Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
HÃY LIÊN KẾT VỚI THẦY VÀ YÊU THƯƠNG NHAU

  

Chúa Nhật thứ Sáu Mùa Phục Sinh Năm B - Ngày 6 Tháng 5, 2018

“Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy.

Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.”( Ga 15: 10)


 

Đâu là mục đích thật của một  tôn giáo? Đó có phải đó là những học hỏi về những tín điều, tín lý và tuân theo những nguyên tắc luân lý của đời sống không?  Đây là điều cần thiết, những nó không phải là mục đính chính, mà mục đính chính của một tôn giáo là giúp các tín đồ liên kết với Thiên Chúa, và còn hơn thế nữa là giúp các tín đồ hiểu rõ  hơn và nhận ra rằng họ đã có mối liên kết với Thiên Chúa rồi, nhưng vì một lý nào đó họ chưa nhận ra và chưa thật sự đáp trả lại mối tương quan này một cách trung thực mà thôi. Qua việc liên kết mật thiết này với Thiên Chúa, nó sẽ nẩy sinh trong lòng của chúng ta niềm ao ước muốn nới rộng sự liên đới của cái vòng tròn bạn bè, để chúng ta có thể học hỏi về những cách thức sống, yêu thương, và diễn tả đức tin khác nhau của mỗi cá nhân.  Thật ra thì mục đích rõ ràng của Thiên Chúa không phải là để xoá bỏ đi sự khác biệt, dị biệt của chúng ta, nhưng là để chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng tình yêu vô biên của Thiên Chúa được diễn tả và nẩy nỡ qua những sự khác biệt này. Điều này tóm gọn ơn gọi và sứ mệnh của chúng ta là người Công Giáo và là Kitô Hữu

Các bài đọc của tuần thứ Sáu mùa Phục Sinh chú trọng vào sự quan trọng của tình yêu và mời gọi chúng ta  bước vào điều cốt lõi và mầu nhiệm của Thiên Chúa. Bài đọc thứ nhất cho chúng ta biết được rằng Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta và trong tất cả những người chúng ta gặp gỡ trong đời sống.  Bản văn về tình yêu được Thánh Gioan nhắc tới trong thư Thứ Nhất của bài đọc thứ hai. Giáo Hội mời gọi chúng ta trầm tư và suy niệm bản văn “tình yêu” này mỗi ngày trong cuộc sống, “Vì tình yêu là Thiên Chúa; bất cứ ai yêu thương thì được sinh ra bởi Thiên Chúa và biết được Thiên Chúa.”  (1 Gioan 4:7) Điều tuyên bố này xác định cho chúng ta  biết rằng chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa mỗi khi chúng ta yêu Ngài; và chúng ta sẽ giới thiệu cho người khác về Thiên Chúa mỗi khi chúng ta yêu thương, giúp đỡ họ. Qua cách thức này mỗi người khi yêu thương thì tự động chúng ta tham dự vào cuộc sống của Thiên Chúa. Chúng ta được Chúa Giêsu nhắc nhở điều này trong bài Phúc Âm hôm nay rằng mệnh lệnh mới của Ngài cho mỗi người chúng ta là, “hãy yêu thương nhau,” và khi chúng ta thực hiện điều ấy là chúng ta chia sẻ niềm vui của Chúa Giêsu Kitô.

Trong bài Phúc Âm hôm nay Thánh Gioan đưa chúng ta trở về những giây phút của Bữa Tiệc Ly trước khi Chúa Giêsu bị bắt và bị đóng đinh. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng sự liên hệ của họ với Ngài rất có ý nghĩa và sẽ triển nở ra sao trong tương lai khi Ngài  lập lại: “Như Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu các con...Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy...” Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem câu nói “Như Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu các con” có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Câu nói này có thể được nói một cách khác: “Thầy yêu các con với trọn trái tim và tâm hồn của Thầy. Các con là một phần tử thiết yếu trong đời sống của Thầy, và là căn tính của Thầy.  Đời sống của Thầy sẽ không trọn vẹn khi không có các con.”  Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào, nếu Chúa Giêsu nhìn thẳng vào mắt của mỗi người chúng ta và nói những lời tâm huyết này? Chúng ta sẽ trả lời và đáp trả như thế nào với tâm tình của Chúa Giêsu dành cho mỗi người chúng ta đây?

