Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Bài Viết Của
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
Lễ Thánh Gia & đại dịch Cô-vít 19
Suy tư về đại dịch Coronnavirus
Hai loại mù: Mù thể lý và mù tâm linh
Thiên Chúa và con người - Hai lối nhìn
Mở lòng cho hài nhi Giêsu giống như Mẹ Maria và thánh Giuse
“Chúa nhật hồng” và những căn bịnh tâm linh cân được chữa lành
Ba lần Thiên Chúa đến với con người
Câu hỏi của “sự sống và cái chết”
Hiệp Nhất Trong Tình Yêu - "Để chúng được hoàn toàn nên một"
Chính Chúa đó
Thịt và Máu Thánh - Rửa chân - Yêu Đến Cùng (Tâm tình sống ngày thứ Năm Tuần Thánh)
Con vi khuẩn “vô cảm” đã hoạt đồng từ thời Chúa Giêsu nơi các thầy Tư Tế và người Biệt Phái
Mùa Chay: sống tâm tình “xé lòng” hay chỉ là “xé áo”!?
Thấy rõ và hiểu rõ cho chính mình trước đã.
“Bản ngã - cái tôi” và “Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến- The disciple whom Jesus loved.” (Gioan 20:2)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài số ba)
TÔI CÓ NGHE, THẤY VÀ CẢM NHẬN GIỐNG CHÚA CHA, MẸ MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN KHÔNG? (bài 2)
Tôi có nghe, thấy và cảm nhận giống Chúa Cha, Mẹ Maria và Chúa Thánh Thần không?
Mùa Vọng: Nước Thiên Chúa đã đến trong trái tim và tâm trí của con người, tuy nhiên Nước đó vẫn chưa đến được trọn vẹn.
Điều nào ở trên: Thiên Chúa, tha nhân hay tôi?
Cái đụng chạm kỳ diệu và tuyệt vời
“Thấy Chúa, Gặp Chúa, Biết Chúa, Hiểu Chúa và Yêu Chúa” - Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - Sự khiêm nhu của Mẹ Maria trong đời sống gia đình.
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa - Ba cách rước lễ không đúng của người Công Giáo
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi – Ước mơ của Thiên Chúa cho tôi trở thành một thành viện trong gia đình của Ngài.
Chúa Thánh Thần đang ở đâu: Ở trong hay ở ngoài tâm hồn tôi?
Giao điểm giữa “trời và đất” và “Loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”.
Hãy liên kết với Thầy và yêu thương nhau
Phục Sinh: Món qùa Hy Vọng từ Thiên Chúa.
PHỤC SINH: MÓN QÙA HY VỌNG TỪ THIÊN CHÚA.

 

Chúng ta đang sống trong mùa Phục Sinh của lịch Giáo Hội.  Một điều thú vị của mùa Phục Sinh là sự việc đó đã xẩy ra hơn hai ngàn năm trước, nhưng chúng ta không ăn mừng “Phục Sinh” như là một biến cố lịch sử. Mà trái lại chúng ta hân hoan tuyên bố “Chúa sống lại” chứ không  nói “Chúa đã sống lại.” Khi chúng ta tuyên bố như vậy, thì chúng ta xác quyết và tuyên bố một tin vui trọng đại đó là Chúa Giêsu Kitô vẫn tiếp cứu rỗi mỗi người chúng ta mỗi ngày, và thực hiện lời Ngài đã hứa “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mát-thêu 28:20)  Một điều vui mừng hơn nữa là mỗi ngày trong đời sống của người tín hữu Công Giáo, chúng ta vui mừng chờ đợi Chúa Giêsu lại đến một lần nữa trong vinh quang và mang chúng ta lên nước Thiên Đàng với Ngài. “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó."  (Gioan 14: 3) Do đó mùa Phục Sinh là mùa của cả ba thời kỳ: quá khứ, hiện tại và tương lai.

Mùa Phục Sinh mang đến nhiều cảm xúc, vui mừng, hân hoan, hy vọng, v.v… nhưng có lẽ “Hy Vọng” là điều mà có thể diễn đạt được hết những cảm xúc của các bà theo Chúa, các Thánh Tông Đồ ngày xưa và ngay cả của mỗi người Kitô hữu ngày hôm nay nữa. Như thế mùa Phục Sinh là món qùa của “Hy Vọng”  mà Thiên Chúa ban để giúp chúng ta hướng đến tương lai; như Thánh Phêrô đã nói: “…Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động,..” (1 Peter 1:3)  Là người Công Giáo chúng ta xác quyết rằng mỗi Thánh Lễ là một dịp để chúng ta vui mừng và “nhận lãnh niềm hy vọng sống động” này.  Trong bài viết này, người viết muốn chia sẻ với mọi người về món quà “hy vọng” này và bằng cách nào chúng ta có thể mở lòng để đón nhận nó trong cuộc sống.

