Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Bài Viết Của
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Chúa Giêsu là ai vậy? (Chúa nhật Lễ Lá. Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa – Năm B)
Chết để được sống (Chúa nhật V Mùa Chay – Năm B)
(Tin để được cứu rỗi) Chúa nhật IV Mùa Chay – Năm B
Ðền Thờ sống động (Chúa nhật III Mùa Chay – Năm B)
“Hãy vâng nghe lời Người” (Chúa nhật II Mùa Chay – Năm B)
Sống Mùa Chay (Chúa nhật I Mùa Chay – Năm B)
Sống năm mới trong tâm tình tạ ơn, hy vọng và phó thác (Tết Nguyên Đán)
Cầu nguyện cho Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ (Mùng Hai Tết - Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ)
Theo gương Chúa Kitô, chiến đấu chống lại điều ác (Chúa nhật V Mùa Thường Niên – Năm B)
“Thầy đã thắng thế gian” (Chúa nhật IV Mùa Thường Niên – Năm B"
Chúa mời chúng ta cộng tác (Chúa nhật III Mùa Thường Niên – Năm B)
Để nghe tiếng Chúa (Chúa nhật II Mùa Thường Niên – Năm B)
Chúa muốn mọi người được cứu độ (Lễ Chúa Hiển Linh)
Gia đình thánh, nơi có tình yêu thương (Lễ Thánh Gia – Năm B)
Lễ Giáng Sinh (Giáng Sinh và Quà Tặng)
Xin vâng để Chúa đến với chúng ta (Chúa nhật IV Mùa Vọng – Năm B)
Nhận ra Chúa trong đời sống hằng ngày (Chúa nhật III Mùa Vọng – Năm B)
Kinh Lạy Nữ Vương
Hãy dọn sẵn con đường của Chúa (Chúa nhật II Mùa Vọng – Năm B)
Chờ đợi và tỉnh thức (Chúa nhật I Mùa Vọng – Năm B)
Vương quốc tình yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A)
Bài giảng lễ an táng cho một người tự tử
Biết dùng khả năng mình có để phục vụ mọi người (Chúa nhật XXXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Tỉnh thức và sẵn sàng đón Chúa (Chúa nhật XXXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Để trở thành môn đệ đích thực của Chúa (Chúa nhật XXXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ðường nên thánh (Lễ Các Thánh Nam Nữ)
Yêu Chúa và yêu người (Chúa nhật XXX Mùa Thường Niên – Năm A)
Để nhận được ơn đại xá trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời
Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (Chúa nhật XXIX Mùa Thường Niên – Năm A)
Tiệc cưới Nước Trời (Chúa nhật XXVIII Mùa Thường Niên – Năm A)
(Bài hát) KINH LẠY CHA – KINH KÍNH MỪNG – KINH SÁNG DANH
Tất cả được mời gọi xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm A)
Làm trong vườn nho của Chúa (Chúa nhật XXVI Mùa Thường Niên – Năm A)
Chúa kêu gọi mọi người cộng tác với Người (Chúa nhật XXV Mùa Thường Niên – Năm A)
Phải luôn luôn tha thứ (Chúa nhật XXIV Mùa Thường Niên – Năm A)
Tình liên đới giữa các Kitô hữu (Chúa nhật XXIII Mùa Thường Niên – Năm A)
Được - Mất (Chúa nhật XXII Mùa Thường Niên – Năm A)
Cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa (Chúa nhật XXI Mùa Thường Niên – Năm A)
Ơn cứu độ dành cho mọi người (Chúa nhật XX Mùa Thường Niên – Năm A)
Mọi thế hệ sẽ khen Mẹ có phúc! (Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời)
OAN CHO CHÚA QUÁ!

 QUÀ TẶNG TIN MỪNG

Chúa Nhật XIII Thường Niên B


Kính mời theo dõi video tại đây :

https://bit.ly/35UcSA3

 

Đã bao nhiêu lần, chúng ta đọc trong các thiệp tang: “Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, gia đình tang quyến chúng tôi xin kính báo: Ông/Bà... được Chúa gọi về...” Hoặc là: “Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: Ông/Bà... vừa được Chúa gọi về...” Có phải thật sự Chúa gọi người này về hay không? Nếu người chết là một người trẻ hoặc một em bé đang tràn đầy sức sống, chúng ta cũng cho là Chúa gọi về hay sao ? Đáng lẽ phải nói “đã về nhà Cha” hoặc “đã an nghỉ trong Chúa”, để Chúa khỏi bị trách oan!

Đã bao nhiêu lần, chúng ta hát thánh vịnh 125 do cha Kim Long phổ nhạc: “Khi Chúa thương gọi tôi về, hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ”. Trong thánh vịnh 125, dân Do Thái ca tụng và tạ ơn Chúa vì Ngài dẫn đưa họ trở về Đất Hứa sau bao nhiêu năm lưu đày: “Khi Chúa dẫn tù nhân Sion trở về, ta tưởng mình như giữa giấc mơ. Vang vang ngoài miệng câu cười nói, rộn rã trên môi khúc nhạc mừng... Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại! ta thấy mình chan chứa một niềm vui.” (c. 1-2.4). Thánh vịnh 125 thuộc thể loại “Ca khúc lên Đền”, là một bài ca vui mừng và tạ ơn Thiên Chúa. Người Do Thái thường hát thánh vịnh này trước ngày lễ sabát và các ngày lễ của họ. Tại sao chúng ta lại “dám” hát thánh vịnh này trong thánh lễ an táng? Thật là bất cẩn và vô tâm khi tang quyến đang buồn sầu khóc than!

Đã bao nhiêu lần, chúng ta nghe những lời an ủi như thế này trong các đám tang: “Anh/Chị vui lòng chấp nhận thánh ý Chúa...”, hoặc là: “chấp nhận những thử thách Chúa gửi tới...”

