng chưa?

Chúng ta đọc lại số 52 của Quy Chế Tổng Quát để hiểu rõ đặc tính của kinh này:

“Sau hành động thống hối, bao giờ cũng xướng kinh Lạy Chúa, xin thương xót trừ khi đã đọc lời tung hô này trong hành động thống hối. Vì là bài ca các tín hữu dùng để ca tụng  kêu cầu lòng thương xót của Chúa, nên thông thường mọi người cùng hát, nghĩa là cả dân chúng lẫn ca đoàn hoặc ca xướng viên đều góp phần vào đó...”

Trong phần hành động thống hối, chúng ta nhìn nhận mình là những tội nhân và kêu cầu Chúa Kitô dủ lòng thương xót chúng ta. Và trong kinh “Lạy Chúa, xin thương xót”, chúng ta ca tụng và tung hô Chúa Kitô là Đấng thương xót. Chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô luôn yêu thương, mặc dù chúng ta yếu đuối và tội lỗi, vì vậy chúng ta cần đón nhận lòng thương xót của Ngài.

Như thế, theo đoạn văn này thì mẫu tiếng Hy Lạp “Kyrie, eleison” trong bản gốc của Sách Lễ Rôma (Missale romanum editio typica) và các mẫu ngôn ngữ khác được dịch đều có hai khía cạnh: ca tụng và kêu cầu lòng thương xót của Chúa:

 

Ca tụng

Kêu cầu lòng thương xót của Chúa

Tiếng Hy Lạp (bản gốc)

Kyrie,

eleison

Tiếng Anh

Lord,

have mercy

Tiếng Pháp

Seigneur,

prends pitié

Tiếng Ý

Signore,

pietà

Tiếng Tây Ban Nha

Señor,

ten piedad

Tiếng Đức

Herr,

erbarme dich

Tiếng Việt (QCTQ)

Lạy Chúa,

xin thương xót

 

Vào thời văn minh cổ ngoại giáo, từ Kyrios trong tiếng Hy Lạp được coi như là một lời chúc tụng dành cho một thần minh hay một vị chúa tể mà người ta tôn kính như một vị thần. Giáo Hội đã chấp nhận thuật ngữ này theo nghĩa của các bản văn của thánh Phaolô về Chúa Kitô, Đấng được coi như là Thiên Chúa của ngài. Chẳng hạn, trong thư gửi tín hữu Philípphê (2,11), thánh Phaolô tuyên bố: và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: ‘Đức Giêsu Kitô là Chúa (Kyrios).

Theo Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, ấn bản tiếng Việt, của Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với ấn bản mẫu thứ 2 (1992) và ấn bản mẫu thứ 3 (18/06/2009), đều có cụm từ “Lạy Chúa, xin thương xót”, nghĩa là dịch sát bản gốc “Kyrie, eleison”.

Thế nhưng, trong Sách Lễ Rôma ấn bản mẫu thứ 2 (1992) và ấn bản mẫu thứ 3 (một phần đã được dịch trong cuốn “Nghi thức Thánh Lễ” (2005), trong Thánh Lễ, thì vẫn dịch là “Xin Chúa thương xót chúng con”! Ta có thể nói cụm từ này dịch chưa đúng vì chỉ nhấn mạnh khía cạnh thứ hai của kinh mà thôi, đó là kêu cầu lòng thương xót của Chúa!

Nếu theo bản gốc, chúng ta sẽ dịch kinh “Lạy Chúa, xin thương xót” như sau:

Lạy Chúa, xin thương xót (chúng con).

Lạy Chúa Kitô, xin thương xót (chúng con).

Lạy Chúa, xin thương xót (chúng con).

Không hiểu vì lý do gì mà cho đến nay, bản dịch chưa chính xác này (“Xin Chúa thương xót chúng con”) vẫn được dùng trong Thánh Lễ, vẫn chưa được xem lại và điều chỉnh...

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Hẹn gặp lại

 

...Xin mở file kèm Attach file

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!