Hãy hình dung và tưởng tượng là mỗi người chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu bị rơi vào một tình huống không có lối thoát, không có một chút tia hy vọng nào!!   Chắc chắn là chúng ta sẽ thấy như tất cả mọi niềm vui, và hy vọng đều tan biến hết. Chúng ta cảm thấy như đang bị giam cầm, bị xiềng xích vào một con đường cụt trước mặt không có lối thoát.  Việc này sẽ làm cho chúng ta rụt rè lo sợ không dám tiến bước về phía trước. Nếu để ý chúng ta thấy được những tình huống “mất hy vọng, sợ hãi hoang mang” này trong Phúc Âm khi Chúa Giêsu bị bắt và bị giết chết, qua chị Maria Mát-đê-la, qua các Thánh Tông Đồ, qua hai môn đệ thất vọng trở về quê nhà trên đường Em-mau.  Trong hai mộn đệ này có một người tên là “Lê-ô-bát”, còn người môn kia tên là gì không ai biết. Việc không nêu tên người môn đệ thứ hai là có chủ đích. Vì người môn đệ thứ hai đó chính là mỗi người chúng ta. Vi thế mà thánh sử Luca không nói đến tên người môn đệ này. Thánh Luca muốn chính mỗi người chúng ta điền tên của mình vào chỗ của người môn đệ không tên này.  Trong cuộc sống có những lúc chúng ta cũng thất vọng, chán nản, bỏ cuộc và muốn rút lui giống như hai môn đệ trên đường Em-Mau đó sao???

Nào  bây giờ chúng ta hãy hình dung và  tưởng tượng là mình đang ở trong một trường hợp trái ngược với tình huống “mất hy vọng” vừa được trình bầy ở trên.  Ở trong những trường hợp có đầy hy vọng con tim của chúng ta sẽ reo vui. Chúng ta sẽ nhoẻn miệng cười chờ đón một tương lai tươi sáng trước mặt.  Chúng ta sẽ không có cảm giác sợ hãi và sẽ sẵn sàng nhìn lại những gì xẩy ra trong quá khứ để học hỏi và rút ra một bài học nào đó để tiến bước vào con đường tương lai trước mặt.  Khi chúng ta có niềm hy vọng trong lòng, chúng ta sẽ dễ nhận ra những sự thuận lợi và cả những điều không may đã xẩy ra trong quá khứ là cách thức mà Thiên Chúa dùng để biến đổi con người chúng ta.  Quan trọng hơn nữa là chúng ta dễ dàng nhận ra sự hiện diên, đồng hành của Thiên Chúa. Ngài luôn bồng bế chúng ta ra khỏi những lúc khó khăn đen tối của cuộc sống giống như trong câu chuyện “Dấu chân –The Foot Print” mà hầu như ai trong chúng ta cũng biết đến.

Mùa Phục Sinh cũng là mùa mà thần dữ ma quỉ phải ra sức làm việc nhiều nhất trong năm. Vì sao?  Thưa là vì chúng luôn mong muốn chúng ta ở lại và chỉ luẩn quẩn trong những điều tiêu cực xẩy ra trong qúa khứ mà thôi;  Vì ma quỉ luôn ao ước rằng chúng ta sẽ quên đi tình yêu và lời hứa của Chúa Giêsu khi Ngài nói trong bữa tiệc ly “Anh em đừng xao xuyến! …Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó."  (Gioan 14:1-3) Trước  khi thăng thiên về với Chúa Cha, Chúa Giêsu lại nhắc lại lời hứa này: “ “Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mát-thêu 28:20). Đây thật sự là một niềm an ủi lớn lao cho những ai theo Thầy Giêsu.

Trong câu chuyện bỏ về quê “Em-mau” Chúa Giêsu không chỉ giảng dậy cho hai môn đệ về Phúc Âm, nhưng Ngài còn mang lại niềm hy vọng cho họ; bằng cách là chữa lành những suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí của họ.  Chúa Giêsu giúp họ nhìn về quá khứ với đôi mắt của chính Ngài. Chúa Giêsu chỉ cho họ biết được là Thiên Chúa đã cẩn thận và kiên nhẫn như thế nào để mang họ đến giây phút hiện tại mà họ đang gặp phải. Ngài chỉ cho họ biết là niềm hy vọng của họ vào một người mang tên “Giêsu” không hoàn toàn sụp đổ sau những biến cố vừa xẩy ra ở Giê-ru-sa-lem  trong những ngày qua. Qua việc này Chúa Giêsu đã mở cho họ nhìn thấy niềm hy vọng cho một tương lại trước mặt. Điều này có giống như những trường hợp của mỗi người chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống hay không? Trong những lúc gặp sóng gió của cuộc sống, những biến cố, tai nạn, đau yếu, bệnh tật v.v… nếu chúng ta biết đặt mình vào câu chuyện Em-Mau thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra rằng Chúa GIêsu đang đồng hành với chúng ta trong những giây phút khó khăn đó.  Có thể Thiên Chúa sẽ không lấy đi mất hoặc làm giảm đi những tình huống khó khăn về vật chất, về thể lý, v.v… Nhưng một điều chắc chắn là Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta sự bình an và trầm lắng trong lòng để chúng ta có đủ sáng suốt ngõ hầu có thể đượng đầu, đối phó với những tình huống đang gặp phải. Có sự bình an của Chúa Phục Sinh trong lòng là một món quà quý và là điều tốt nhất mà Thiên Chúa biết chúng ta cần và đã ban cho chúng ta trong những giây phút đó.