Thứ đến, chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa của câu “Ở lại trong tình yêu của Thầy,” khi Chúa Giêsu nói điều này, Ngài muốn nhắn nhủ những gì với chúng ta? Chữ “ở lại” có thể được hiểu là ‘sống’, “thuộc về” hay “ở trong.” Điều này diễn tả lời mời gọi và ao ước của Chúa Giêsu rằng chúng ta trở về với tình yêu mà Ngài đã ban cho chúng ta. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” ám chỉ hai ý nghĩa đó là nhận cuộc sống từ Chúa Giêsu và ở lại trong tình yêu đó với Ngài. “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” là ước muốn của Chúa Giêsu rằng chúng ta duy trì mối liên hệ với Ngài và ý thức rằng Chúa Giêsu là nền tảng của cuộc đời chúng ta. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy liên kết với Ngài cùng một cách thức như Ngài liên kết với Thiên Chúa Cha. Hôm nay khi nghe và suy niệm lời Chúa trong bài Phúc Âm của thánh Gioan, mỗi người chúng ta sẽ hiểu và  xác quyết rằng với tình yêu của Thiên Chúa chúng ta nhận ra rõ rệt khả năng của chúng ta là để “yêu như Chúa yêu.”   Nói tóm lại là khi chúng ta càng yêu thương, thì chúng ta càng nhận biết được Thiên Chúa.

Khi nhìn vào những câu chuyện được Chúa Giêsu Kitô kể trong Phúc Âm, chúng ta thấy được  tình yêu của Thiên Chúa phản ảnh trong đó; thí dụ như câu chuyện người đàn bà ngoại tình, người Sa-ma-ri nhân hậu, đứa con hoang đàng,  sự chữa lành người cùi, người mù và người què quặt, v.v... Tất cả những câu chuyện này đều nói lên một điều là trong con mắt của Thiên Chúa mỗi người chúng ta được nâng niu và được yêu quý vô cùng.

Để tình yêu vô biên, vô tận của Thiên Chúa được triển nở nơi mỗi cá nhân, Chúa Giêsu đã và đang yêu cầu chúng ta chỉ có một điều duy nhất mà thôi, đó là: “Hãy yêu thương nhau.”  Điều yêu cầu “hãy ở lại trong Thầy… hãy yêu thương nhau” nghe thì rất dễ, nhưng rất khó để mà thực hành trong đời sống! Tại sao kỳ lạ vậy?  Thưa là vì trong xã hội ngày hôm nay con người ta dễ bị nhiễm căn bệnh ung thư “Tam Vô” của thời đại.  Đó là vô tâm, vô cảm và vô tình. Con vi khuẩn “tam vô” này luôn khuyến khích chúng ta hãy nghĩ đến “bản thân mình” nhiều  hơn là nghĩ đến “những người chung quanh.” Như thế thì chúng ta phải làm sao để khỏi bị nhiễm căn bệnh ung thư “tam vô” quái ác này đây!? Làm thế nào để chúng ta có thể trở nên “hữu tâm, hữu cảm và hữu tình” đây? Tạ ơn Chúa là trong đạo Công Giáo có những phương cách truyền thống có thể giúp chúng ta luôn hướng tầm nhìn về Chúa Giêsu Kitô cho dù chúng ta có quá bận rộn với cuộc sống của mình.  Đó là cầu nguyện với những lời rất đơn giản có thể làm cả ngày trong khi đi bộ, đi chợ mùa hàng, đổ xăng xe, chờ đợi nơi văn phòng bác sĩ, nha sĩ, v.v…. Những lời cầu nguyện ngắn này chúng ta có thể tự đặt ra thí dụ như:

  • Chúa ơi, xin giúp con kềm chế cơn nóng dận của con ngày hôm nay

  • Chúa Giêsu ơi, xin giúp con từ từ bỏ đi cái tính “gia trưởng” của con, ngõ hầu con có thể sống tâm tình cảm thông với những người thân yêu trong gia đình vợ chồng, con cái của con.

  • Giêsu, Ma-ri-a, Giuse xin cứu giúp con,

  • hoặc một vài câu nói của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay: “Như Chúa Cha yêu Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu an hem như vậy;… Hãy ở lại trong Thầy… Hãy yêu thương nhau…”  

Nếu chúng ta cứ tiếp tục áp dụng phương cách này như một thói quen, thì từ từ nó sẽ giúp chúng mình vượt qua những sự cám dỗ của cái “tôi ích kỷ” và những giây phút khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống.  Thói quen này cũng giúp chúng ta nhận thức được rằng “ở lại trong Thầy Giêsu và yêu thương nhau” thật sự không có khó khăn, khó thực hành như chúng ta đã nghĩ đâu.

Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Văn



 

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!