Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Huệ Minh
Bài Viết Của
Huệ Minh
ĐẠO DIỄN “BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG” VÀ ...
NHỎ BÉ THÔI! NHỎ BÉ THÔI!
NGHE VÀ LỜ !
ĂN CHAY TRỌN NGHĨA
HÃY ĐỂ CHO LỜI CHÚA SINH HOA KẾT QUẢ
XIN CHO CON MÃI MÃI LÀ VAI PHỤ
NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN
ĐỪNG THƯƠNG MẠI HÓA
CÁCH NHÌN VÀ CHỌN LỰA CỦA THIÊN CHÚA
LOAN BÁO TIN MỪNG NHƯ CHA THÁNH ĐAMINH
ĐỪNG NẢN VỚI KHUYẾT ĐIỂM, HÃY ĐỨNG DẬY NHƯ GIACÔBÊ
BÀI HỌC SUỐT ĐỜI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
ĐỪNG TỰ MÃN ĐỂ SÁM HỐI
DỨT KHOÁT
HÃY KIÊN VỮNG NHƯ HAI VỊ TÔNG ĐỒ
NGÀI LỚN LÊN CÒN TÔI NHỎ LẠI (LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
ĐỪNG PHÔ TRƯƠNG & GIẢ TẠO
NIỀM VUI THĂM VIẾNG
ĐÓN TIẾP CHÚA QUA THA NHÂN
HÃY LÀ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH
ĐỪNG XÔI THỊT VỚI CHÚA NỮA
GẶP CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
YÊU NHU THẦY ĐÃ YÊU
VÀO THÀNH ĐỂ HOÀN TẤT ƠN GỌI ĐỜI MÌNH (Chúa Nhật Lễ Lá - KÍNH NHỚ CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA)
CHẦU THÁNH THỂ THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2019
ĐỨNG DẬY VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
THÁNH GIUSE, BẠN THANH KHIẾT ĐỨC MARIA
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
ĐỪNG ĐẠP ĐỔ NGƯỜI KHÁC
THẦY LÀ AI ?
TRAO VÀO TAY CHÚA CÔNG VIỆC CỦA MÌNH
LOẠI BỎ THÁI ĐỘ KHINH THƯỜNG
NHẬN RA GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI KHÁC
NGƯỜI HÙNG PHAOLÔ
NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA
ĐỪNG DÙNG QUYỀN LỰC MÀ THỐNG TRỊ
HÃY TỎA CHIẾU ĐỜI MÌNH
ĐÓN NHẬN ĐAU KHỔ
LỜI MỜI GỌI SÁM HỐI CỦA GIOAN
GIÊSU – VUA TÌNH YÊU
TRỞ VỀ VỚI CHAY TỊNH

Thứ Tư Lễ Tro

Ge 2:12-18; 2 Cr 5:20-6; Tv 51:3-4,5-6,12-13,14,17; Mt 6:1-6,16-18 

Thứ Tư Lễ Tro khai mạc mùa chay thánh. Thời gian mùa chay kéo dài 40 ngày. Trong suốt mùa chay, Giáo Hội kêu mời tất cả con cái mình biểu lộ lòng thống hối ăn năn tội lỗi.

Phụng vụ Lễ Tro hôm nay, Giáo hội cử hành lễ nghi làm phép tro và xức tro. Với Thứ Tư Lễ Tro, Giáo hội bắt đầu Mùa Chay. Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết (St 3,18.27; Giob 34,1).Tất cả chúng ta đều mang thân phận bụi tro. Vì thế, mỗi người chúng ta lần lượt tiến lên nhận tro trên đầu.

Việc nhận tro nhắc nhở chúng ta hãy nhớ đến thân phận mình là tro bụi sẽ trở về với bụi tro, như sách Sáng Thế đã nói: “Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro. Một mai người sẽ trở về bụi tro”.

Việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và hậu quả là con người xa Thiên Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Con người sẽ phải chết như là một hậu quả của tội lỗi. 

Tin Mừng Lễ Tro hôm nay, Giáo Hội kêu gọi chúng ta thực hành ba việc để tỏ lòng thống hối, đó là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh.

Chúa Giêsu dạy chúng ta cách “sám hối” chân thành, có nghĩa là “sám hối” cách kín đáo. Như vậy, Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật là như vậy, Người dạy chúng ta cách bố thí , cầu nguyện, ăn chay một cách “kín đáo” hầu để được chính Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta.

Sám hối cho chúng ta một tâm tình “biết ơn “ và phó thác vào Thiên Chúa là Cha nhân từ. Ba cách thế đưa chúng ta đến một sự sám hối chân thành, hầu kết hiệp được với Thiên Chúa.

Cầu nguyện, ăn chay, bố thí là ba hình thức mà tín đồ nhiệt tâm, đạo đức của các tôn giáo thường làm. Đó là những việc thiện mà con người càng thành kính thi hành bao nhiêu thì càng đạt đến sự trưởng thành nhân bản bấy nhiêu. Tuy nhiên, những việc thiện tốt lành ấy lại bị con người lạm dụng cách không thương tiếc và nhiều khi lại gây ra nhưng hậu quả khó lường.