Không! Chúa không gọi ai cả ! Chúa không muốn ai chết sớm cả! Chúa không thử thách và phạt ai cả! Chúa không muốn điều xấu cho ai và làm hại ai cả! Chúa không muốn cái chết của bất kỳ ai, ngay cả kẻ tội lỗi! (Ed 18, 21-23) Chính Chúa Giêsu đã khóc trước cái chết của người bạn là Ladarô cơ mà! (Ga 11, 34)

Chúng ta hãy đọc lại câu đầu tiên của bài đọc I, (CN13 TN- B), trích từ sách Khôn Ngoan: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong”. Thật quá rõ ràng ! Chúa tạo dựng con người và muôn loài muôn vật. Và Chúa muốn tôn trọng sự tự do và độc lập của mọi thụ tạo. Mà mọi loài thụ tạo đều phải tuân theo quy luật tự nhiên: sinh ra, lớn lên và chết đi. Như thế, bệnh tật, tai nạn, thiên tai... không đến từ Thiên Chúa!

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ: người phụ nữ bị băng huyết suốt mười hai năm được chữa lành, và con gái của ông trưởng hội đường Giaia được sống lại. Trong cả hai trường hợp, Chúa Giêsu ban ơn chữa lành và ơn cứu độ cho họ. Tại sao vậy? Bởi vì, người phụ nữ và cha của đứa bé đã không bỏ cuộc. Bởi vì cả hai người này không bao giờ nghĩ, và không bao giờ nói : “Đó là thánh ý Chúa... Đến giờ Chúa gọi nó về, mình phải chấp nhận thôi!”

Người phụ nữ bị băng huyết đau khổ rất nhiều, không chỉ vì bệnh tật của mình, mà còn vì bị loại trừ khỏi mọi đời sống xã hội. Tuy nhiên, bà không cam chịu, thậm chí bất chấp mọi sự ngăn cấm, dị nghị mà dám lách qua đám đông, tiến đến phía sau Chúa Giêsu. Chắc chắn là đức tin của bà đang ở mức độ thấp nhất vì bà nghĩ Chúa Giêsu chỉ là một người chữa bệnh, môt thầy lang mà thôi.

Chúa đến để đồng hành với chúng ta trên con đường riêng của mỗi người. Ngài vào trong lôgích của chúng ta, ngay cả những lôgích lệch lạc, để dẫn chúng ta đi xa hơn. Chúa muốn người phụ nữ được chữa lành này không đứng ở sau lưng Ngài nữa, mà đối diện và đối thoại với Ngài. Chúng ta không ăn trộm tình yêu của Chúa, chúng ta đón nhận tình yêu ấy trong đức tin. Người phụ nữ phải công khai nói những gì đã xảy ra với mình. Sau đó, và chỉ khi đó, Chúa Giêsu mới có thể nói bà: “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an và khỏi hẳn bệnh”. Không những bà được chữa bệnh, mà còn được cứu, vì bà vừa chuyển tình trạng sợ hãi và mê tín sang niềm tin đích thật, đó là niềm tin tuyệt đối vào Ngài là Đấng Ban Sự Sống.

Còn về con gái của ông trưởng hội đường Giaia, ông không còn gì để mất. Ông ta làm điều mà bất cứ ai trong trường hợp như ông cũng sẽ làm như vậy, đó là chạy đến với vị lương y đang đi ngang qua đó. Chúa Giêsu là phương sách cuối cùng, khi mọi người đã bỏ cuộc chống lại bệnh tật. Nhưng ông ta không chịu bỏ cuộc. Chúa Giêsu nói với ông ta: “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Ông ta chỉ xin một dấu hiệu ma thuật (đặt tay), nhưng Chúa Chúa Giêsu còn làm nhiều hơn nữa: Ngài cầm lấy tay cô bé đã chết và cho nó sống lại.

Sứ Điệp của Tin Mừng hôm nay gởi đến chúng ta ba bài học:

- Trước tiên, về việc chữa lành bệnh cho người phụ nữ, Tin Mừng cho chúng ta biết rằng có một đám rất đông đang chen lấn để được nhìn thấy Chúa Giêsu. Nhiều người đã chạm được vào Ngài, nhưng chỉ có một người được chữa lành. Trong Thánh Lễ, chúng ta đón nhận Mình Thánh Chúa Kitô, nhưng có lẽ chúng ta không biết mình cần được chữa lành đến mức nào. Điều quan trọng, không chỉ ở việc đón nhận Chúa Kitô, mà còn là đức tin của chúng ta đặt trong cử chỉ này.

- Thứ hai, nhờ đức tin của ông Giaia mà Chúa Giêsu đã làm cho con gái ông sống lại. Mỗi người chúng ta cần đến đức tin của người khác. Điều này cho chúng ta ý thức về sự liên đới của chúng ta. Nhiều lúc, khi cái chết đến gần, một số tín hữu sợ hãi và khó chấp nhận tin vào sự sống vĩnh cửu, vào Thiên Chúa của sự sống. Do đó, chúng ta phải dựa vào đức tin của những người khác, của những người thân cận với họ và dựa vào đức tin của Giáo Hội.

- Cuối cùng, trước những đau khổ của con người, Thiên Chúa không im lặng hoặc dửng dưng. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã sống và chia sẻ những đau khổ của con người. Hơn nữa, Ngài khơi lên trong chúng ta một niềm hy vọng lớn lao rằng đau khổ và cái chết không phải là cùng tận, như lời thánh Phaolô: “Cho dầu là sự chết hay sự sống,... hiện tại hay tương lai,... không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.” (Rm 8, 38-39) 

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!