Mỗi một ngày của năm mươi ngày trong mùa Phục Sinh là một cơ hội để chúng ta mở lòng cho ơn Chúa Thánh Thần, ngõ hầu mỗi người chúng ta có một cái nhìn mới hơn, sâu đậm hơn trong muối quan hệ với Thiên Chúa và tha nhân.   Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng mùa Phục Sinh khẳng định cho chúng ta một thông điệp rằng: Chúa Giêsu Kitô không chỉ chết trên cây Thánh Giá, sống lại và trở về Thiên Đàng. Nhưng còn hơn thế nữa, Ngài đã chiến thắng sự chết, tội lỗi  và đặc biệt là hằng hiện diện với mỗi người chúng ta. Ngài hiện ra với các Thánh Tông Đồ, với Thánh Phê-rô, Gioan, Tô-ma, chị Ma-ri-a Mát-đê-la, với hai môn đệ trên đường Em-Mau. Với đức tin, điều này cho chúng ta biết chắc rằng Ngài vẫn luôn ở với chúng ta trong đời sống mỗi ngày, để ban cho chúng ta niềm hy vọng  vào tương lai trong những lúc mưa nắng trong đời sống của kiếp con người. Cái khó và thách đố là chúng ta có bỏ ra một vài phút thinh lặng mỗi ngày để nhận ra sự hiện diện và đồng hành của Thiên Chúa không! hay chúng ta vẫn cứ mãi miết quay cuồng với những bận rộn, xáo động của đời sống?? Thường thì chúng ta hay quên mất điều quan trọng này khi bối rối.   Trong mùa Phục Sinh đầu tiên vào năm 2013, sau khi đã được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói “Khi tưởng nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm cho tôi trong qúa khứ đã giúp tôi mở rộng trái tim của mình ra để nhìn thấy niềm hy vọng vào tương lai.”  Trong mùa Phục Sinh Giáo Hội mời gọi người tín hữu hãy nhìn lại quá khứ như lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói; ngõ hầu chúng ta có thể nhận ra bàn tay của Thiên Chúa luôn yêu thương ôm ấp, dẫn đưa mỗi người chúng ta như thế nào trong đời sống.   Càng bỏ nhiều thời giờ ra để nhìn lại và “suy gẫm trong lòng”  như Mẹ Maria thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để nhận ra rằng một Chúa Kitô Phục Sinh đang sống động làm bạn đường đồng hành với từng người chúng ta; nhờ đó chúng ta vững niềm tin và hy vọng cho cuộc sống tương lai, vì nó được cưu mang trong lòng bàn  tay của Thiên Chúa. Nhưng làm cách nào để có thể “suy gẫm trong lòng” như Đức Mẹ đây? Cách tốt nhất là hãy đọc Kinh Thánh và bỏ giờ ra để thinh lặng, suy niệm những gì đã đọc, nghe các băng suy niệm lời Chúa mỗi ngày, tham dự tĩnh tâm mỗi năm, làm thành viên của các hội đoàn tiến hành như: hội dòng Ba Đa Minh, Cu-xi-lô (Cursillo),  linh thao, Đồng Hành CLC (Christian Life Community) sống theo tinh thần linh đạo Thánh I-Nhã v.v…  Một điều hết sức quan trọng là khi tham gia trong các hội đoàn này chúng ta hãy chú ý đặc biệt để hiểu thật cặn kẽ và tham dự với một trái tim rộng mở những sinh hoạt có chiều sâu nội tâm chứ không chỉ chú ý đến những gì có tính cách phô trương bề ngoài.

Với tâm tình này, chúng ta hãy mở rộng “trí, tâm, thân” để cho Chúa Giêsu thật sự đến với chúng ta trong mùa Phục Sinh năm nay.  Chúa Giêsu Kitô sẽ cho chúng ta thấy được tương lai của chúng ta cũng sẽ “sáng láng” như sự Phục Sinh của Ngài. Hãy mở lòng cho Chúa Giêsu một cơ hội, để Ngài  giúp mỗi người chúng ta có nghị lực để đối đầu với bất cứ những thử thách nào trong cuộc sống. Hãy tin chắc rằng Chúa Giêsu Kitô, luôn luôn ở gần bên và đồng hành với chúng ta trong mỗi bước đi trên đường đời như Ngài đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Em-Mau ngày xưa.

Mùa Phục Sinh, 2018

Phó tế Giuse Nguyễn Xuân Văn

Tác giả: Phó tế Giuse Ng Xuân Văn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!