Quả thế, trong ba việc thiện ấy thì cầu nguyện là việc dễ làm nhất. Ai cũng có thể cầu nguyện, cầu nguyện thường xuyên và nhiều lần, nhưng có mấy ai biết cầu nguyện đúng cách. Và đúng như từ ngữ người ta thường dùng ‘cầu xin’ – Người ta đồng hóa việc cầu nguyện với việc ‘cầu cạnh, xin xỏ’ – vô hình chung người ta  biến Thiên Chúa thành một ‘vị thần đèn’ để xin cái này cái kia,  mà không biết rằng cầu nguyện chính là thiết lập mối tương giao thân thân mật với Thiên Chúa là cha yêu thương vô cùng, và điều quan trọng là tìm kiếm và thi hành ý Cha. Chính vì tương quan thân mật và rất riêng tư ấy mà Đức Giê-su dạy: Khi cầu nguyện “hãy vào phòng đóng cửa lại, cầu nguyện với Đấng hiện diện ở nơi kín đáo…” (x.c.6 )

Có những người tham gia những giờ cầu nguyện chỉ là để phô trương cho người ta thấy, biết mình đạo đức; cũng có những người tham gia cầu nguyện như một hình thức để tụ tập giao lưu, và lắm khi những cuộc gặp gỡ như thế lại phát sinh những  vấn đề tiêu cực như nói hành, nói xấu, bình phẩm không tốt về người khác; cũng có những nơi thì việc đọc kinh cầu nguyện trong khu xóm  là dịp để các ông lai rai nhậu nhẹt … Đó là những điểm tiêu cực tồn đọng mà mỗi Ki-tô hữu chúng ta cần xét lại để hoán cải  và canh tân như lời cảnh tỉnh và mời gọi  của Đức Giê-su trong Tin mừng hôm nay, đồng thời sống tinh thần cầu nguyện đích thực như Người dạy hầu trở nên con thảo của Cha trên trời.

Thứ đến là ăn chay. Chay tịnh là một việc đạo đức tốt lành giúp con người kềm hãm xác thịt, làm chủ bản thân. Đối với người Ki-tô hữu ngày nay, luật Hội Thánh chỉ buộc một năm ăn chay hai ngày đầu và cuối mùa chay: thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh – ngày Đức Giê-su chịu chết.

Tuy thế, ngày nay, trong cuộc sống luôn gia tăng các nhu cầu hưởng thụ thì đối với không ít người, việc chay tịnh là rất khó khăn. Và ở nhiều nơi, nhiều người còn giữ tục lệ ‘ba béo’ – trước thư tư lễ tro và ‘năm béo’ trước thứ sáu tuần thánh, nghĩa là người ta sẽ ăn ngon, ăn thỏa thuê trước ngày ăn chay - người ta tìm cách ăn bù trước hoặc sau ngày chay. Lại có những người giữ luật kiêng thịt bằng cách ăn hải sản đắt tiền.

Vì vậy để trở về với Tin mừng, Giáo hội luôn mời gọi con cái mình giữ chay tịnh bằng cả tinh thần; sự chay tịnh phải hết sức tự nguyện và được thực hiện trong vui tươi; không những chay tịnh bằng việc kiêng ăn uống mà còn phải chay tịnh trong cả cách nghĩ, cách nói và thực hiện những nghĩa cử yêu thương; ăn chay không phải là để dành tiền để bữa khác ăn bù, nhưng là để chia sẻ với những người nghèo đói và kém may mắn hơn mình.

Về việc bố thí. Trong một xã hội thực dụng ‘hòn đất ném đi, hòn chì ném lại’ hoặc ‘thả con tép, bắt con tôm’ thì việc bố thí, chia cơm sẻ áo cho tha nhân lại càng hiếm hoi. Hoặc người ta bố thí theo hình thức ‘khua chiêng đánh trống’ để tìm danh lợi, lấy tiếng khen.

Cũng có khi người ta bố thí chỉ là để thải ra những đồ thừa, hết hạn sử dụng, không thể sử dụng hoặc đem lại lợi nhuận cho họ - những việc bố thí như thế thường hạ thấp hơn là nâng cao nhân phẩm con người. Lại có những hình thức làm việc từ thiện để che lấp tội ác của mình như buôn thuốc phiện, buôn lậu, buôn người….

Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta đề phòng thứ đạo đức vụ hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi cho bản thân, cho tha nhân và đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện chúng được thực hiện với ý ngay lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với ý hướng này, vì đó là lẽ sống, là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh phục vụ của chúng ta.

Chúa Giêsu dạy “khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm để việc bố thí được kín đáo” cho thấy Thiên Chúa muốn việc từ thiện, tương thân tương ái phải phát xuất từ trái tim chân thành biết yêu thương, rung cảm trước sự bất hạnh, nỗi đau của tha nhân. Vì vậy việc bố thí là để phục vụ, nâng cao nhân phẩm con người, giúp con người sống tốt hơn, hạnh phúc hơn chứ không thể trở thành hình thức khỏa lấp lương tâm hay mưu tìm danh lợi cho mình.

Xin Chúa giúp chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa và thành tâm quay trở về với Chúa qua việc thống hối, ăn năn trong mùa Chay Thánh. Xin cho chúng ta biết tuân giữ và thi hành những điều Chúa chỉ dạy, hầu cho chúng ta được hưởng nhờ ơn Cứu Chuộc đời đời. Xin cho chúng tan giữ đức bác ái với tha nhân, dẹp bỏ lòng hận thù, xa tránh những đam mê dục tình và các chước cám dỗ thường phơi bày trong cuộc sống chúng ta.

Tác giả: Huệ Minh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!